Videos Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 24August18 Night 2

 

 

(tri ân đạo hữu Phương Nhã đã gửi bản đánh máy, bản này có thể còn thiếu 1 số phần Pali và chưa kiểm duyệt chính tả kỹ, quý vị có thể tham khảo kết hợp với nghe Pháp trong videos, không dùng tài liệu này để in ấn)

Không có phát triển trong khi chúng ta đang hành thiền mà là chúng ta phải thực hiện trước bằng cách phát nguyện thọ trì giữ Ngũ giới hay là Bát quan trai giới, sau đó chúng ta mới hành thiền. Như vậy cái giới phần được thực hiện trước khi chúng ta hành thiền và khi lời nói, hành động và nghề nghiệp của chúng ta không có sự lỗi lầm thì chúng ta đã thành tựu được Giới, Giới của chúng ta được trong sạch và sẵn sàng để tu tập Định và Tuệ.

Như hôm qua các Phật tử nào có tham dự buổi vấn đáp tối hôm qua thì được nghe Ngài nói về chức năng của Giới. Thì một người giữ giới trong sạch thì người đó không có sai phạm về những hành động và lời nói, có nghĩa là người đó loại trừ những phiền não bộc phát qua thân và khẩu; thì đối với một gia đình, một xã hội hay một quốc gia mà đều có những người có thể thọ trì Ngũ giới hay là có thể có những hành động không có lỗi lầm, lời nói không lỗi lầm thì gia đình đó, xã hội đó và quốc gia đó sẽ có được sự hòa bình và sẽ có một đời sống rất là thánh thiện. Ngài biết rằng ở trên thế giới hiện nay có đất nước Bhutan là một đất nước mà có khoảng chừng 95% người giữ Ngũ giới trong sạch cho nên tại Bhutan thì rất là hiếm khi được nghe về những vụ sát hại hay là phạm pháp rất là hiếm khi, đó là nhờ ở đất nước Bhutan hầu hết người dân họ biết giữ giới.

Sau khi thành tựu về Giới thì hành giả có thể bắt đầu thực hành Định và phát triển Định và có 3 cái chi phần ở trong Bát chánh đạo thuộc về Định đó là: Sammāvāyāma, Sammāsati, Sammāsamādhi), đó là chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Quý vị có thể nhắc lại được 3 cái chi phần thuộc về định này không ạ?

Sammāvāyāma.

Sammāsati.

Sammāsamādhi.

Tiếng Việt là: chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định, đó là 3 chi phần trong Bát chánh đạo thuộc về định phần.

Trong những từ Pali này thì có hai phần: thứ nhất là Sammāvāyāma, Sammāsati, Sammāsamādhi. Sammā ở đây dịch ra tiếng Việt là chánh, là đúng đắn và cũng có nghĩa là không có lỗi lầm, sự cố gắng không có lỗi lầm hay là sự tinh tấn không lỗi lầm gọi là chánh tinh tấn. Một người phạm giới như là sát sanh hay là trộm cắp v.v… thì người đó đang cố gắng làm những điều không tốt, làm điều lỗi lầm cho nên cái sự cố gắng của một người như vậy thì gọi là tà tinh tấn, chứ không phải là chánh tinh tấn, từ Pali gọi là PALI 7:23 tà tinh tấn hay là sự cố gắng lỗi lầm, sự cố gắng không có đúng. Còn khi chúng ta cố gắng giữ giới thì đó gọi là chánh tinh tấn, đặc biệt khi hành giả ngồi thiền hướng tâm đến đề mục để làm giảm thiểu và loại trừ những phiền não tham, sân, si, thì sự cố gắng đó cũng gọi là chánh tinh tấn hay là sự cố gắng không có lỗi lầm bởi vì việc của mình làm không có lỗi lầm, mang lại sự an lạc lợi ích cho nên cái sự cố gắng đó gọi là chánh tinh tấn Sammāvāyāma.

Các Phật tử giờ đang ngồi tại tòa nhà Nem này để hành thiền thì từ nhà đến đây là một sự cố gắng đúng đắn gọi là chánh tinh tấn. Và quý vị đang ngồi nghe pháp cũng gọi là chánh tinh tấn. Khi hướng tâm đến hơi thở, cố gắng biết rõ hơi thở đi vào, hơi thở đi ra ở lỗ mũi cũng gọi là chánh tinh tấn hay là khi tâm an trú trên đề mục hơi thở vào hơi thở ra mà không có lay động, không có dao động qua những đối tượng khác, điều đó, sự cố gắng đó cũng gọi là chánh tinh tấn. 

Có khi hành giả quan sát hơi thở vào hơi thở ra thì hành giả đang nhớ cái hơi thở và cái chánh niệm là một cái yếu tố nhớ nghĩ đúng đắn, thì khi hành giả quan sát và nhận biết hơi thở đi vào đi ra ở lỗ mũi là nơi tiếp xúc của hơi thở với lỗ mũi, thì cái sự nhận biết hơi thở đang đi vào, hơi thở đang đi ra với lại cái sự nhớ nghĩ đến hơi thở thì dường như rất là khó phân biệt bởi vì hai yếu tố này đều thuộc về danh pháp, chứ không phải là sắc pháp, là những yếu tố phi vật chất, không thể thấy bằng mắt hay không thể xúc chạm bằng thân thể và nó là thuộc về tâm, nó là phi vật chất cho nên cái sự nhận biết hơi thở và cái sự nhớ nghĩ về hơi thở dường như là một cho nên khi hành giả nhận biết cái hơi thở đi vào, đi ra ở lỗ mũi hay là xung quanh lỗ mũi thì cái sự nhận biết đó gọi là chánh niệm. Và khi hành giả có thể nhận biết hơi thở đi vào, đi ra ở lỗ mũi hay xung quanh lỗ mũi một thời gian như là 5 giây hay là 10 giây hay là 30 giây hay là 1 phút thì cái sự an trú của tâm ở trên hơi thở vào, hơi thở ra trong thời gian như vậy gọi là chánh định. Và như hôm qua thì Ngài có trình bày chánh định. Định có 3 loại đó là: sát na định (Khanika Samādhi), cận định (Upacāra Samādhi), an chỉ định (Appanā Samādhi). Cái sự an trú của tâm ở trên đề mục hơi thở vào, hơi thở ra trong vòng 5 giây, 10 giây, cái thời gian ngắn thì gọi là sát na định hay gọi là an chỉ trong một thời gian ngắn Khanika Samādhi. Còn khi hành giả có thể an trú tâm của mình trên hơi thở vào, hơi thở ra mà không có nghĩ việc này việc kia, tâm không có phóng đi chỗ này chỗ kia, có thể an trú khoảng 20 phút, 30 phút và khi đó hành giả có thể thấy những hiện tượng ánh sáng thì cái sự an trú đó gọi là cận định, cận định ở đây có nghĩa là gần với định, gần với an chỉ là trạng thái định tâm mà nó gần với an chỉ định, gần với các tầng thiền. Còn an chỉ định là một sự an trú của tâm ở trên hơi thở hay là ở trên một ánh sáng rất là sáng và ánh sáng đó thường thường là nó nhập chung vào với hơi thở, không có phân biệt được ánh sáng với hơi thở nữa và hành giả có thể an trú trên ánh sáng và hơi thở như vậy khoảng 1 tiếng đồng hồ, 2 tiếng đồng hồ và có thể nhập vào với một thời gian theo ý muốn của mình như là muốn vào.

 

BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app