Videos Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 23August18 Night 3

 

 

(bản text do đạo hữu Phương Nhã đánh máy, còn thiếu 1 số phần Pali)

Một số vấn đề liên quan đến Phật pháp thì cho phép chúng ta hỏi, Ngài sẽ bắt đầu câu hỏi đầu tiên.

Csh: Thưa sư con xin phép bạch Sư, con có đọc câu chuyện về Ngài (không biết phút 0:36) cuộc đời của Ngài Thánh tăng, đấy là câu chuyện vô cùng cảm động vì dân nghèo ít học, mà Ngài đã chứng đắc (không biết phút 0:50), liệu cái Pàrami đó đóng vai trò rất quan trọng không vì Ngài thật sự khi mà Ngài chứng đạo khi còn ngay tại gia và Ngài xuất gia 7 ngày thì Ngài chứng A-la-hán. Thì con có đọc câu chuyện hết sức xúc động và phương pháp thực hành là quán niệm hơi thở nhưng Ngài chưa hề học chút gì trước đấy, xin Ngài có thể giải giúp về cái Pāramī đấy nó đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc giúp hành giả học đạo hay là cái sự giải thoát?

Khi mà nói đến (nghe không rõ phút 6:44) Pāramī thì rất là rộng, một người thực hành bố thí, trì giới, hành thiền thì cũng có thể nói đang thực hành Pāramī . Pāramī nghĩa đen có nghĩa là những công việc hay là những phước thiện của những người có những sở nguyện lớn, những công việc của những người có những sở nguyện lớn. Những sở nguyện ở đây đó là cái sự giải thoát khổ đau hay là giải thoát khỏi những phiền não dẫn dắt chúng sanh trong các cõi tử sinh luân hồi trong Tam giới. 

Liên quan đến những Pāramī mà hỗ trợ cho sự chứng đắc đạo quả là một cái sự thực hành ở trong quá khứ, thì đối với một người ngay trong đời sống cư sĩ hay là người không có biết chữ nhưng mà người đó đã từng thực hành ở trong quá khứ và hôm nay nhớ lại những cách thực hành tương tự cho nên sự thực hành của người đó đi rất là nhanh. 

Vào thời Đức Phật có nhiều câu chuyện của một số hành giả.

Thứ nhất đó là có một số người khi mà nghe các câu liên quan đến Tam tướng như là các pháp hữu vi là vô thường, hay là pháp hữu vi tất nhiên là các pháp mà có điều kiện, sinh diệt theo điều kiện của chúng thì gọi là ác pháp hữu vi, thì các pháp hữu vi là vô thường, các pháp hữu vi là khổ, các pháp hữu vi là vô ngã. Nghe những câu nói liên quan đến Tam tướng vào thời Đức Phật thì ác vị họ nghe những câu nói đó bằng tiếng Pali và trong quá khứ họ cũng đã từng nghe những câu nói như vậy “aniccā vata saṅkhārā, PALI 9:37” khi họ nghe những câu nói như vậy liên quan đến những bản chất hay là trạng thái của danh pháp và sắc pháp. Trong thời của chư Phật ở trong quá khứ và đến cái thời Đức Phật hiện tại thì họ nghe Đức Phật hay là các vị Thánh tăng-đệ tử của Đức Phật nói những câu đó thì họ nghe là họ có thể thâm nhập được pháp rồi, thì cái sự nghe đấy có thể gọi là Ba-la-mật họ hỗ trợ cho cái sự thực hành để chứng đắc đạo quả trong trong kiếp hiện tại.

Và có một câu chuyện khác đó là về Ngài Cūlapanthaka, Ngài Cūlapanthaka có một người anh tên là Mahāpanthaka tức là vị Panthaka lớn; Mahā là lớn, còn Cūla là nhỏ. Thì hai anh em, người anh tên là Panthaka lớn, còn người em là Panthaka nhỏ. Người anh Panthaka lớn là một bậc Thánh ở trong giáo pháp của Đức Phật nhưng người em thì trí nhớ, sự thông minh rất là kém, học một bài kệ 4 dòng mà bốn tháng không có thuộc cho nên người anh-Ngài Panthaka lớn thấy như vậy khuyên người em: “Thôi bây giờ em xuất gia nhưng mà học hành chậm quá, bốn tháng mà không thuộc được bài kệ 4 dòng. Thôi giờ xả y để đi ra làm ruộng làm vườn có lợi ích hơn”. Người em Panthaka nghe như vậy rất là buồn, trước khi xả y hoàn tục thì đến một góc Chùa ngồi rất là ủ rủ và Đức Phật Ngài biết sự kiện như vậy cho nên Ngài mới đi đến và hỏi nguyên nhân vì sao ngồi buồn rầu ủ rủ như vậy? Ngài Panthaka nhỏ mới trình bày Đức Phật như vậy về cái sự kiện đã xảy ra “Người anh Panthaka bảo con hoàn tục để về làm ruộng vườn”, thì Đức Phật mới khuyến khích Ngài an tâm ở lại và Ngài đã đưa một cái khăn bảo Ngài Panthaka nhỏ hãy cầm cái khăn này để đi lau nhà. Thì trong một thời gian ngắn lau nhà và thấy cái sự thay đổi của cái khăn khi mà mới nhận cái khăn thì rất là trắng, nhưng mà sau một thời gian rất là ngắn lau nhà thì cái khăn nó chuyển qua dơ bẩn và Ngài thấy được cái sự vô thường của cái khăn đó. Ngài đã chứng đắc đạo quả kèm với Tứ tuệ phân tích và Lục thông-những loại thần thông rất là đặc biệt. Sở dĩ mà Ngài Panthaka nhỏ có sự chứng đắc nhanh chóng như vậy là bởi trong quá khứ vào thời Đức Phật ở trong quá khứ, thì thời đó là một người thanh niên đi nơi này qua nơi khác và sau khi đi một đường dài thì mồ hôi chảy ra và đã lấy cái khăn lau mồ hôi; sau khi lấy khăn lau mồ hôi thì thấy cái khăn nó thay đổi và thấy bản chất thay đổi, bản chất thay đổi vô thường của khăn đó nhưng mà khi đó thì Ngài không có chứng đắc đạo quả bởi vì cái sự thực hành chưa được chín mùi. Nhưng đó là một cái Ba-la-mật để hỗ trợ kiếp hiện tại để cho Ngài chứng đắc được đạo quả trong thời gian rất là ngắn, nhờ thấy được sự vô thường của cái khăn.

Thì những sự thực hành liên quan đến đoạn trừ phiền não, dẫn đến sự chứng đắc đạo quả ở trong quá khứ là những yếu tố gọi là Ba-la-mật rất là quan trọng, yếu tố gọi là Pāramī (Ba-la-mật) rất là quan trọng để hỗ trợ cái sự thực hành của mình trong hiện tại. Nếu như mà sự thực hành của chúng ta chín mùi và có những điều kiện tốt như là thực hành thiền tuệ, thấy rõ Tam tướng, bản chất vô thường, khổ, vô ngã của danh pháp và sắc pháp thì sẽ chứng đắc được đạo quả nếu như mà cái sự thực hành của chúng ta chín mùi.

Đối với trường hợp của Ngài Sunlun Sayadaw cũng vậy, do sự thực hành của Ngài ở trong quá khứ tương tự với sự thực hành trong hiện tại cho nên Ngài đã thực hành rất là nhanh với một cái nhiệt tâm, tinh cần và niềm tin cho nên Ngài có thể chứng đắc đạo quả khi Ngài còn là một cư sĩ, mặc dù khi đó Ngài không có biết chữ, Ngài không phải là một người có học thức. 

Csh: Theo trong kinh sách                    

 

BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app