VIDEOS KHÓA THIỀN NEM CHIỀU 0609 PART 2

 

KHÓA THIỀN NEM CHIỀU 0609 PART 2

Hiểu biết rõ sắc pháp và danh pháp.

_ Chánh kiến thứ ba đó là phân biệt hiểu rõ nhân duyên của danh pháp và sắc pháp.

_ Chánh kiến thứ tư là những hiểu biết ở trong các trí tuệ của thiền tuệ thì có tất cả 10 trí tuệ của thiền tuệ, 10 trí tuệ của thiền tuệ này gọi là một trong 5 cái chánh kiến, từ Pali gọi là Vipassana ñāṇa sammādiṭṭhi là chánh kiến sự hiểu biết đúng đắn của 10 loại trí tuệ thiền tuệ.

_ Và loại chánh kiến thứ năm đó là trí tuệ thánh đạo và thánh quả hay còn gọi là trí tuệ siêu thế.

Đây là 5 loại chánh kiến mà nên được tu tập và phát triển. 

Ngược lại thì có 5 loại tà kiến sẽ dẫn dắt tái sanh luân hồi ở trong (nghe không rõ phút 2:16) đặc biệt là ở trong các cảnh giới đau khổ. 

_ Thứ nhất đó là không tin vào nghiệp và quả nghiệp, đây là một loại tà kiến mà nếu như một hành giả có (nghe không rõ phút 2:33) để loại trừ cái tà kiến này hành giả cần có sự hiểu biết và tin vào nghiệp và quả nghiệp để có nếu như làm những điều xấu thì sẽ mang lại những quả xấu, làm những điều tốt sẽ mang lại những quả tốt, có niềm tin ở nơi Tam Bảo, có niềm tin vào công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ thì PALI 3:10 cái tà kiến mà không có tin vào nghiệp và quả nghiệp sẽ bị loại trừ bởi chánh kiến có đức tin vào nghiệp và quả nghiệp.

_ Với loại tà kiến thứ hai đó là Sakkāyadiṭṭhi hay là Attā-Diṭṭhi mặc dù thuật ngữ Pali có khác biệt nhưng mà ý nghĩa thì như nhau. Thì Sakkāyadiṭṭhi là sự hiểu biết không có đúng đối với (nghe không rõ phút 5:48), còn Attā-Diṭṭhi là sự biết cho rằng thân ngũ uẩn là ta, là của ta. Có 4 loại Sakkāyadiṭṭhi hay là Attā-Diṭṭhi: loại thứ nhất là tà kiến hiểu biết sai hay là tà kiến cho rằng cái (nghe không rõ 6:21) này là ta ở dạng cực kỳ thô, dạng thứ hai là dạng thô, dạng thứ ba ở dạng vi tế và dạng thứ tư là cực kỳ vi tế. Đây là 4 cấp bậc của tà kiến tin rằng thân uẩn này là ta, là của ta và 4 loại tà kiến này thì được loại trừ bởi 4 loại chánh kiến như 4 loại chánh kiến phía sau như vừa đề cập đó là sự hiểu biết đúng về danh pháp và sắc pháp, sự hiểu biết nhân duyên của danh pháp và sắc pháp, 10 loại trí tuệ của thiền tuệ và trí tuệ thánh đạo tuệ và thánh quả tuệ.

Khi hành giả quán chiếu thân đang ngồi và thấy rằng có một sự tiếp xúc với sàn nhà thì cái thân đang ngồi sự tiếp xúc với sàn nhà cảm thấy cứng mềm thì cái đó thuộc về sắc pháp, cái sự hiểu biết cái thân đang ngồi, sự nhận biết cứng và mềm trong sự tiếp xúc giữa thân và cái sàn nhà thì nó thuộc về danh pháp. Hay là khi hành giả quán chiếu cảm giác toàn thân, nhận biết được cảm giác đau nhức hay là an lạc, nhận biết cái nơi khởi sinh lên cái cảm giác khó chịu hay là dễ chịu đó thì nơi khởi sinh lên cảm giác khó chịu, dễ chịu nó thuộc về sắc pháp, cái cảm giác mà tâm cảm nhận được hay là sự nhận biết cảm giác đó thì nó thuộc về danh pháp, hành giả có khả năng phân biệt được mỗi cái pháp mà nó khởi sinh lên ở trong hiện tại: “cái này là danh pháp, cái này là sắc pháp” phân biệt rõ ràng như vậy thì hành giả đang trên đường thực hành để làm giảm thiểu và loại trừ cái phiền não, cái loại tà kiến hiểu ngu không có thuộc về thân ngũ uẩn này, cái loại tà kiến thuộc dạng thô. Không những hành giả chỉ nhận biết danh pháp và sắc pháp mà thôi, mà hành giả còn thấy rằng chỉ có danh pháp và sắc pháp ngoài ra thì không có một tác nhân nào tạo ra danh pháp và sắc pháp, không có một đấng tạo hóa hay là không có một cái bản thể ở ngoài cái tạo ra danh pháp và sắc pháp hay là thân ngũ uẩn. Với sự hiểu biết danh pháp sắc pháp, sự hiểu biết về nguyên nhân hay là những nhân duyên làm khởi sinh danh pháp và sắc pháp thì hành giả đã làm giảm thiểu và loại trừ được tà kiến, ngã chấp cho rằng thân ngũ uẩn này là ta, là của ta, mặc dù chưa có loại trừ một cách vĩnh viễn nhưng mà hành giả có thể làm giảm thiểu và đang trên đường loại trừ vĩnh viễn những loại phiền não thuộc về thân kiến hay (nghe không rõ 14:56) về ngũ uẩn này.

Trong bài kinh Tứ Niệm Xứ Đức Phật Ngài ở phần giới thiệu thì Ngài dùng từ là ātāpī có nghĩa là khi hành giả thực hành tạo ra một cái sự cố gắng hay là cái sự cố gắng này nó có một nhiệt năng để nó làm (nghe không rõ 15:25) phiền não, đặc biệt là nó làm thiêu đốt cái phiền não lười biếng, đồng thời nó cũng làm duyên cho thiêu đốt các cái phiền não mà khi hành giả thực hành Tứ Niệm Xứ thì những phiền não đó trong đó có phiền não hiểu biết không có đúng về thân ngũ uẩn. Cho nên nói tóm lại (nghe không rõ 15:55) thì khi hành giả thực hành là để thấy rõ danh pháp sắc pháp hay ngũ uẩn và thấy rõ nhân duyên của danh pháp sắc pháp để loại trừ sự hiểu biết không có đúng về thân uẩn này, cho rằng thân uẩn này là ta làm cái hành động hay là lời nói hay suy nghĩ, ta có nói, ta suy nghĩ, mà hành giả chỉ khi mà hành giả thấy rõ danh pháp sắc pháp và nguyên nhân của danh pháp sắc pháp thì những sự hiểu biết không có đúng về danh pháp và sắc pháp này, không hiểu đúng về thân ngũ uẩn này và sẽ được loại trừ. Và đó là nguyên nhân vì sao mà chúng ta thực hành thiền quán.          


BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app