Videos Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 25August18 Pm2

 

 

(tri ân đạo hữu Lê Lan đã gửi bản đánh máy, bản này có thể còn thiếu 1 số phần Pali và chưa kiểm duyệt chính tả kỹ, quý vị có thể tham khảo kết hợp với nghe Pháp trong videos, không dùng tài liệu này để in ấn)

Cho nên vì vậy mà lần kết tập Tam Tạng lần thứ hai được hình thành và để thiết lập lại, để thống nhất lại…giáo lý nguyên lí của Đức Phật thì các vị đại trưởng lão sau kết tập Tam Tạng lần thứ hai đã loại trừ 10 điều do sử giả định, sai khác, đi xa giáo lý nguyên thuỷ của Đức Phật. Đó là một trong những ví dụ trong sự hoà hợp Tăng và các hành giả trong thời gian như vậy, rất là khó để thực hành và rất là khó để thực hành một cách có hiệu quả dẫn đến chứng đắc, giải thoát. Và hôm nay, trong khoá thiền này, sở dĩ chúng ta tổ chức được một khoá thiền như vậy để tạo duyên cho các hành giả thực hành thì cũng nhờ có 5 điều như thế này, 5 điều mà Ngài mới đề cập và cũng nhờ sự hỗ trợ của ban tổ chức, theo như Ngài biết thì có Phật tử (không rõ, 1:22), người chủ chốt trong ban tổ chức đã cố gắng nỗ lực cũng như những vị khác mới có được khoá thiền như lần này. Và qua đó, tất cả chúng ta mới có thực hành một cách thuận lợi, để có thể mang lại sự tiến hoá ở trong thiền định và thiền tuệ. Một cái ví dụ đó là sau khi Đức Phật Niết bàn, khoảng hơn ba tháng thì có tất cả 700 các bậc thánh A-la-hán, dưới sự đứng đầu của ngài (Pali, 4:10), ngài Ananda và các vị trưởng lão khác. sau khi tập hợp, tập trung lại toàn bộ những lời dạy của Đức Phật trong suốt 45 năm thì các ngài đã đi đến một quyết định đó là tất cả những bậc A la hán và cũng như những vị trong đời sau này không có  thêm vào bất kì điều gì mà không phải lời dạy Đức Phật, không bỏ bớt đi bất kì điều gì (không rõ, 5:07) những lời dạy của Đức Phật và thực hành giống như những gì Đức Phật đã dạy. đó là ba điều sau khi ngài (Pali,5:21) tuyên bố trong hội ở kết tập Tam Tạng lần thứ nhất. Và nếu như tất cả hội chúng đồng thuận thì ngài nói lời Sadhu 3 lần thì tất cả đồng thanh đều nói lời Sadhu. Và qua sự kiện đó, qua quyết định đó cho nên sau này mới gọi là Theravada. Cho nên cho đến bây giờ danh từ Theravada và ý nghĩa của danh từ Theravada là không có thêm vào bất kì điều gì mà không phải lời dạy Đức Phật, không có bỏ bớt bất kì điều gì ra khỏi lời Phật dạy, chỉ thực hành theo những gì Đức Phật đã dạy. Quan điểm đó được gọi là quan điểm của các bậc trưởng lão. Cho nên danh từ Theravada có hai từ được kết hợp lại với nhau đó là thera và vada. Thera có nghĩa là trưởng lão, vada là cái quan điểm, sau này có những nơi gọi là Thượng toạ bộ hay là Trưởng lão bộ. Nhưng mà danh từ Theravada có ý nghĩa hơn giúp với chúng ta hiểu ý nghĩa cũng như là sự kiện trong lần kết tập Tam Tạng lần thứ nhất. Đó là quan điểm của các bậc trưởng lão và quan điểm đó là không có thêm vào bất kì điều gì mà không phải lời Phật dạy, không bỏ đí bất kỳ điều gì ra khỏi những lời Phật dạy và chỉ thực hành theo những gì Đức Phật đã dạy mà thôi. Đó là chủ trương, quan điểm của các bậc trưởng lão trong lần kết tập Tam Tạng lần thứ nhất. Cho nên mới gọi là Theravada. Và những lời Phật dạy thì từ lần kết tập Tam Tạng lần thứ nhất cho đến lần kết tập Tam Tạng thứ sáu thì được chia làm ba phần đó là Tạng Kinh, Tạng Luật, Tạng Vi diệu pháp. Nói rộng ra là vậy còn nói tóm tắt đó là Giới – Định – Tuệ mà chúng ta đang thực hành. Ngài tin rằng qua lời nhắn nhủ và nhắc nhở của Đức Phật về 5 điều tai hại có thể xảy ra trong tương lai thì hành giả chúng ta đã hiểu phần nào cái sự quý giá của những điều kiện để chúng ta có thể thực hành được, giống như là hôm nay. Thì Ngài muốn các Phật tử, nhất là 5 điều mà Ngài mới dạy, tức là 5 điều Đức Phật cũng nhắc nhở đó là thứ nhất là bây giờ vẫn còn khoẻ mạnh, ta vẫn còn khoẻ mạnh cho nên chúng ta có thể thực hành được. Và điều thứ hai đó là chúng ta vẫn chưa có bệnh tật cho nên mới có điều kiện để thực hành. Và thứ ba đó là bây giờ chúng ta vẫn có những điều kiện ăn mặc để không có lượm thượm, không có gặp những nạn đói cho nên ta mới có thể thực hành được. Cái điều thứ tư đó là, quý vị nào có thể nhắc lại điều thứ tư, điều thứ tư rằng. (Không rõ, 12:36) 5 cái điều mà chúng ta phải thường xuyên nhắc nhở mình để cho tâm có được sự tinh tấn thực hành. Và những điều này Ngài muốn nhắc lại đó là bây giờ thì chúng ta vẫn còn khoẻ mạnh, không có bệnh tật, có thể đi lại, được đi lại dễ dàng, có điều kiện ăn mặc đầy đủ, đang sống trong một cái sự ổn định, có gia đình xã hội, đang sống trong sự hoà hợp của chư Tăng, không có sự phân chia rẽ quan điểm chia rẽ (không rõ, 13:24), cho nên đây là cái thời gian rất là thuận lợi để cho ta tinh tấn thực hành. Nếu những điều kiện này không có, chỉ cần vắng 1 trong 5 điều kiện này thôi là chúng ta sẽ gặp rất là nhiều khó khăn, sẽ không có cơ hội để thực hành được. Đó là 5 cài điều tâm niệm mà mỗi hành giả chúng ta phải thực hành một cách thường xuyên và Ngài cũng nhận biết rằng hôm nay có (không rõ,14:01-14:09) chia sẻ thêm một số thí chủ cơ bản trong thực hành. Khi chúng ta có điều kiện như thế này, có thể thỉnh Ngài Và chư Tăng đến đây đề hướng dẫn thiền và chúng ta cũng thực hành với chư Tăng. Thì đây là một cái động lực rất là lớn đề cho chúng ta tiến hành thiền định thiền tuệ. Tuy nhiên không phải khi nào chúng ta cũng có thể có những cái duyên như này, có thể cùng thực hành chung với nhau như thế này. Mỗi khi không có những cái điều kiện như trong cái khoá thiền này, thì mỗi chúng ta sau khi nắm được căn bản về pháp hành, thì mỗi người có thể tự mình thực hành ở tại nhà. Và khi thực hành tại nhà thì chúng ta cũng có thể làm những cái bước ví dụ như trong khoá thiền, một buổi sáng hay là một buổi tối hay trong cái một thời gian nào thích hợp, chúng ta ờ trước bàn Phật phát nguyện thọ trì Tam quy, ngũ giới. Và sau đó lễ Phật với câu là Namo Tassa Bhagavato. Rồi tiếp đến là …..

 

BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app