KHÓA THIỀN NEM NGÀY 06092017 PART 3

 

KHÓA THIỀN NEM NGÀY 06092017 PART 3

(bản text do đạo hữu Lê Lan đánh máy, còn thiếu phần Pali)

Mặc dù không có đoạn trừ vĩnh viễn phiền não ngủ ngầm nhưng mà trong khi thực hành và thấy rõ danh pháp và sắc pháp thì những phiền não liên quan đến thức uẩn này cho rằng thức uẩn này là ta, là của ta (không rõ, 0:25) và nhờ phiền não liên quan đến chấp ngã (không rõ, 0:32) cho nên hành giả có sự giải thoát trong từng sát na (không rõ, 0:40) khi mà phiền não đó không có xuất hiện ở trong tâm (không rõ, 0:48). Đây là lợi ích của thực hành thiền quán và thấy được, phân biệt được danh pháp và sắc pháp. Vào thời Đức Phật có một vị phạm thiên, từ khi trở thành một vị phạm thiên thì ông ta đã thực hành thiền định đã đắc được Tứ thiền và có được thần thông, có thể bay ở trên hư không, có thể đi ở trên nước, có thể độn thổ ở trong lòng đất, (không rõ, 1:40). Sau khi thân hoại mạng chung thì ông tái sinh làm một vị phạm thiên tên là (Pali, 1:48). Thì vị phạm thiên này có tuổi thọ rất lâu, sống ở trên cõi trời phạm thiên trong một thời gian mà trải qua sự sinh, trụ, hoại, diệt của Trái Đất này rất là nhiều lần. Khi ông nhập định thì Trái Đất vẫn còn và sau khi ông nhập định và xuất ra khỏi tầng định đó thì ông thấy Trái Đất đó bị hoại diệt, không còn nữa. Và ông lại khởi lên một ý nghĩ nếu như có Trái Đất này thì sẽ đẹp biết bao. Khi ông có ý nghĩ như vậy, xong rồi ông mới nhập định trở lại. Ông nhập định một thời gian rất lâu, sau khi ông xuất định ra thì ông thấy Trái Đất xuất hiện trở lại. Thật ra khi sự biến mất của Trái Đất và sự xuất hiện lại của Trái Đất là theo tiến trình tự nhiên của vật lí nhưng mà bản thân phạm thiên (Pali, 3:10) thì ông nghĩ rằng do có ý nghĩ đó cho nên ông mới tạo ra Trái Đất này. Từ đó, ông hình thành lên một quan điểm rằng là ông là người tạo quả đối với Trái Đất, đối với vạn vật. Và khi Đức Phật xuất hiện trên thế gian, quán chiếu thấy nhân duyên của phạm thiên (Pali, 3:36) có thể giác ngộ cho nên Ngài mới ngự đến cõi trời phạm thiên thuyết pháp để giáo hoá phạm thiên (Pali, 3:48). Sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp, phạm thiên (Pali, 3:52) mới thấy được danh pháp, sắc pháp và đã từ bỏ ngã chấp mà ông đã hình thành khi ông là phạm thiên. 

Và bây giờ chúng ta sẽ thực hành quán niệm hơi thở và sau đó sẽ chuyển qua thực hành thiền, quán niệm cảm giác, cảm thọ toàn thân để chúng ta phân biệt danh pháp và sắc pháp. Thì tất cả hành giả, chúng ta sẽ bắt đầu thời toạ thiền. Chúng ta giữ lưng thẳng đứng, cổ thẳng đứng. Như thường lệ, trước khi ta toạ thiền thì có những cái công việc chuẩn bị. Trước hết, ta lễ Phật. Sau đó, phát nguyện chúng dường đến Đức Phật và vị thiền sư, rồi hồi hướng và (không rõ, 5:53) tất cả chúng sanh ở trong (không rõ, 5:56). Tất cả chúng ta chấp tay để lễ Phật.

Namo Tassa Bhagavato Arahato Samma Sambuddhassa (3 lần).

Kính Bạch Đức Thế Tôn, với biện pháp chứng ngộ, Niết bàn giải thoát khổ, trong lúc đang hành thiền, con thành kính cúng dường, (không rõ, 7:02) danh pháp sắc pháp này. Kính bạch Ngài Trưởng lão, bậc hướng dẫn toàn diện. Với biện pháp chứng ngộ, Niết bàn giải thoát khổ, trong lúc đang hành thiền, con thành kính cúng dường (không rõ, 7:33) danh pháp sắc pháp này, nguyên chúng sinh luân hồi, trong 31 cõi, thân tâm thường an lạc, thân tâm thường an lạc, thân tâm thường an lạc. Con xin chia phần phước, thiện pháp hành thiền này đến chúng sinh luân hồi, trong 31 cõi. Xin quí vị hoan hỉ, xin quí vị hoan hỉ, xin quí vị hoan hỉ.  Chúng tôi xin hoan hỉ, tâm từ và thiện pháp mà chư bậc thiện trí ban rãi và chia đến. Sadhu Sadhu Sadhu!

Dẫn thiền và hành thiền.


BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app