Videos Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 27August18 Am2

 

 

(tri ân đạo hữu Lê Thúy đã gửi bản đánh máy, bản này có thể còn thiếu 1 số phần Pali và chưa kiểm duyệt chính tả kỹ, quý vị có thể tham khảo kết hợp với nghe Pháp trong videos, không dùng tài liệu này để in ấn)

Mỗi ngày ông nhớ về việc ông chém đầu các phạm nhân cho nên ông không thể nào có thể an trú tâm của mình để nghe Ngài Sariputta thuyết pháp và khi đó thì Ngài Sariputta biết được tâm của vị cư sĩ này và đã hỏi vị cư sĩ trong những tội mà gia chủ phạm phải thì gia chủ không có phạm những cực trọng nghiệp như là giết cha, giết mẹ, những bậc thánh arahan, làm Đức Phật rỉ máu, chia rẽ Tăng và có tà kiến cố định. Gia chủ chém đầu người ta là bởi vì gia chủ làm theo mệnh lệnh của Nhà Vua cho nên trong trường hợp này Gia chủ không có phải là người trực tiếp phạm tội. Khi ông Cư sĩ nghe Ngài Sariputta nói như vậy và Ngài Sariputta đã truyền ngũ giới cho vị Cư sĩ này và khi đó vị Cư sĩ có được sự ổn định của tâm và có thể nghe pháp của Ngài Sariputta, hiểu được những gì Ngài Sariputta thuyết pháp. Đối với một Cư sĩ như tất cả các hành giả mỗi lần có lễ cúng dường hay là trong khóa thiền như thế này, trước khi bắt đầu buổi lễ hay bắt đầu thời khóa thiền tất cả đều cin thọ trì Tam quy và Ngũ giới, để làm gì?, để cho tâm của mình có được sự an trú. Đối với những hành giả nào đã lỡ phạm một trong những Ngũ giới hay Bát quan trai giới thì có thể làm trong sạch trở lại. Và những hành giả nào không phạm giới nào thì giới sẽ được trụ cố ở trong tâm của mình, và nhờ vậy cho nên khi nghĩ về giới của mình thì tâm cảm thấy an lạc, hoan hỷ và an trú khi hành giả thực hành thiền định và thiền tuệ. Đó là cách để cho một cư sĩ thanh tịnh giới của mình trở lại và củng cố giới trong tâm của mình. Còn đối với giới của hàng xuất gia thì nhiều hơn và được phân chia thành nhiều loại trong đó có những giới khi đã phạm rồi thì không còn là tỳ kheo nữa có nghĩa là chưa trì thực được mà phải hoàn tục thì có 4 giới như vậy: không có giết người, giới không hành dâm, giới không trộm cắp và giới không khoe các pháp của bậc cao nhân (đó là các tầng thiền sắc giới, vô sắc giới và các tầng thánh đạo, thánh quả, không nói với người khác mình có đắc, có chứng) đó là 4 giới một vị tỳ kheo phạm phải thì không còn là một vị tỳ kheo nữa, dù không hoàn tục vẫn còn bát y nhưng thực ra vị đó không còn là một vị tỳ kheo nữa mà chỉ là một vị tỳ kheo giả mà thôi. Ngoài ra có 13 giới của một vị tỳ kheo mà khi phạm một trong 13 giới này thì phải chữa trị hay làm trong sạch trở lại bằng cách mời tối thiểu 20 vị tỳ kheo khác đến để làm các nghi thức sám hối, bình chú, cấm phòng, phục chức thì khi đó giới của tỳ kheo đó mới được trong sạch trở lại. Có nhiều giới khác nhẹ hơn bằng cách để thanh tịnh các giới đó lại thì phải sám hối, xả bỏ các vật dụng liên quan đến giới đó và phải sám hối với một vị tỳ kheo khác hay là sám hối với một vị Chư tăng thì khi đó giới của vị tỳ kheo đó mới thanh tịnh trở lại. Khi giới của mình được thanh tịnh, mỗi lần nghĩ về giới của mình và biết rằng giới của mình được thanh tịnh trong sạch thì tâm sẽ được an trú, có được sự sáng suốt, không có bị vọng động, hối hận, trạo cử thì đó là tầm quan trọng của giới trong cuộc sống cũng như trong sự thực hành của hành giả.

Có 2 điều hành giả chúng ta cần lưu ý. Thứ nhất là phạm giới và thứ hai là phạm tội đối với các bậc thánh( có nghĩa là có những xúc phạm bằng hành động, lời nói, suy nghĩ đến các bậc Thánh, bậc Thiện tri thức) cho nên tất cả chúng ta phải giữ hai điều này. Nếu như  một hành giả phạm giới hay có sự xúc phạm đối với các bậc Thiện tri thức đặc biệt là các bậc thánh thì một trở ngại lớn cản trở sự tu tập của mình.

Đối với điều thứ 2, có sự xúc phạm bằng thân, khẩu, hay bằng ý đối với bậc thiện tri thức hoặc đặc biệt đối với bậc thánh thì ở trong Kinh có một câu chuyện liên quan đến hai vị tỳ khưu đi khất thực ở trong một ngôi làng nọ. Trong hai vị tỳ khưu này có một vị là trưởng lão đi trước và vị trẻ hơn đi sau. Ngài Đại Trưởng lão có một bệnh mà phải thọ dụng những vật thực nóng thì khi đó bệnh mới được thuyên giảm cho nên khi đi khất thực trong làng thì vị Đại Trưởng lão được các thí chủ cúng dường một ít cháo đặt trong bát. Ngay sau khi thọ nhận bát cháo nóng đó thì Ngài Đại Trưởng lão đứng ngay tại chỗ thọ dụng bát cháo nóng đó. Vị tỳ khưu trẻ đi ở phía sau nhìn thấy như vậy mới nói rằng: 

  • Sao phải thọ dụng ở giữa đường như vậy? không có đẹp chút nào.

 Với ý chỉ trích đến Đại Trưởng lão. Ngài Đại Trưởng lão nghe như vậy mới hỏi vị tỳ khưu trẻ rằng: 

  • Tôn giả đang thực hành phương pháp thiền định thiền tuệ có phải không? 

Thì vị tỳ khưu trẻ mới trả lời: dạ phải, thưa Tôn giả. 

Ngài Đại Trưởng lão mới nói rằng: 

  • Từ nay về sau Tôn giả đừng thực hành nữa vì khi thực hành chỉ có mỏi mệt mà thôi. 

Đó là cách nói vọng để cho vị tỳ khưu trẻ biết mình đã xúc phạm đến những bậc Thiện tri thức. Khi đó, vị tỳ khưu trẻ mới quán chiếu lại mình rằng giới của mình rất trong sạch, thanh tịnh và mình cũng không phạm phải những trọng tội nào, vì sao Ngài Đại trưởng lão nói như vậy. Sau khi quán chiếu mới biết rằng  

 

BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app