Videos Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 24August18 Night 5

 

 

(tri ân đạo hữu Phương Nhã đã gửi bản đánh máy, bản này có thể còn thiếu 1 số phần Pali và chưa kiểm duyệt chính tả kỹ, quý vị có thể tham khảo kết hợp với nghe Pháp trong videos, không dùng tài liệu này để in ấn)

Khi Ngài sinh ra và còn nhỏ được bố mẹ khuyến khích xuất gia và đặc biệt là ông bà của Ngài thời đó hết Anh thuộc, đến Nhật Bản xâm chiếm Miến Điện cho nên việc đi học rất là khó khăn, thế là ông bà của Ngài đọc hết những tích truyện ở trong Pháp Cú, kinh Pháp Cú có những câu kệ rất là hay, rất là thiết thực và mỗi câu kệ như vậy có những tích truyện liên quan. Và Ngài được kể về những tích truyện các Ngài đại đệ tử của Đức Phật như là Ngài Anuruddha hay là Ngài Ānanda, thì qua những câu chuyện đó Ngài đã thấm nhuần và rất là ngưỡng mộ các Ngài và khi được bố mẹ gửi đến chùa làng cho xuất gia và học hỏi Phật pháp thì Ngài được học thêm những pháp liên quan đến Giới, đến Định, đến Tuệ, từ đó đức tin của Ngài càng ngày càng được tăng trưởng. Đối với một số Sa di khác thì thật ra không phải ai xuất gia là xuất gia suốt đời đâu, mà có một số người cái duyên nó đến thì phải hoàn tục, một số Sa di xuất gia một lượt với Ngài cũng hoàn tục nhưng đối với Ngài thì Ngài được đến một trung tâm pháp học ở tỉnh 2:18 thuộc miền trung của Myanmar, ở đó những chư Tăng những người bạn học rất là đông, có cỡ 150 đến 200 người, ở đó Ngài tiếp tục học những chương trình cơ bản Phật học, ở bên đó có chương trình Phật học phổ thông nhất do chính phủ tổ chức đó là bao gồm 5 lớp: thứ nhất là lớp 2:53-căn bản, lớp tiểu học, lớp trung học, lớp cao học, cuối cùng đến lớp giảng viên. Thì một vị mà đổ chương trình Phật học, giảng viên Phật học này đó là những người rất là vững vàng về pháp học, về Phật pháp, có thể đọc và hiểu những bài kinh, bộ kinh, những bộ chú giải hay những phụ chú giải bằng tiếng Phạn, tiếng Pali. Saukhi Ngài xong chương trình giảng viên thì khi đó Ngài hơn 20 tuổi và với sự ngưỡng mộ các Ngài đại đệ tử của Đức Phật cũng như niềm tin đối với Phật pháp cho nên Ngài đã tiếp tục học chương trình Tam tạng và trong quá trình, trong thời gian học Tam tạng thì mỗi sáng Ngài thức dậy rất là sớm, 4 giờ sáng Ngài đã thức dậy, vệ sinh cá nhân, sau đó Ngài cúng dường hoa và nước lên Đức Phật, Ngài niệm ân Đức Phật, thì có 9 ân Đức Phật và Ngài ân đức Samma Sambuddho, có nghĩa là Đức Phật là người tự mình giác ngộ không thầy chỉ dạy hay còn gọi là chánh biến tri. Trong thời gian Ngài học Tam tạng thì Ngài thường xuyên xen kẽ, Ngài niệm ân Đức Phật rồi học, niệm ân Đức Phật rồi học, học rất là nhiều dường như suốt cả ngày và nhờ đức tin, nhờ tinh tấn, nhờ sự ngưỡng mộ đối với các bậc Trưởng lão đại đệ tử của Đức Phật cho nên Ngài đã đạt đến kỳ thi cuối cùng của Tam tạng và trở thành một vị thông thuộc thấu suốt Tam tạng.

Sādhu! Sādhu! Sādhu! 

Csh: Sư cho con biết cái nhân và cái quả của sự cúng dường đến Đức Phật, rồi đến Ngài hướng dẫn hành thiền, cái thân ngũ uẩn danh pháp và sắc pháp và tại sao mình phải cúng dường như thế và sau khi mình hành thiền mình có được sử dụng cái thân này một cách bừa bãi không, tức là mình có tôn trọng cái sự cúng dường này trong thời khóa cúng dường này không?

Bình thường đối với một người thiếu sự huấn luyện tâm, thiếu sự tu tập thì tâm thường nghĩ đến những bất thiện pháp hay là nghĩ đến sự thụ hưởng của dục lạc là nhiều và rất là khó khăn để có thể ngồi bất động một tiếng đồng hồ hay là hai tiếng đồng hồ. Vì vậy trước khi hành giả ngồi thiền thì phát tâm để cúng dường thân ngũ uẩn hay là danh pháp và sắc pháp này đến Đức Phật và các vị thiền sư là khi mà hành giả ngồi thiền có những trở ngại như là cảm thấy khó chịu ở trong người, đau nhức ở trong người và hành giả khởi lên một cái ý nghĩ chẳng hạn “ta đã cúng dường cái thân ngũ uẩn này cho Đức Phật và cho vị thiền sư rồi thì cái thân này không phải là của ta nữa” và cái ý nghĩ như vậy và với cái suy tư như vậy thì hành giả có thể vượt qua những cảm giác đau nhức hay là những chướng ngại trong khi hành thiền liên quan đến cái thân của mình, thân tâm của mình là ý nghĩa thứ nhất. Cái ý nghĩa thứ hai đó là mặc dù hành giả không hẳn đã cúng dường Đức Phật với vị thiền sư cái thân ngũ uẩn này suốt cả cuộc đời nhưng chỉ trong thời gian một tiếng đồng hồ phát cái tâm cúng dường như vậy thì đã làm được một cái sự bố thí cúng dường cao thượng. Mỗi ngày nếu như chúng ta cúng dường nước hay là hoa đến Đức Phật mặc dù Đức Phật không có thật sự thọ dụng nhưng mà khi chúng ta với cái tâm có đức tin làm cho đức tin cũng như là sự cung kính, làm cho cái tâm của mình hoan hỷ, sáng suốt thì cái tâm hoan hỷ sáng suốt đó gọi là thiện tâm, tạo ra một cái phước báu. Cũng tương tự như vậy khi chúng ta phát tâm cúng dường thân ngũ uẩn danh pháp sắc pháp đến Đức Phật và đến vị thiền sư thì mặc dù Đức Phật hay là các Ngài không có sử dụng, không có thọ dụng cái thân tâm hay là ngũ uẩn của mình nhưng mà với cái sự phát tâm, với cái đức tin, sự cung kính thì đã thực hành được sự cúng dường cao thượng và cái sự cúng dường này có thể gọi là sự cúng dường Ba-la-mật, bố thí Ba-la-mật bậc thượng. Ở trong các tích truyện khi Đức Phật còn là một vị Bồ tát thực hành Ba-la-mật, có kiếp thì Ngài là một con Thỏ, có kiếp Ngài là con Nai, khi biết rằng một chúng sanh, một người cần sự sống thì Ngài đã phát tâm cúng dường cái thân của mình để cho những người hay là những chúng sanh cần cái thân họ để mà sống thì Ngài đã phát tâm cúng dường hy sinh cái mạng sống của mình để cúng dường cho người khác, để bố thí cho người khác, cho chúng sanh khác và cái sự bố thí đó gọi là bố thí Ba-la-mật bậc thượng, bố thí cái mạng sống của mình, hy sinh cái mạng sống của mình. Và đây thì chúng ta cũng vậy mặc dù trong thời gian một tiếng đồng hồ nhưng mà có thể phát tâm cúng dường cái thân ngũ uẩn này đến Đức Phật thì chúng ta cũng đã thực hành được cái sự bố thí Ba-la-mật bậc thượng. Và từ hai ý nghĩa này mà các bậc Đại trưởng lão đã làm ra những bài phát nguyện trước khi hành thiền và bây giờ Ngài cũng theo những bài phát nguyện đó, theo cái truyền thống đó và nó rất là có ý nghĩa khi chúng ta hành thiền. Thì đó là ý nghĩa vì sao mà khi chúng ta ngồi thiền phải phát nguyện cúng dường thân ngũ uẩn danh pháp và sắc pháp này đến Phật và vị thiền sư.

Sādhu! Sādhu! Sādhu!

Cũng như thường lệ mỗi ngày sau buổi vấn đáp thì trong ngày chúng ta đã làm rất là nhiều cái phước thiện: hành thiền, giữ giới, bố thí, cúng dường và những phước thiện khác liên quan đến khóa thiền này, chúng ta sẽ phát nguyện và hồi hướng những phước thiện này đến tất cả chúng sanh, đặc biệt là đến cửu huyền thất tổ, ông bà, cha mẹ và thân quyến của mình. Quý vị đọc theo Ngài bằng tiếng Pali và sau đó Sư sẽ hướng dẫn bằng tiếng Việt.

PALI 16:19 đến 17:05.

Sādhu! Sādhu! Sādhu! 

 

BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app