Videos Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 24August18 Night 1

 

(tri ân đạo hữu Phương Nhã đã gửi bản đánh máy, bản này có thể còn thiếu 1 số phần Pali và chưa kiểm duyệt chính tả kỹ, quý vị có thể tham khảo kết hợp với nghe Pháp trong videos, không dùng tài liệu này để in ấn)

Vấn đáp tối hôm nay tất cả chúng ta sẽ lễ Phật với câu Namo tassa 3 lần.

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammā- sambuddhassa. 

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammā- sambuddhassa. 

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammā- sambuddhassa. 

Trước hết chúng ta thỉnh Ngài ban bố thời pháp ngắn, rồi sau đó quý Phật tử nào có thắc mắc liên quan đến pháp hành hay là Phật pháp thì chúng ta sẽ đặt câu hỏi.

Đức Phật sau khi Ngài trở thành một vị chánh đẳng chánh giác thì giáo lý của Ngài tuyên thuyết đó là Tứ thánh đế hay là Tứ diệu đế, thì trong Tứ thánh đế có Đạo đế là con đường dẫn đến sự chứng ngộ Niết bàn, dẫn đến hạnh phúc cao thượng. Thì chỉ có Đức Phật toàn giác mới có thể tự mình chứng ngộ và phát minh tìm được con đường dẫn đến sự chứng ngộ Niết bàn, chỉ có Đức Phật toàn giác là người đầu tiên mới có thể tìm thấy được con đường dẫn đến sự chứng ngộ Niết bàn, ngoài ra không ai có thể trên thế gian này tìm được con đường dẫn đến sự chứng ngộ Niết bàn, kể cả những vị thượng thủ đệ tử của Đức Phật như Ngài Sāriputta (Xá Lợi Phất) hay là Moggallāna (Ngài Mục Kiền Liên). Vào thời Đức Phật, Ngài Sāriputta vốn là một người thanh niên tu tập theo một truyền thống ngoại đạo và người thanh niên Sāriputta đã đi tìm rất là nhiều nơi con đường để dẫn đến cái hạnh phúc cao thượng tột cùng nhưng cuối cùng thì không thể tìm thấy được và sau đó mới gặp được một trong năm vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật đó là Ngài Assaji. Và sau khi nhìn thấy dung mạo oai nghi của Ngài Assaji, người thanh niên Sāriputta mới phát sinh một cái sự hoan hỷ bởi vì thấy cái sự thu thúc lục căn cũng như là cái sự thanh tịnh của Ngài Assaji, mới tìm đến hỏi ai là thầy của Ngài Assaji? Và Ngài Assaji tu theo pháp môn nào mà có được thanh tịnh của lục căn như vậy? Thì Ngài Assaji mới trả lời một câu kệ thôi và người thanh niên Sāriputta đã chứng đắc thánh đạo thánh quả qua câu kệ đó, thì chính câu kệ đó là con đường để dẫn người thanh niên Sāriputta đến sự chứng ngộ đạo quả và Niết bàn. Và sau khi Đức Phật thành đạo suốt 45 năm Ngài tuyên thuyết về con đường chứng ngộ Niết bàn đó là Đạo đế và Đạo đế là một trong những giáo lý rất là quan trọng, đặc biệt là trong sự thực hành để dẫn đến sự chứng ngộ Niết bàn.

Trước hết trước khi chúng ta có cái buổi vấn đáp hôm nay thì Ngài sẽ trình bày tóm tắt sự vận hành của Đạo đế, còn gọi là Bát chánh đạo trong cái sự thực hành của hành giả chúng ta.

Sādhu! Sādhu! Sādhu! 

Và ý nghĩa của tóm tắt câu kệ mà Ngài Assaji trình bày cho người thanh niên Sāriputta biết, đó là: “Tất cả các pháp hữu vi đều có cái nhân duyên, tất cả các pháp hữu vi sanh khởi đều có nhân duyên của nó và nó diệt đi là khi nhân duyên đó không còn nữa”. Khi người thanh niên Sāriputta chỉ nghe hai câu của bài kệ là đã chứng đắc thánh đạo thánh quả và sở dĩ mà Ngài Sāriputta đã chứng đắc thánh đạo thánh quả là vì Ngài đã giác ngộ được cái chân lý Tứ thánh đế, chân đế Tứ thánh đế đó là gì? Đó là những cái gì những cái pháp hữu vi sanh khởi là khổ đế, là sự thật về khổ và những cái nhân duyên để cho những pháp hữu vi sanh khởi, là cái nguyên nhân của khổ đế. 

Và khi những pháp hữu vi cùng với những cái nhân duyên làm sanh khởi các pháp hữu vi không còn nữa là Diệt đế hay còn gọi là Niết bàn, là cái nơi tịch tịnh, an lạc tuyệt đối. Đồng thời Ngài Sāriputta cũng thấy được con đường để dẫn đến cái sự tịch tịnh Niết bàn, cái con đường dẫn đến tịch tịnh Niết bàn đó là Đạo đế. Thì chỉ nghe một bài kệ tóm tắt giáo lý cốt lõi của Đạo Phật, chàng thanh niên Sāriputta đã chứng đắc nhập lưu Thánh đạo và nhập lưu Thánh quả. Sau đó Ngài xin Đức Phật xuất gia và sau 15 ngày thì Ngài Sāriputta đã trở thành một bậc Thánh A-la-hán kèm với Lục thông, Tứ tuệ phân tích và được Đức Phật tán thán là một vị đệ tử thượng thủ của Đức Phật, có trí tuệ đệ nhất.

Một Đức Phật toàn giác hay là một Đức Phật độc giác hay là một bậc Thánh A-la-hán thượng thủ đệ tử hay là Đại đệ tử thì nhờ Đạo đế mới có thể chứng đắc được sự giác ngộ giải thoát. Và chúng ta hôm nay trong khóa thiền này cũng đang thực hành Đạo đế là con đường dẫn đến sự chứng ngộ Niết bàn và Ngài sẽ giải thích tiến trình hoạt động của Đạo đế hay còn gọi là Bát chánh đạo trong cái sự thực hành mà chúng ta đang thực hiện trong khóa thiền này.

Khi nói đến Đạo đế hay Bát chánh đạo thì có số Phật tử trong chúng ta nhớ tất cả những chi phần của Bát chánh đạo nhưng mà cũng có thể có một số Phật tử sẽ chưa có nhớ Bát chánh đạo là gì? Có thể là hơi nhiều nhưng mà khi tóm tắt Bát chánh đạo thì chỉ có 3 phần: Giới, Định và Tuệ. 

_ Giới là bao gồm 3 phần ở trong Bát chánh đạo. 

_ Định là có 3 chi phần.

_ Và Tuệ là có 2 chi phần.

Như vậy tổng cộng lại tất cả 8 chi phần thuộc Bát chánh đạo.

Trong Giới phần có 3 chi thuộc Bát chánh đạo đó là: 

_ Chánh ngữ: lời nói chân chánh

_ Chánh nghiệp: hành động chân chánh.

_ Chánh mạng: sự nuôi mạng chân chánh.

Nói một cách khác cho dễ hiểu đó là hành động không lỗi lầm, lời nói không lỗi lầm và những nghề nghiệp không ảnh hưởng đến lợi ích của người khác hoặc chúng sanh khác. Và khi thực hành Giới thì hành giả.

 

BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app