Các Loại Trí Tuệ Trong Phật Giáo: 5 Loại Chánh Kiến – Ngài Tam Tạng 10 Thuyết Pháp 06-09 (Phần 4)

 

 

 

… Nhập định theo ý muốn của mình, nếu như muốn nhập định 1 tiếng đồng hồ, thì sau 1 tiếng đồng hồ hành giả sẽ xuất ra khỏi tầng định đó. Hành giả muốn nhập định 2 tiếng đồng hồ thì sau 2 tiếng đồng hồ hành giả sẽ xuất ra khỏi tầng định đó. Đây là loại định thứ 3, gọi là An chỉ định. 

Tài sản thứ 4 đó là Trí tuệ, sự thực hành thiền quán. Ở trong Phật giáo có nhiều loại Trí tuệ khác nhau nhưng tóm lại Trí tuệ trong Phật giáo là sự hiểu biết đủ còn gọi là chánh kiến. Có 5 loại chánh kiến – 5 loại biết đủ:

+ Chánh kiến thứ 1: hiểu biết về nghiệp và quả của nghiệp. Khi làm những điều xấu thì có kết quả xấu, khi làm những điều tốt thì có kết quả tốt.

+ Chánh kiến thứ 2: hiểu biết về danh pháp và sắc pháp. Danh pháp là những thứ thuộc về phi vật chất, tâm linh; Sắc pháp là những thứ thuộc về vật chất: ví dụ: khi hành giả thực hành quán niệm hơi thở thấy gió đang đi vào đi ra ở đầu mũi, gió thuộc về vất chất là sắc pháp, sự nhận biết gió đang đi vào đi ra gọi là pháp- danh pháp. Khi hành giả thực hành và phân biệt rõ danh pháp và sắc pháp như ví dụ vừa rồi thì hành giả có chánh kiến.

+ Chánh kiến thứ 3: hiểu biết nhân duyên của danh pháp và sắc pháp. Mỗi danh pháp và sắc pháp đều có những yếu tố là nhân và duyên để cho danh pháp, sắc pháp đó có khởi sinh. Nếu hành giả thực hành những quán chiếu hơi thở hay những cảm giác trong thân của mình thì sẽ thấy rõ nhân duyên của những cảm giác đó cũng như yếu tố như là gió. Khi chúng ta nhìn thấy 1 vật phía trước thì có những điều kiện liên quan thì những điều kiện liên quan này gọi là nhân duyên cho sự thấy biết đó. Thứ nhất để ta nhìn thấy vật thì phải có vật đó, thứ hai là có con mắt sáng, thứ ba là phải có ánh sáng, thứ tư là phải có sự chú ý. Khi hành giả hiểu được nhân duyên của danh pháp và sắc pháp thì hành giả có được sự hiểu biết đúng thứ 3.

+ Chánh kiến thứ 4: là các sự hiểu biết khởi sinh lên trong quá trình thực hành thiền tuệ, không những thấy rõ danh pháp và sắc pháp, thấy rõ nguyên nhân của danh pháp và sắc pháp mà còn thấy được sự sinh diệt, diệt liên tục của danh pháp và sắc pháp, sau đó cảm thấy sự nhàm chán đối với danh pháp, sắc pháp, có tất cả 10 sự hiểu biết hay là trí tuệ ở trong thiền tuệ. Khi hành giả đạt được 10 trí tuệ trong thiền tuệ này là hành giả có được chánh kiến thứ 4.

+ Chánh kiến thứ 5: Sau khi hành giả đạt được, có được trí tuệ của thiền tuệ rồi và nếu như có đầy đủ Ba la mật đạt được tu tập trong quá khứ và hội đủ các yếu tố giác ngộ thì hành giả sẽ đạt được thánh đạo, thánh quả là những tâm thánh đạo

Bài Pháp do Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng 10 hướng dẫn, Sư Thiện Đức hỗ trợ dịch tiếng Việt. Bản text tốc ký bởi bạn Lê Thúy

 

BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app