Videos Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 22August18 Pm3

 

(bản text do đạo hữu Phương Nhã đánh máy, còn thiếu 1 số phần Pali)

Hồi nãy Ngài có đề cập đến danh pháp và sắc pháp hay là ngũ uẩn là những đối tượng để cho chánh niệm quan sát để cho sự nhận biết sinh khởi thì làm như thế nào để nhận biết danh pháp và sắc pháp hay là để nhận biết ngũ uẩn. Khi hành giả quan sát cảm thọ đau nhức ở nơi chân thì chân nó thuộc về sắc pháp, cái sự nhận biết cái cảm giác đau nhức đó gọi là danh pháp hay là tưởng-tưởng uẩn, cái sự nhận biết đau nhức là tưởng và cái sự đau nhức là thọ và thọ này cũng thuộc về danh pháp và khi hành giả đau nhức thì có khi hành giả không có chịu được có ý muốn thay đổi tư thế, thì cái ý muốn thay đổi tư thế là hành uẩn và hành uẩn cũng gọi là danh pháp. Cái sự nhận biết thuần túy cái cảm giác mà không có qua sự nhận biết cảm giác này là khó chịu hay dễ chịu hay là trung tính, thì cái sự nhận biết thuần túy như thế này gọi là thức uẩn và thức uẩn cũng gọi là danh pháp.

Đối với một hành giả khi mới thực hành thiền quán rất là khó nhận biết tất cả ngũ uẩn, mà hành giả chỉ tập trung quan sát được cái đối tượng và đây là cái cảm thọ đau nhức nó đang sinh khởi và nó nổi bật nhất cho nên cảm giác nổi bật nhất nó trở thành đối tượng để cho hành giả quan sát và khi chánh niệm, định tâm và những yếu tố thuộc về tâm gọi là cái thiện tâm sở nó khởi sinh lên cùng với chánh niệm tỉnh giác định tâm nó được vững mạnh, nó được thiết lập thì hành giả sẽ thấy rõ ràng hơn về danh pháp sắc pháp hay là về ngũ uẩn khi nó đang sinh khởi. 

Nhưng mà trước hết để bắt đầu thực hành thiền quán thì hành giả chỉ cần quan sát đối tượng cảm giác cảm thọ nó đang sinh khởi nổi bật nhất mà thôi.

Một người bình thường không có sự hiểu biết về thiền quán và không có thực hành thiền quán thì khi có những cảm giác cảm thọ đau nhức khó chịu khởi sinh lên thì có sự phản ứng không thích với những cảm giác khó chịu đó, thì cái sự phản ứng không thích này gọi là tâm sân, tâm sân sinh khởi và tâm sân là một phiền não, mỗi lần khởi sinh lên trong tâm thì sẽ làm ô nhiễm tâm của người đó. Và cũng như khi có những cảm giác dễ chịu thì người đó có thể ưa thích và cái sự ưa thích này là tâm tham và tâm tham cũng là một cái phiền não, khi sinh khởi sẽ làm ô nhiễm nơi tâm của người đó. Còn đối với một hành giả thực tập thiền quán thì sẽ có cái sự tỉnh thức biết rõ cái sự thay đổi biến hoại dù là một cái cảm giác dễ chịu hay dễ chịu, hành giả đều có cái sự biết rõ cái sự thay đổi biến hoại hay là hiểu rõ ràng cái cảm giác này không phải là ta, không phải của ta, không phải là tự ngã của ta cho nên những phản ứng thích hay không thích dường như không có cơ hội để sinh khởi và nhờ vậy cho nên những phiền não tham và sân cũng không có cơ hội để sinh khởi.

Khi hành giả đang quan sát cảm thọ cảm giác thì hành giả nên cố gắng để nhận biết rõ 3 đặc tính: vô thường, khổ, vô ngã của cảm thọ cảm giác nó đang sinh khởi nổi trội nhất. Và trong khi hành giả hành thiền thì cảm giác cảm thọ có khi nó đến một cách tột đỉnh rất là đau nhức không có chịu nỗi thì hành giả có thể hướng tâm trở về lại đối tượng ban đầu đó là hơi thở. Và khi hành giả quay trở về lại hơi thở thì trong hơi thở này hành giả cần phải phân biệt rõ pháp chân đế ở trong quá trình thực hành hơi thở ở giai đoạn thiền quán, đó là hơi thở nó thuộc về sắc pháp hay là thuộc về thân. Sự nhận biết hơi thở là danh pháp và trong cái sự nhận biết này nó gồm có cảm giác như là nóng hay lạnh tại chỗ tiếp xúc của hơi thở và (nghe không rõ phút 12:02) thì nóng và lạnh là cảm giác cảm thọ và cái sự nhận biết nóng và lạnh là nó thuộc về tưởng và thức. Rồi sự cố gắng để quan sát thì đó là hành nhưng trong khi thực hành thiền hơi thở thì đối tượng nổi trội nhất đó là hơi thở nó thuộc về sắc pháp cho nên hành giả sẽ thấy rõ danh pháp và sắc pháp ở đây là hơi thở là yếu tố gió nó đang chuyển động tại chỗ tiếp xúc và cái sự nhận biết yếu tố gió đang chuyển động gọi là danh pháp, khi đó hành giả sẽ phân biệt được hơi thở là sắc pháp và sự nhận biết hơi thở là danh pháp. Và khi hành giả thực hành thiền quán với đối tượng hơi thở thì hơi khác một chút đối với thực hành thiền định, khi thực hành thiền định thì đối tượng hơi thở là nó thuộc về chế định có nghĩa là qua cái sự vận dụng của tâm để biết được cái luồng gió đi vào đi ra của hơi thở; còn khi thực hành thiền quán thì hành giả lấy hơi thở như là một đối tượng thuộc về sắc pháp đó là cái sự chuyển động, sự chuyển động là đặc tính của gió tại chỗ tiếp xúc, thì khi nhận biết sự chuyển động một cách trung thực như nó đang sinh khởi thì nó trở thành đối tượng thuộc về chân đế, thì khi nhận biết yếu tố nhận biết cái sự chuyển động là danh pháp. Thì như vậy hành giả phân biệt được danh pháp và sắc pháp tại hơi thở.

Và qua sự thực hành danh pháp và sắc pháp của hơi thở thì hành giả cũng sẽ nhận biết được tam tướng của hơi thở và sự nhận biết hơi thở đó là nó luôn luôn thay đổi biến hoại và nó không có toại nguyện và cả hơi thở cũng như sự nhận biết không phải là ta, không phải của ta và không phải tự ngã của ta, mà chỉ là sự vận hành tự nhiên của các pháp liên hệ với nhau.

Nói một cách tóm tắt thì cái đối tượng của thiền định là cái đối tượng thuộc về chế định hay là sự quy ước của tâm mình. Còn của thiền quán thuộc về chân đế có nghĩa là không qua cái sự vận dụng của tâm mà khởi sinh lên như thế nào thì tâm chỉ biết rõ như thế ấy, không qua sự vận dụng của tâm, thấy một cách trung thực khách quan cho nên khi thực hành thì hảnh giả phải phân biệt rõ đối tượng của thiền định nó khác nhau với thiền quán để khi thực hành thiền định thì chúng ta nắm bát đối tượng cho đúng, khi đó mới có thể phát triển định tâm và khi thực hành thiền quán thì chúng ta cũng phải.  

               

BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app