Ngài Tam Tạng 10 – Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 22August18 p2

 

Videos Sayadaw Tipiṭaka 10 In Hanoi 22august18 P2

(bản text do đạo hữu Lê Thúy đánh máy, còn thiếu 1 số phần Pali)

Sau khi Chư Tăng tụng kinh chúc phúc đến tất cả các thiền sinh, Phật tử, sau đây Ngài sẽ giới thiệu tóm tắt về phương pháp thực hành thiền quán niệm hơi thở. Trước hết, Ngài muốn nói lên những lời tán thán công đức đến Ban tổ chức đặc biệt là Phật tử Quế Anh cùng gia đình thí chủ hỗ trợ từ cơ sở Pháp đường này tạo duyên lành cho tất cả Phật tử chúng ta có được cơ duyên thỉnh Ngài Tam Tạng đến đây hướng dẫn và có cơ duyên cho Phật tử chúng ta thực hành Thiền, thực tập Tứ Niệm Xứ. Ngài cũng nói lên lời hoan hỷ được gặp lại Ban Tổ chức và tất cả các Phật tử hiện diện nơi đây là điều vô cùng hoan hỷ bởi vì chúng ta gặp mặt để cùng nhau thực hành giáo pháp của Đức Phật mang lại lợi lạc cho bản thân, gia đình và những người xung quanh ở trong xã hội. 

Mục đích Đức Phật xuất hiện trên thế gian và trong suốt 45 năm thuyết pháp độ sinh thì mục đích duy nhất là làm cho dập tắt được phiền não trong tâm của chúng sinh, của Chư Thiên và nhân loại. Con đường Đức Phật giáo hóa đó là Giới, Định và Tuệ. Hồi nãy, các Phật tử chúng ta đã thọ trì Tam Quy và Bát quan Trai giới là chúng ta đang thiết lập giới hạnh ở trong tâm của chúng ta và chúng ta đang thực tập Giới đó là bước đầu tiên loại trừ những phiền não thô có thể bộc phát qua thân, khẩu. 

Sau khi hành giả có thể ngăn chặn được những bộc phát phiền não ở trong tâm nhờ sự thực hành giữ giới trong sạch, thì khi đó hành giả mới có được thiện duyên để phát triển sự định tâm là nguyên nhân dẫn đến sự đoạn diệt, chấm dứt phiền não bộc phát ở trong tâm như 5 triền cái. Sau khi hành giả có thể loại trừ những sự bộc phát ở trong tâm nhờ thiền định thì hành giả mới có được nhuận duyên để phát triển trí tuệ qua đó mới có thể loại trừ được phiền não ở trong tâm một cách vĩnh viễn. Các bậc thánh Arahan đã đoạn trừ được tất cả những phiền não ngủ ngầm này, phiền não bộc phát qua thân và khẩu, những phiền não bộc phát ở trong tâm và những phiền não ngủ ngầm trong tâm cho nên các Ngài được gọi là những vị có được sự bình an, an tịnh một cách trọn vẹn. Còn đối với những hành giả như chúng ta đang thực hành Giới, Định và Tuệ, mặc dù không đạt được sự an tịnh trọn vẹn nhưng chúng ta một phần nào có được sự an tịnh nội tâm nhờ sự thực hành Giới, Định, Tuệ.

Sau khi có được Giới trong sạch thì hành giả sẽ thực hành thiền định để đạt được sự định tâm. Trong những phương pháp thực hành để đạt được sự định tâm, Đức Phật dạy nhiều phương pháp khác nhau, trong đó một phương pháp mà Đức Phật ở trong hiện tại và Đức Phật ở trong quá khứ và Đức Phật ở trong tương lai cũng sẽ thực hành đó là phương pháp quán niệm hơi thở. Có hai phương tiện để đạt được sự cứu cánh giải thoát, từ Pali gọi là (Pali:11:44) sự giải thoát, tâm giải thoát và thứ hai là (Pali: 11:56) là tuyệt giải thoát. Phương tiện đạt đến tâm giải thoát là hành giả thực hành thiền định trước sau đó thực hành thiền tuệ. Hành giả có thể phát triển thiền định đạt đến các tầng thiền sắc giới, vô sắc giới, sau đó xuất ra khỏi thiền định đó để phát triển thiền tuệ và đạt đến sự cứu cánh giải thoát khỏi sự phiền não. Trường hợp này gọi là Tâm giải thoát. Phương tiện thứ hai đó là hành giả thực hành thiền định một mức độ vừa phải để đạt được sát na định, sau đó thực hành thiền tuệ. Thiền tuệ là sự thực hành chính đối với hành giả này và khi hành giả này thực hành như vậy và chứng đến sự cứu cánh giải thoát thì đối với hành giả này gọi là Tuệ giải thoát. Trong Phật giáo có hai phương tiện như thế này: thứ nhất là thực hành thiền định trước sau đó thực hành thiền quán; Thứ hai đó là thực hành thiền định và thiền tuệ song song và thiền định chỉ có thể đạt đến cận định mà thôi và chủ yếu là thực hành thiền tuệ. Đó là hai phương tiện dẫn đến cứu cánh giải thoát ở trong Phật giáo 

Trong khóa thiền này vì chúng ta không có nhiều thời gian, chỉ có 5 ngày để thực tập cho nên Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta thực hành thiền định và thiền tuệ song song. Hôm nay Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta thực hành thiền định qua phương pháp thực hành quán niệm hơi thở. Bắt đầu từ ngày mai, Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta thiền định kèm với thiền tuệ. Ngài sẽ giải thích phương pháp để quán chiếu và thấy rõ danh pháp, sắc pháp. Như vậy, kể từ ngày mai ở trong các thời tọa thiền chúng ta sẽ thực hành thiền định trước khoảng 30 -40 phút, sau đó còn khoảng 20 phút chúng ta sẽ thực hành thiền tuệ để nhận biết danh pháp và sắc pháp. Như vậy trong một thời Thiền ngắn một tiếng đồng hồ, chúng ta vừa thực hành thiền định, vừa thực hành thiền tuệ cũng như chúng ta vừa phát triển định tâm vừa phát triển trí tuệ và trong khóa thiền 5 ngày này, chúng ta sẽ thực hành cả hai phương pháp thiền định và thiền tuệ  


BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app