Ngài Tam Tạng 10 – Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 22August18 p3

 

Videos Sayadaw Tipiṭaka 10 In Hanoi 22august18 P3

(bản text do đạo hữu Lê Thúy đánh máy, còn thiếu 1 số phần Pali)

Trước khi hành giả bắt đầu thiền tập thì có một số công việc chuẩn bị, từ pali gọi là (pali:01:03) và những công việc chuẩn bị đó là: chúng ta sẽ lễ Phật, sau đó phát nguyện cúng dường thân Ngũ uẩn đến Đức Thế Tôn, Thiền Sư là vị hướng dẫn thiền cho chúng ta; Sau đó phát triển tâm từ đến tất cả chúng sinh. Những công việc như thế này gọi là những công việc chuẩn bị. Giống như là quý vị đến đây, trước khi đến đây có một số công việc quý vị cần phải làm ở nhà như là sửa soạn quần áo, những công việc nào cần dặn dò những người ở nhà thì dặn dò xong xuôi rồi mới đến đây, tương tự như vậy trong sự thực hành thiền chúng ta còn có những công việc chuẩn bị trước khi bắt đầu khóa thiền.

Sau khi hành giả đã làm xong những bước chuẩn bị thì bắt đầu thực hành thiền tập hơi thở. Trước khi hành giả chú tâm vào hơi thở ở trên đầu chóp mũi, hành giả ngồi lưng thẳng đứng một cách tự nhiên, ngồi chéo chân lên nhau, có vị có thể ngồi chéo chân theo kiểu kiết già, có vị ngồi theo kiểu bán già tức là chân này để lên chân kia hoặc có vị ngồi để chân trước chân sau, có những tư thế ngồi như vậy, hành giả có thể chọn cho mình một trong ba tư thế ngồi như vậy. Ngồi như thế nào cho thoải mái, giữ lưng thẳng đứng, cổ thẳng đứng một cách tự nhiên, nhắm mắt lại và hướng tâm tới hơi thở trên đầu chóp mũi để nhận biết hơi thở đi vào khi hơi thở đang đi vào ở lỗ mũi và nhận biết rõ hơi thở đi ra khi hơi thở đang đi ra và chỉ thuần túy nhận biết rõ hơi thở đi vào, hơi thở đi ra ở lỗ mũi từ đầu đến cuối hơi thở, không có suy nghĩ chuyện này chuyện kia, không nghĩ về quá khứ, không nghĩ về tương lai, không để ý, quan tâm đến những đối tượng có thể sinh khởi lên qua 6 giác quan của mình. Tức là khi các đối tượng tác động vào một trong những giác quan thì hành giả không nên quan tâm để ý đến những đối tượng đó như là thân, cảm giác, hay là suy nghĩ.

Đó là những đối tượng làm cho tâm của hành giả bị xáo động, phóng ra khỏi đề mục thiền hơi thở. Cho nên trong quá trình thực hành hơi thở thì hành giả chỉ chuyên chú quan sát hơi thở đi vào đi ra ở lỗ mũi mà thôi. Nếu tâm của hành giả bị so lệch hay bị phóng đi qua những đối tượng khác thì hành giả xem đó là một sự phóng tâm, không quan tâm đến các đối tượng đó mà hướng tâm trở lại đề mục hơi thở ở đầu lỗ mũi của mình mà thôi. Khi hành giả có thể chuyên chú thực hành như vậy một thời gian thì tâm của hành giả sẽ dễ dàng tập trung ở trên hơi thở và khi tâm có thể tập trung hơi thở như vậy gọi là định tâm. Hành giả định tâm trong vòng 30 giây hay 1 phút, 2 phút một cách liên tục  ở trên hơi thở và ngày mai Ngài sẽ giải thích về phương pháp để nhận biết danh pháp và sắc pháp liên quan đến thiền tuệ. Trong ngày hôm nay hành giả chỉ chuyên chú thực hành đề mục hơi thở để phát triển định tâm mà thôi.

Như vừa câu cá ở dưới nước có những thứ để thu hút giác quan của con cá cho nên không có dễ dàng gì để cho con cá nó đứng yên một chỗ. Cũng tương tự như vậy, tâm của hành giả qua quá trình huân tập ở trong cuộc sống không những ở trong kiếp hiện tại mà ở trong vô lượng kiếp quá khứ, huân tập rất nhiều thứ, nhiều đối tượng khác nhau cho nên không dễ dàng gì để cho tâm thanh tịnh một chỗ, vì vậy chúng ta phải dùng chánh niệm và tinh tấn để buộc tâm của chúng ta lại ở trên đề mục hơi thở. Cho nên khi thực hành quán niệm hơi thở nếu tâm của hành giả xáo động nhiều thì đối tượng đã huân tập trong quá khứ cũng như cho những đối tượng ở trong hiện tại tác động vào 6 giác quan của hành giả thì hành giả phải tỉnh giác để nhận rõ đó là những đối tượng làm cho tâm của hành giả xao lãng khỏi đối tượng thiền hơi thở. Khi hành giả không có nhận biết rõ hơi thở ở trên lỗ mũi thì cần phải cố gắng hơn để nhận biết hơi thở đi vào đi ra và nếu như tâm của hành giả bị xao lãng ví như đối tượng tác động qua 6 giác quan tai mắt mũi miệng thân và ý thì hành giả phải dùng chánh niệm của mình để nhận rõ hơi thở ở trên đầu chóp mũi.

Như vậy có 3 yếu tố chính là: tỉnh giác hay là sự sáng suốt, thứ hai đó là sự cố gắng đưa tâm của mình về lại hơi thở và thứ 3 là nhận biết hơi thở đi vào đi ra ở trên đầu chóp mũi. Nếu hơi thở vẫn còn vi tế, không rõ thì hành giả có thể thực hành phương pháp nhận biết hơi thở dài hay ngắn. Khi hơi thở đi vào nếu như nông thì hành giả có thể niệm thở ở trong tâm đó là hơi thở dài. Mặc dù tâm hành giả đang quan sát hơi thở đồng thời kèm với ý niệm đó là hơi thở dài nếu như hành giả thở nông. Nếu như hơi thở của hành giả thở vào thở ra nhanh hơn thì có thể niệm thầm ở trong tâm là hơi thở ngắn. Như vậy trong quá trình thực hành quán niệm hơi thở thì vừa quan sát hơi thở, vừa có một ý niệm cho rằng hơi thở đó dài hoặc ngắn ta niệm kèm với ý niệm dài hoặc ngắn mặc dù với tâm của hành giả là nhận biết hơi thở nhưng để cột chặt tâm của hành giả trên đối tượng hơi thở thì có thể quan sát và thêm ý niệm nhận biết đó là hơi thở dài hay ngắn. Và trước khi bắt đầu thực tập thiền quán niệm hơi thở thì chúng ta cần có một tâm niệm rằng đây là đây là phương pháp thực hành mà Chư Phật trong 3 đời quá khứ, hiện tại, tương lai thực hành thì chúng ta đang thực hành phương pháp hơi thở này là phương pháp mà Đức Phật cũng như các vị Đại đệ tử hôm nay thực hành. Khi chúng ta tâm niệm như vậy thì chúng ta sẽ phát triển và niềm tin vững chắc vào phương pháp mà chúng ta đang thực hành.

Khi chúng ta thực sự thực hành thì những…

BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app