Videos Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 25August18 Evening4

 

 

(tri ân đạo hữu Lê Lan đã gửi bản đánh máy, bản này có thể còn thiếu 1 số phần Pali và chưa kiểm duyệt chính tả kỹ, quý vị có thể tham khảo kết hợp với nghe Pháp trong videos, không dùng tài liệu này để in ấn)

Nhà vua Bimbisara nghe như vậy nhưng vẫn muốn hoàng hậu giữ lại thai nhi để cho thai nhi được sinh ra đời, lớn lên. Và sau khi hoàng tử Ajatasattu được sinh ra, lớn lên khoảng chừng 16, 17 tuổi. Vì quan hệ với những người bạn không tốt cho nên đã có âm mưu giết cha đoạt ngồi. Một ngày nọ, hoàng tử Ajatasattu đã đi vào phòng của nhà vua Bimbisara cha của mình với đao kiếm, có ý muốn giết cha của mình để đoạt ngôi, nhưng trước khi giết được cha của mình thì những người lính cận vệ ở trong hoàng cung đã bắt được hoàng tử và đưa đến tâu với nhà vua Bimbisara.

Khi được hỏi rằng vì sao con muốn giết ta thì hoàng tử Ajatasattu mới trả lời rằng bởi vì con muốn làm vua cho nên con phải giết cha. Thì khi nhà vua Bimbisara nghe như vậy, nhà vua mới trao lại ngôi vua cho con mình. Mặc dù một người con muốn giết mình để đoạt ngôi vua nhưng trong thâm tâm của vua Bimbisara đã không có một hận thù hay là hờn giận gì cả mà còn trao lại ngôi vua của mình cho con, thì đó là tình thương của người cha đối với con của mình. Nhưng đối với hoàng tử Ajatasattu thì có những suy nghĩ khác bởi vì khi sinh ra, lớn lên và chơi với những người bạn không tốt cho nên mới có những ý nghĩ sai quấy như vậy đến nỗi muốn giết cha của mình để đoạt ngôi vua.

Và cái nơi mà nhà vua Bimbisara sau này bị hoàng tử nhốt vào trong lao ngục và đã bị sát hại ở trong đó thì nơi đó hiện tại bên Ấn Độ vẫn còn và được chính phủ Ấn Độ làm nơi di tích để cho mọi người đặc biệt là các Phật tử đến để tham quan, chiêm bái về lịch sử liên quan đến Phật giáo. Và một số Phật tử Việt Nam cũng đã có duyên qua Ấn Độ chiêm bái và đã từng đến tham quan nơi này. Và mặc dù được vua Bimbisara trao ngôi vua nhưng hoàng tử Ajatasattu vẫn còn nghi ngờ và nghĩ rằng bao giờ cha của ta còn sống thì ngôi vua của ta sẽ vẫn còn có nguy cơ.

Cho nên vì ý nghĩ đó, hoàng tử Ajatasattu đã giết cha của mình. Và từ khi hoàng tử Ajatasattu giết cha của mình, mỗi đêm hoàng tử  đều ngủ không ngon giấc, cảm thấy rất là đau khổ, lo lắng. Và những người ở trong quốc độ thời bấy giờ cũng bàn tán truyền miệng với nhau rằng Ajatasattu là một người giết cha để đoạt ngôi vua cho nên chính vì bất thiện nghiệp sát hại cha của mình mà những hoạ xấu, kết quả xấu đã khiến cho hoàng tử khi này đã là vua, khiến cho vua Ajatasattu đã sống không yên, ăn không yên, ngủ không yên và đã mang những tai tiếng rất là xấu ở trong quốc độ của mình. Thì ở đây bất thiện nghiệp gọi là phi pháp còn thiện nghiệp gọi là pháp. Thì giữ pháp và phi pháp là một sự cách biệt rất là lớn như trời với đất. Cho nên một người thực hành những điều phi pháp thì sẽ có những quả báo bất lợi cho chính mình như trường hợp của vua Ajatasattu chẳng hạn. Vì mang tội giết cha cho nên đã chịu những quả báo rất là khủng khiếp.

Sau đời sống đó thì vua Ajatasattu đã đoạ vào cảnh giới địa ngục. Và đối với sự thực hành pháp như là những thiện nghiệp thì sẽ dẫn đến kết quả tốt đẹp như sinh ở cõi người, sinh vào cảnh giới chư thiên và khi sinh vào cảnh giới loài người thì làm hoàng tử, làm vua, làm công chúa có những địa vị cao sang, có sức khoẻ tốt và những thuận lợi trong cuộc sống. Tâm từ gọi là pháp còn tâm sân gọi là phi pháp. Đối với cái tâm này, tâm từ và tâm sân, là hai cái tâm khác biệt nhau rất là nhiều. Đối với tâm từ mang lại cái sự an lạc, mát mẻ còn tâm sân mang lại nóng nảy, khó chịu.

Ở trong Kinh, có một câu chuyện, về một người Phật tử tên là (Pali, 13:48), cô này là một Phật tử rất là chính hạnh, có đức tin nơi Tam Bảo nhưng chồng cô ta là một người có tà kiến nhưng mà vì muốn chồng có mình có được niềm vui cho nên đã mời một cô con gái khác tới để phục vụ chồng mình. Còn riêng cô (Pali, 14:17) đã thọ trì Bát quan trai giới, ngày hôm đó đã chuẩn bị những đồ ăn, thức uống cũng như vật dụng để bố thí cúng dường. Thì với chồng của cô (Pali, 14:36) là người không có đức tin nơi Tam Bảo, là một người có tà kiến cho nên là nhìn thấy cô như vậy thì rất là bực mình. Và khi thấy bực mình như vậy thì cái cô mà được nàng (Pali, 15:00) mời tới để phục vụ chồng mình cảm thấy rất là bực mình khi nhìn thấy (Pali, 15:10) đã mời đến đây để phục vụ chồng của cô trong lúc cô đang vui vẻ làm những công việc từ thiện. Thì suy nghĩ như vậy cho nên cô con gái đó cảm cảm thấy rất là bực mình, sân hận và đã đi xuống tầng lầu, dùng nước dầu đang sôi sục rưới lên đầu của nàng (Pali, 15:53).

Vì là một người có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo biết thực hành phát triển tâm từ cho nên đã khởi lên một tâm từ, tình thương đối với cô con gái kia cũng như với những người hầu hạ của mình rằng là đừng có bực mình, sân hận đối với cô con gái đó. Thì vì tâm từ bao la rộng lớn tạo ra sự mát mẻ cho nên dù dầu đang nóng rưới lên ở trên đầu của nàng (Pali, 16:38) nhưng nàng ta không cảm thấy nóng mà cảm thấy như nước lạnh từ trên đầu chảy xuống. Thì đó là câu chuyện có thật được ghi lại trong Kinh, đã nói về sự mát mẻ của một người tu tập tâm từ như thế nào và sự nóng nảy, khó chịu đối với một người có tâm sân như thế nào.

 

BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app