Videos BHADDANTA SUNDARA – TIPIṬAKADHARA, TIPIṬAKAKOVIDA TALK IN HANOI 05SEP 2017 PART 4

 

 

(tri ân đạo hữu Lê Thúy đã gửi bản đánh máy, bản này có thể còn thiếu 1 số phần Pali và chưa kiểm duyệt chính tả kỹ, quý vị có thể tham khảo kết hợp với nghe Pháp trong videos, không dùng tài liệu này để in ấn)

Sau khi sinh Ngài được 7 ngày thì Hoàng Hậu Maya băng hà và tái sinh ở cảnh giới Đâu Suất đà (pali: 0:13). Không những Đức Phật mà còn Ngài Xá Lợi Phất là một vị thường thụ đệ tử của Đức Phật được Đức Phật tán thán là một vị đệ nhất về Trí tuệ chỉ sau Đức Phật. Trước khi Ngài Xá Lợi Phất – Sariputa nhập tịch thì Ngài đã trở về quê hương để độ mẹ Ngài khi đó mẹ Ngài đã già yếu đang ở quê nhà để báo đáp công ơn sinh thành của mẹ Ngài mặc dù thân mang trọng bệnh nhưng Ngài vẫn trở về quê hương để hóa độ mẹ. Sau khi hóa độ mẹ Ngài thành bậc Thánh nhập lưu, Ngài mới tịch diệt Niết bàn. Và để tưởng niệm nơi Ngài Xá Lợi Phất nhập Niết bàn thì sau này thành lập một trường Đại học Phật giáo tên là Nalanda – trường đại học Phật giáo đầu tiên tại Ấn Độ và cũng có thể gọi là một trường đại học Phật giáo đầu tiên trên thế giới. Bây giờ chúng ta những ai có cơ hội đi chiêm bái thánh tích ở Ấn Độ thì sẽ biết trường Đại học Nalanda này là như thế nào mặc dù bây giờ chỉ còn những phế tích nhưng ngày xưa là một trường đại học lớn, đồ sộ với nhiều chuyên ngành khác nhau và chính nơi này là nơi ngài Xá Lợi Phất đã hóa độ mẹ Ngài và cũng là nơi Ngài tịch diệt Niết bàn.

Trở lại sự kiện Đức Phật thuyết Abhidhamma hay Vi Diệu Pháp để hóa độ mẹ Ngài thì trong bộ Vi Diệu Pháp này có một phần nói về duyên hệ hay các nhân duyên khởi sinh danh pháp và sắc pháp thì bộ  Duyên hệ này nếu như theo trang cuốn sách phiên bản Tiếng Việt hơn 2.500 trang nhưng đây chỉ là phần tóm tắt của bộ Duyên Hệ này mà thôi. Theo các nhà Phật học thì nếu như ghi chép đầy đủ những phần được tóm tắt thì với một số lượng rất là lớn giống như núi Tu Di, không thể đếm được cho nên trong tàng Vi Diệu Pháp thì có bộ Duyên Hệ này là một bộ sách rất là khó học và khó hiểu cho nên ở bên Myanma khi các kỳ thi Tam Tạng phần này là phần khó nhất ở trong Tạng Vi Diệu Pháp và cũng khó nhất so với tạng Kinh và tạng Luật. 

Để có được sự lợi ích để mang lại an vui cho tất cả Phật tử chúng ta, Ngài và Chư Tăng sau thời pháp thoại sẽ tụng bài Duyên Hệ tóm tắt này. Trong bộ sách Duyên Hệ này là bộ sách giải thích 24 nhân duyên làm khởi sinh danh pháp và sắc pháp. Nhân đây, Ngài giải thích 1 trong 24 Duyên Hệ này đó là Duyên Hệ về Nghiệp hay còn gọi là Nghiệp Duyên – Kammapaccaya. Kamma có nghĩa là nghiệp, paccaya có nghĩa là duyên, duyên ở đây là nhân duyên. Kamma được so sánh như hạt giống, khi ta gieo hạt giống trên một miếng đất, có điều kiện dưỡng chất thì hạt giống sẽ nảy mầm. Tương tự như vậy, khi chúng ta tạo một nghiệp nào đó dù là thiện hay là ác thì nghiệp này sẽ cho quả. Nếu như gieo nghiệp thiện sẽ cho quả thiện, nếu như gieo nghiệp ác sẽ cho quả xấu. Là một con người như chúng ta từ khi thức dậy, chúng ta sẽ làm những việc gì? bằng thân, bằng khẩu và bằng ý thì đây là những hành động gọi là nghiệp và đây chính là nghiệp duyên để cho chúng ta có được kết quả. Nếu như 1 người có những hành động bằng thân không tốt đẹp, lời nói và suy nghĩ không tốt đẹp thì người đó đang tạo nghiệp duyên xấu. Nếu như người đó có hành động tốt, nói lời tốt và suy nghĩ điều tốt thì người đó đang hun tập nghiệp duyên tốt. 

Ngài sẽ tóm tắt một câu chuyện liên quan đến 1 ông Phú hộ tên là Anathapindika – Cấp Cô Độc, là một người Phú hộ có đức tin nơi Tam Bảo và hộ độ Tam Bảo đến trọn đời. Liên quan đến ông Cấp Cô Độc là người thí chủ cúng dường Kỳ Viên Tịnh Xá để cho Tăng đoàn có Đức Phật dẫn đầu. Đức Phật kể một câu chuyện liên quan đến Ông Cấp Cô Độc, câu chuyện này có tên là (Pali:12:10). Ông Cấp Cô Độc đã bỏ một số tiền rất lớn để mua vườn của Thái tử Kỳ Đà – Jeta. Khi ông tác ý mua khu vườn này để cúng dường Đức Phật thì Thái Tử Kỳ Đà không muốn bán nhưng vì ông Cấp Cô Độc năn nỉ quá nhiều nên Thái Tử đã buộc lời nói rằng: 

  • Nếu như ông muốn mua hãy chở vàng đến đây để nót trên sân vườn này, nót vàng đến đâu thì ông sẽ mua được đến đó. 

Khi nghe Thái tử Kỳ Đà nói như vậy ông Cấp Cô độc rất vui và ông đã sai người chở vàng tới để nót toàn bộ khu vườn đó. Với sự ngạc nhiên nên Thái Tử Kỳ Đà mới có tác ý là cúng dường những cây trong vườn đó và khi nót vàng thì ông Cấp Cô Độc có suy nghĩ: những cây này phải nót như thế nào. 

Khi Thái tử Kỳ Đà thấy ông Cấp Cô Độc đang đăm chiêu như vậy thì mới hiểu rằng: chắc ông này đang nghĩ những cây này phải nót như thế nào cho nên Thái tử Kỳ Đà mới nói với ông Cấp Cô Độc rằng:

  •  Những đất mà ông nót vàng thì ông có thể mua được, những cây này để cho tôi cúng dường. 

Cho nên Kỳ Viên Tịnh Xá này mới gọi là Jetavana (vana là rừng và Jeta là tên của Thái Tử). Với Đức tin trong sạch lớn như vậy nơi Tam Bảo nên ông đã bỏ một số vàng rất là lớn mà thời đại bây giờ không thể tưởng tượng được. Cho nên sau khi ông cúng dường Kỳ Viên Tịnh Xá ông đã thỉnh mời Đức Phật và Chư Tăng đến để cúng dường 1 ngày. 1 ngày như vậy là ông chuẩn bị 3 thời để cúng dường (buổi sáng, buổi trưa là cúng dường vật thực đến Đức Phật và Chư Tăng, còn buổi chiều ông cho chuẩn bị nước trái cây để cúng dường Đức Phật và Chư Tăng). Mỗi khi Đức Phật và Thánh chúng ngự đến nhà của ông Cấp Cô Độc thì các vị Chư Thiên ở xung quanh nhà trong đó co vị Chư Thiên chưa có đức tin với Đức Phật và Tam Bảo nhưng vì Đức Phật và Thánh chúng có oai lực rất lớn ông không thể

 

BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app