VIDEOS BHANTE KUSALAGUNNA HƯỚNG DẪN THIỀN 0609

 

BHANTE KUSALAGUNNA HƯỚNG DẪN THIỀN 0609

Chúng ta vừa mới xong thời tọa thiền và hôm nay ngày thứ tư trong 4 ngày hành thiền, trong hội chúng chúng ta có hành giả nào tham gia suốt 4 ngày không ạ? 

Giơ tay lên Sư coi.

Sādhu! Sādhu! Sādhu! Cảm niệm công đức của quý hành giả.

Trong 4 ngày hành thiền vừa qua chúng ta hành thiền và nghe pháp thì chúng ta đã nắm các thao tác hành thiền, cũng như là những nguyên lý trong thiền định cũng như là thiền quán. Cái phương pháp mà Ngài dạy chúng ta là theo phương pháp của Ngài Sunlun Sayadaw, như chúng ta đã từng nghe Ngài nói rằng: Sunlun Sayadaw là một vị thiền sư và xem như là một bậc Thánh trong thế kỷ 20-21 cách đây 80, 90 năm, thì phương pháp của Ngài Sunlun là phát triển thiền định trước, sau đó phát triển tuệ quán và đề mục thiền quán mà Ngài áp dụng đó là các cảm giác, cảm thọ trong thân và tâm. Ở Myanmar thì có nhiều phương pháp khác nhau, nếu như ai đã từng đi Myanmar thực hành một vài Thiền viện Myanmar thì biết rằng bên Myanmar thì có phương pháp của Ngài Mahasi Sayadaw, Ngài Shew Oo Min Sayadaw, Ngài Mogok Sayadaw và sau này cũng là một Thiền viện phát triển rất là mạnh đó là phương pháp của Ngài Pa Auk Sayadaw, rồi nhiều phương pháp khác nữa nhưng mà những phương pháp vừa mới kể là những phương pháp mà nhiều người thực hành và được truyền ra nhiều nơi trên thế giới. Mặc dù có nhiều phương pháp thực hành khác nhau nhưng mà các Ngài dùng bài kinh Đại Niệm Xứ mà Đức Phật đã dạy để vận dụng hành những phương pháp khác nhau, trên cơ bản có một vài điểm khác biệt giữa phương pháp này với phương pháp kia; giả như có phương pháp thì thực hành thuần thiền quán mà thôi và có phương pháp thì phải thực hành thiền định trước, rồi sau đó mới thực hành thiền quán sau. Giả như phương pháp của Ngài Mahasi thì Ngài dạy hành giả trực tiếp đi thẳng vào thiền quán, nhưng phương pháp của Ngài Sunlun như chúng ta thực hành thì Ngài thiền sư Sunlun dạy hành giả thực hành thiền định trước, sau đó mới chuyển qua thiền quán và thiền định của phương pháp Ngài Sunlun Sayadaw mà chúng ta đang thực hành đó là phát triển định tâm trong một thời gian ngắn, mà Ngài Tam Tạng gọi là PALI 7:47; còn phương pháp đối với Ngài Pa Auk thì Ngài cho hành giả phát triển thiền định đạt đến cận định hoặc là an chỉ định, nhập vào các cận định, rồi sau đó mới xuất ra, nhờ cận định đó mà thực hành thiền quán. Mặc dù có nhiều phương pháp khác nhau nhưng tất cả đều dựa vào bài kinh Đại Niệm Xứ. Bước ban đầu và thao tác thì có phần khác nhau nhưng mà cái nguyên lý thì đều giống nhau, nguyên lý chẳng hạn thiền quán đều giống nhau. 

Những nguyên lý đó là gì? Đối tượng của thiền quán phải là các pháp chánh niệm, không qua cái khái niệm hay các chế định như chúng ta áp dụng trong đời sống hằng ngày qua ngôn ngữ, qua giao tiếp thì chúng ta thường dùng những pháp chế định nhưng mà trong hành trì thì đối tượng của thiền quán là đối tượng chứng đến, còn gọi là danh pháp, sắc pháp. Khi chúng ta nói và nghe danh pháp, sắc pháp là chỉ cả pháp chứng đến hay nói rộng hơn một chút là ngũ uẩn là: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, trong thân mỗi người của chúng ta là một tập hợp của năm uẩn. 

Uẩn ở đây có nghĩa là sự tập hợp của sắc, thì không chỉ có một loại mà nó có nhiều loại khác nhau nên gọi là sắc uẩn. 

Thọ cũng vậy, thọ thì có 3 loại hoặc là 5 loại, khi mà các cảm giác cảm thọ có nhiều rất là nhiều mà chia ra có 3 loại: khổ thọ, lạc thọ, vô khổ vô lạc thọ (có nghĩa là một cảm giác mà nó nằm trung gian giữa khổ và lạc). Thì thọ uẩn là một tập hợp các cảm giác cảm thọ 10:23.

Tưởng là sự nhận biết các vật cũng như là đối tượng qua 6 giác quan nhưng sự nhận biết của tưởng hơi khác sự nhận biết của trí. Sự nhận biết của tưởng là sự nhận biết mà được huân tập qua các kinh nghiệm quá khứ, ví dụ nhìn vào màu này thì sự nhận biết màu này màu đỏ, sở dĩ mình biết đây là màu đỏ là vì sao? Là vì trước kia qua nói chuyện tiếp xúc ở trong quá khứ mình biết màu này màu đỏ cho nên khi nhìn vào mình biết đây là màu đỏ, sự nhận biết này gọi là sự nhận biết của tưởng; nhìn vào một người thì mình biết người này là ông A, ông B, người này là bố, là mẹ thì tất cả sự nhận biết này gọi là sự nhận biết của tưởng. Tưởng cũng là một pháp trong một sự nhận biết này cũng là đối tượng của sự thiền quán.

Hành cũng là tập hợp của nhiều yếu tố thuộc về tâm: suy nghĩ, cái muỗng, muốn làm cái này làm cái kia hay là một sự hướng tâm thì những trạng thái tâm này quả là hành, ở trong Phật giáo thì có 50 loại thuộc về hành quả, nếu như chúng ta học thêm về Phật pháp đặc biệt là Vi Diệu Pháp sẽ phân biệt rõ 50 loại thuộc về hành quả này.

Còn thức là sự nhận biết, thức ở đây cũng là một sự nhận biết nhưng mà sự nhận biết của thức thì nó khác sự nhận biết của tưởng, sự nhận biết của thức chỉ đơn thuần là sự nhận biết thôi, ví dụ như một đứa trẻ một đứa bé mới vừa sinh ra, khi mà nó chạm vào một vật nào đó thì cái sự nhận biết đó với là cái sự nhận biết của người lớn khi chạm vào vật đó thì cũng có sự nhận biết như nhau, sự nhận biết đầu tiên là cứng hay là mềm hay là v.v… thì sự nhận biết là sự nhận biết của thức, đây là một tập hợp ngũ uẩn và ở trong thân mỗi người của chúng ta thì chỉ có ngũ uẩn mà thôi. Cho nên khi chúng ta thực hành thiền quán thì đối tượng của thiền quán đó là chân đế, chứ không phải là khái niệm của những chế định mà mình đã từng học, mình đã từng trải nghiệm ở trong quá khứ.

Nguyên lý thứ hai đó là đối tượng của thiền quán ở trong sát na hiện tại, thì tất cả các phương pháp thực hành thiền quán đều lấy đối tượng chân đế ở trong sát na hiện tại.

Nguyên lý thứ ba đó là đối tượng thiền quán là danh pháp và sắc pháp hay là ngũ uẩn, dù thực hành phương pháp nào cũng phải nhận biết danh pháp và sắc pháp.

Nguyên lý thứ tư đó là nguyên nhân khởi sinh danh pháp và sắc pháp, thì dù thực hành phương pháp của Ngài Mahasi hay là của Ngài Shew Oo Min hay của Ngài Pa Auk, Ngài Sunlun Sayadaw bằng cách là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp thì cũng phải thấy nguyên nhân khởi lên danh pháp và sắc pháp.

Và nguyên lý tiếp tục nữa là phải thấy rõ đặc tính của danh pháp và sắc pháp đó là luôn luôn thay đổi và sinh diệt và vì thay đổi, sinh diệt cho nên không có gì thích thú ở trong đó, thọ hưởng pháp gọi là khổ và vì luôn thay đổi, sinh diệt, vì không có gì thích thú trong đó cho nên không có gì gọi là ta trong đó và không có gì để cho ta làm chủ, mà tất cả đều do nhân duyên của các danh pháp sắc pháp đó khiến cho danh pháp sắc pháp đó sinh nở.

Sự khác biệt của các phương pháp thì có những phương pháp sử dụng đối tượng cảm thọ làm đề mục chính, có phương pháp thì sử dụng đề mục thân làm đề mục chính, có phương pháp thì sử dụng tâm làm đề mục chính, có phương pháp thì sử dụng đề mục pháp làm đề mục chính nhưng trong bốn đề mục thân, thọ, tâm, pháp này thì cái đề mục tâm và pháp nó vi tế hơn là cái đề mục cảm thọ và thân. Cho nên hầu hết các phương pháp đều lấy đối tượng thuộc về thân hay                              

  
BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app