Videos Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 26August18 Pm4

 

 

(tri ân đạo hữu Phương Nhã đã gửi bản đánh máy, bản này có thể còn thiếu 1 số phần Pali và chưa kiểm duyệt chính tả kỹ, quý vị có thể tham khảo kết hợp với nghe Pháp trong videos, không dùng tài liệu này để in ấn)

Của danh pháp và sắc pháp, thấy rõ của sự diệt của danh pháp và sắc pháp và cảm thấy sợ hãi, từ đó mới trở thành khi đó cái tâm sẽ trở nên vô cầu, vô tham và muốn giải thoát khỏi danh pháp và sắc pháp, cho đến khi trí tuệ gọi là hành xả thì bao gồm tất cả là 10 loại tuệ của thiền tuệ, thì cái chánh kiến thứ tư là chánh kiến của trí tuệ thiền tuệ bao gồm 10 cái loại thiền tuệ cho nên cái chánh kiến này là một lãnh vực rất là rộng. Mặc dù hành giả không học qua 10 cái loại trí tuệ của thiền tuệ này nhưng nếu hành giả thực hành thuần thục, biết rõ tam tướng của danh pháp và sắc pháp thì những cái trí tuệ thiền tuệ này sẽ xuất hiện ở trong tâm của hành giả một cách tự nhiên và đến cái trí tuệ nào thì hành giả có thể cảm nhận được cho nên cái điều quan trọng là hành giả cần phải thuần thục trong cái sự thấy biết tam tướng vô thường, khổ, vô ngã của danh pháp và sắc pháp.

Và sau trí tuệ hành xả tức là sau 10 cái loại trí tuệ thuộc về chánh kiến thứ tư là chánh kiến của 10 loại trí tuệ thiền tuệ thì có một trí tuệ tên là Anuloma, ở đây có nghĩa là thuận dòng hay là thuận thứ và Ngài sẽ nói thêm về loại trí tuệ này. Để hiểu rõ thêm trí tuệ thuận thứ này Anuloma Ñāna thì các Ngài Trưởng lão uyên thâm Phật pháp đã có một ví dụ đó là cái trí tuệ thuận thứ này như là bình minh đang lên, bởi vì khi một người thấy bình minh đang lên thì người đó sẽ biết chắc chắn rằng mặt trời đang mọc. Cũng tương tự như vậy một hành giả khi đã thuần thục trong sự thực hành thiền quán và có đầy đủ Ba-la-mật, thì sau cái tuệ hành xả tức là sau 10 loại trí tuệ của thiền tuệ thì trí tuệ thuận thứ Anuloma Ñāna sẽ xuất hiện và hành giả đó sẽ biết chắc chắn rằng trí tuệ thánh đạo nhập lưu sẽ khởi sinh lên ở trong tâm của vị đó. Thì đó là ví dụ rất là dễ hiểu để cho chúng ta so sánh cái trí tuệ thuận thứ với là bình minh, mặc dù mặt trời chưa có mọc nhưng khi thấy bình minh lên thì biết rằng chắc chắn mặt trời sẽ mọc. 

Và ngay sau cái trí tuệ thuận thứ Anulomañāna thì có một loại trí tuệ khởi sanh lên nằm ở giữa trí tuệ thế gian và trí tuệ xuất thế gian, như là một vạch ngang, như là một biên giới thì trí tuệ này gọi là Gotrabhu có nghĩa là chuyển tánh, sở dĩ gọi là chuyển tánh bởi vì một người trước khi chứng đắc thánh đạo thánh quả nhập lưu thì người đó vẫn còn tánh phàm và khi vị đó chứng đắc được tầng tuệ thánh đạo nhập lưu thì người đó đã trở thành một bậc thánh, đã chuyển thành tánh thánh, vì vậy cho nên cái điểm giữa hay cái vạch giữa trí tuệ thế gian và trí tuệ xuất thế gian gọi là trí tuệ chuyển tánh, giống như vạch biên giới giữa hai quốc gia thì cái vạch biên giới này nó nằm ở giữa, nó không thuộc quốc gia này, không có thuộc quốc gia kia. Cũng tương tự như vậy trí tuệ chuyển tánh không phải là trí tuệ thế gian, cũng không phải là trí tuệ xuất thế gian.

Sau trí tuệ chuyển tánh thì trí tuệ thánh đạo nhập lưu là tầng thánh đạo đầu tiên trong bốn thánh đạo sẽ xuất hiện, sẽ sinh khởi và để hiểu rõ thêm về ba trí tuệ Anulomañāna-thuận thứ, Gotrabhuñāṇa-chuyển tánh và Maggañāṇa-thánh đạo, Maggañāṇa hay là đạo trí. Thì có một ví dụ để cho chúng ta hiểu rõ ba trí tuệ này, ví như mặt trăng bị mây che thì chúng ta nhìn lên không có thấy được nhưng nếu như có những luồng gió thổi bay những đám mây thì ánh trăng sẽ hiện rõ. Có tất cả ba làn gió để thổi những đám mây khỏi mặt trăng thì mặt trăng sẽ xuất hiện, sẽ được thấy rõ. Tương tự như vậy cái trí tuệ thuận thứ hay là Anulomañāna như là những ngọn gió đánh thổi đám mây che mặt trăng và trí tuệ chuyển tánh như là vầng trăng nó đang xuất hiện thì đối với cái chuyển tánh là một trí tuệ mà có thể nhìn thấy được Niết bàn, mặc dù không có còn chức năng để loại trừ phiền não nhưng mà đối tượng của cái tâm có trí tuệ chuyển tánh thì lấy đối tượng Niết bàn làm đối tượng. Và sau đó cái trí tuệ thánh đạo nhập lưu xuất hiện như là đám mây đã đi khỏi không còn che mặt trăng nữa cho nên trí tuệ thánh đạo là một cái trí tuệ mà vừa lấy Niết bàn làm đối tượng, vừa có chức năng loại trừ phiền não. Thì đó là ví dụ để cho chúng ta hiểu chức năng của ba loại trí tuệ đó là thuận thứ, chuyển tánh và đạo trí. Thì trí tuệ thuận thứ chính là một trí tuệ thuộc về thế gian; còn trí tuệ chuyển tánh là một loại trí tuệ không phải trí tuệ thế gian cũng không phải trí tuệ xuất thế gian, mà là một điểm giữa lấy Niết bàn làm đối tượng nhưng không làm chức năng loại trừ phiền não; chỉ có trí tuệ gọi là thánh đạo tuệ thì mới có khả năng loại trừ phiền não và lấy Niết bàn làm đối tượng và trí tuệ đạo trí này gọi là trí tuệ xuất thế gian. 

Và trí tuệ thánh đạo gọi là chánh kiến xuất thế, là cái chánh kiến thứ năm trong năm cái loại chánh kiến như ông Anāthapiṇḍika (Cấp cô độc) hay là bà Visākhā là những vị thánh nhập lưu  

     

BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app