Videos Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 24August18 Night 3

 

(tri ân đạo hữu Phương Nhã đã gửi bản đánh máy, bản này có thể còn thiếu 1 số phần Pali và chưa kiểm duyệt chính tả kỹ, quý vị có thể tham khảo kết hợp với nghe Pháp trong videos, không dùng tài liệu này để in ấn)

Đồng hồ, rồi sau một tiếng đồng hồ tự động xuất ra khỏi tầng thiền đó thì cái sự an trú đó gọi là nhập định hay còn gọi là an chỉ định. Một trong ba loại định này đều được gọi là chánh định. 

Và khi hành giả có được chánh định thì có thể từ cái chánh định này, một trong ba loại định này chuyển qua thực hành thiền quán thì có ở trong Phật giáo có hai dạng thực hành thiền quán:

_ Dạng thứ nhất gọi là PALI 2:30 là sự thực hành thiền quán lấy định làm nền tảng hay là lấy thiền định làm nền tảng.

_ Và loại thực hành thiền quán thứ hai là Vipassana PALI 2:49 thuần thiền quán mà thôi, chứ không có thực hành thiền định trước, có nghĩa là không có đắc định trước rồi thực hành thiền quán.

Như vậy có hai loại người thực hành thiền quán đó là loại người thực hành thiền định, xong rồi mới thực hành thiền quán. Và loại thứ hai là thực hành thiền quán luôn, chứ không có thực hành thiền định. Vì vậy ở trong Đạo Phật, ở trong Kinh thì có đề cập đến hai cái sự giải thoát: sự giải thoát thứ nhất gọi là PALI 3:33 tâm giải thoát và loại giải thoát thứ hai đó là PALI 3:42 tuệ giải thoát. Thì đối với hành giả thực hành thiền định, xong rồi dựa vào thiền định để thực hành thiền quán và chứng đắc sự giải thoát giác ngộ thì người đó gọi là đạt được tâm giải thoát. Còn người thực hành thuần thiền quán mà không dựa vào thiền định, khi chứng đắc đạo quả giải thoát thì cái sự giải thoát của hành giả đó gọi là tuệ giải thoát. Và khi hành giả thực hành thiền quán thì có thể từ sát na định hoặc là cận định rồi chuyển qua thiền quán và loại thứ hai là từ an chỉ định chuyển qua thiền quán. 

Đối với loại hành giả chuyển từ an chỉ định qua thiền quán thì sau khi hành giả đó đắc định có thể là một trong bốn cái tầng thiền Sắc giới hay là một trong bốn tầng thiền Vô sắc giới, sau khi đắc một trong những tầng thiền định đó hành giả xuất ra khỏi thiền định đó và quán chiếu tâm định đó trong đó có những chi thiền, như đối với nhất thiền thì có tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm thuộc về danh pháp và hành giả đó quán chiếu chi thiền thuộc về tâm của tâm thiền sau khi xuất ra khỏi tầng thiền và có thể chứng đắc thánh đạo thánh quả và cái sự chứng đắc thánh đạo thánh quả đó đạt đến sự giải thoát, sự giải thoát đó gọi là tâm giải thoát PALI 7:00 hay là tuệ giải thoát.

Như vậy có hai con đường để thực hành thiền quán: con đường thứ nhất đó là dựa vào thiền định để thực hành thiền quán, có nghĩa là dựa vào các tầng định để thực hành thiền quán và và con đường thứ hai là từ sát na định hay là cận định chuyển qua thiền quán hay còn gọi là thuần thiền quán. Và tùy theo sở thích, nguyện vọng hay là căn cơ của mỗi hành giả mà có thể chọn một trong hai con đường này, tuy nhiên ở chùa, ở thiền viện của Ngài từ khi mới thành lập do Ngài Sunlun Sayadaw là một trong những vị thiền sư được người Miến tin rằng Ngài là một bậc thánh A-la-hán thời bấy giờ. Thì ở tại thiền viện của Ngài hồi đó cũng như là bây giờ để phát triển được Định phần và Tuệ phần trong cái thời gian ngắn, trong một thời gian ngồi thiền ngắn thì Ngài thiền sư Sunlun Sayadaw, cũng như Ngài Tam Tạng bây giờ thì đều khuyến khích các hành giả thực hành thiền định khoảng 30 phút và thiền quán khoảng 30 phút trong một thời thiền 1 tiếng đồng hồ. Khi hành giả có thể thực hành trong một đồng hồ mà vừa phát triển được Định phần và Tuệ phần, có nghĩa là ba chi phần thuộc về Định đó là chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định và hai chi phần thuộc về Tuệ đó là chánh kiến và chánh tư duy. Thì khi một hành giả có thể quan sát thấy rõ các cái danh pháp và sắc pháp thì người đó đang tu tập chánh kiến. Trong một thời thiền 1 tiếng đồng hồ sau 30 phút thiết lập định tâm ở trên đề mục hơi thở, hành giả không có quan sát hơi thở nữa mà hướng tâm đến cảm giác toàn thân và nhận biết những cảm giác nào nổi trội nhất ở trong thân để quan sát, khi tâm của hành giả nhận biết những cảm giác nổi trội thì cảm giác đó thuộc về danh pháp, thuộc về tâm gọi là danh pháp và nơi phát sanh cảm giác đó gọi là sắc pháp. Thì khi hành giả có thể thấy một cách trực giác danh pháp và sắc pháp như vậy thì hành giả đang tu tập và phát triển yếu tố chánh kiến-sự thấy biết đúng. 

Còn chánh tư duy là cái sự hướng tâm, cái sự hướng tâm đến danh pháp và sắc pháp gọi là chánh tư duy. Chánh tư duy ở đây thường là dịch sự suy nghĩ đúng đắn nhưng mà trong cái thiền tập, đặc biệt ở trong thiền quán thì cái yếu tố chánh tư duy là một cái sự hướng tâm, sự hướng tâm về cái đề mục danh pháp và sắc pháp gọi là chánh tư duy. Sau một thời gian chánh định, chánh tinh tấn, chánh niệm được phát triển và hoạt động hài hòa, nhịp nhàng thì hành giả sẽ thấy rõ những cái đặc tính của danh pháp và sắc pháp, đó là nó luôn luôn thay đổi biến hoại và không có toại nguyện, không có làm chủ hay là thấy rằng danh pháp và sắc pháp này không phải là ta, không phải của ta, không phải là tự ngã của ta, không có làm chủ được. Khi cái sự hiểu biết thấy rõ đặc tính thay đổi biến hoại là vô thường, bất toại nguyện, gọi là khổ và không phải ta, không phải của ta, không phải tự ngã của ta, không có làm chủ được ta, ta không làm chủ được gọi là vô ngã, từ Pali gọi là anicca,  dukkha, anattā, là ba cái đặc tính chung của danh pháp và sắc pháp, còn gọi là tam tướng, tướng ở đây là đặc tính, cái đặc tính hay là cái bản chất, cái bản chất của danh pháp và sắc pháp, thì cái sự thấy biết về tam tướng cũng gọi là chánh kiến. Như vậy chánh kiến ở đây có hai phần: thứ nhất là thấy biết về danh pháp và sắc pháp, thứ hai là thấy biết về tam tướng: vô thường, khổ, vô ngã của danh pháp và sắc pháp. Hoặc là khi hành giả quan sát hơi thở khi thực hành thiền quán, chứ không phải là khi thực hành thiền định, thì khi thực hành thiền quán hành giả cũng có thể quan sát hơi thở nhưng đối tượng khi thực hành thiền quán thì là cái sự chuyển động gió ở chỗ tiếp xúc trên lỗ mũi, chứ không phải là khái niệm hơi thở. Bởi vì khi hành giả thực hành thiền định thì nhìn hay là quan sát hai cái luồng gió đi vào, đi ra và trong thâm tâm của hành giả ghi nhận hai cái luồng gió này là hơi thở, thì hơi thở khi mà ghi nhận, tâm mình ghi nhận hơi thở thì đó gọi là cái khái niệm hay là tục đế, thì đối tượng là khái niệm hay tục đế là đối tượng của thiền định. Còn khi thực hành thiền quán thì cái sự chuyển động của gió ở trên đầu chóp mũi hay là xung quanh 

 

BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app