Videos Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 26August18 Am2

 

 

(tri ân đạo hữu Phương Nhã đã gửi bản đánh máy, bản này có thể còn thiếu 1 số phần Pali và chưa kiểm duyệt chính tả kỹ, quý vị có thể tham khảo kết hợp với nghe Pháp trong videos, không dùng tài liệu này để in ấn)

Hay là sự chuyển động của gió ở đến đầu chóp mũi. Cũng tương tự như vậy khi hành giả quan sát cảm thọ cảm giác toàn thân, thì cái cảm thọ dù là dễ chịu hay khó chịu là kết quả và nguyên nhân của cảm thọ là gì? Đó là sự tiếp xúc, nhờ có sự tiếp xúc cho nên có cảm thọ, như là sự tiếp xúc của thân mình với lại sàn nhà hay là sự tiếp xúc giữa hai chân với nhau thì khi có sự tiếp xúc mới có cảm thọ, thì sự tiếp xúc là nhân và cảm thọ cảm giác là quả, đây là một tiến trình duyên khởi liên quan đến pháp chân đế hay là danh pháp và sắc pháp, còn gọi là ngũ uẩn. Nhưng đối với những đứa trẻ thì khi nghe những giáo lý như vậy có thể không có hiểu được cho nên Đức Phật Ngài dùng một cái phương pháp hỏi và trả lời nó đơn giản, đó là tất cả chúng sanh sống đều nhờ vào vật thực; tất cả chúng sanh nhờ có ăn uống, nhờ có vật thực mới sống được, những đứa trẻ nghe như vậy và có thể hiểu được cái gì duyên khởi một cách dễ dàng.

Trong bài kinh 3:41 này Đức Phật hỏi đứa bé hai là gì? Và Đức Phật trả lời hai là danh pháp và sắc pháp, thì khi Đức Phật trả lời như vậy, chỉ có danh pháp và sắc pháp ở trong thân này thôi, ngoài ra không có người nam, không có người nữ, không có đàn ông, không có đàn bà, chỉ có danh pháp và sắc pháp; nam, nữ, đàn ông, đàn bà v.v… chỉ là những khái niệm chế định tục đế nhưng trong sâu thẳm thì chỉ có danh pháp và sắc pháp mà thôi. Khi hành giả ngồi thiền quan sát hơi thở thì hơi thở là sắc pháp, sự nhận biết hơi thở đi vào đi ra là danh pháp, ngoài ra không có cái gì gọi là đàn ông, đàn bà, không có cái gì là ta, của ta, chỉ có danh pháp và sắc pháp, chỉ có cái sự vận hành nhân quả mà thôi. Tương tự như vậy khi hành giả quan sát cảm thọ thì cảm thọ là danh pháp, nơi phát sanh lên cảm thọ đó là sắc pháp và cái sự nhận biết cảm thọ cũng là danh pháp. Chỉ có danh pháp và sắc pháp, không có cái gì gọi là đàn ông, đàn bà, là nam, là nữ cho nên Đức Phật Ngài dạy đứa trẻ hai là danh pháp và sắc pháp và khi nghe chỉ có danh pháp và sắc pháp thì đứa trẻ có thể hiểu một cách dễ dàng.

Ở trong cái bài kinh 7:12 này Đức Phật hỏi tiếp ba là gì? Ba là ba cảm giác cảm thọ, đó là khổ thọ, lạc thọ và vô khổ vô lạc thọ có nghĩa là cảm giác trung tính ở giữa cảm giác dễ chịu và khó chịu.

Đức Phật hỏi tiếp bốn là gì? Bốn là tứ thánh đế. Trong quá trình Đức Phật giảng pháp Đức Phật Ngài giảng từ thấp đến cao, nhất là đối với những đứa trẻ thì từ cái điều dễ hiểu đến điều khó hiểu cho nên khi Đức Phật Ngài hỏi một là gì? Hai là gì? Ba là gì? Bốn là gì? Thì từ cái dễ hiểu đến cái khó hiểu, thì khi đến cái thứ tư (bốn là tứ thánh đế) và trong tứ thánh đế thì có đạo đế là con đường dẫn đến sự giải thoát giác ngộ và đạo đế chính là giới, định và tuệ. Thì khi thực hành giới, định và tuệ để thấy rõ danh pháp và sắc pháp và thấy rõ được tam tướng của danh pháp và sắc pháp là vô thường, khổ, vô ngã thì một người có căn cơ, có đầy đủ Ba-la-mật thì có thể chứng đắc thánh đạo thánh quả. Và trong bài kinh này đứa trẻ được Đức Phật thuyết pháp cũng đã chứng đắc thánh đạo thánh quả A-la-hán. Vào thời Đức Phật có rất nhiều Sa-di trẻ như là Sa-di 9:28 là những vị Sa-di còn rất là trẻ, có vị chỉ mới 7 tuổi mà thôi nhưng đã trở thành một bậc thánh A-la-hán, có đầy đủ lục thông và tứ tuệ phân tích và những vị Sa-di này là những vị rất là nỗ lực trong hàng thánh chúng thời Đức Phật.

Trong lãnh vực trí tuệ hay còn gọi là tuệ phần ở trong Bát chánh đạo hay là tam học giới, định, tuệ là một lãnh vực rất là rộng. Ở đất nước Myanmar có Ngài Ledi Sayadaw, là một vị rất là uyên thâm Phật pháp vào thế kỷ thứ 19 và 20, Ngài đã viết rất là nhiều sách và những quyển sách của Ngài rất là có giá trị cho nên người ta mới khắc trên những bia đá. Thì Ngài Ledi Sayadaw giải thích về trí tuệ, Ngài phân chia ra làm 5 loại theo tuần tự tu chứng của một hành giả:

_ Trí tuệ thứ nhất (à và trong lãnh vực trí tuệ thì yếu tố chánh kiến hay là thấy biết đúng đắn là yếu tố quan trọng nhất và Ngài Ledi Sayadaw Ngài phân chia chánh kiến thành 5 loại: thứ nhất đó là hiểu biết về danh pháp và sắc pháp.

_ Thứ hai là hiểu biết về nguyên nhân của danh pháp và sắc pháp.

_ Thứ ba là hiểu về tam tướng: vô thường, khổ, vô ngã của danh pháp và sắc pháp. Và có những tên gọi để cho hành giả ghi nhớ và thực hành ở cái giai đoạn nào hành giả có thể biết được là mình đang ở giai đoạn nào trong tiến trình tu tập thiền tuệ. Và trong cái sự thực hành thiền tuệ thì hành giả lấy đối tượng chuyển động của gió ở trên đầu chóp mũi, cái sự chuyển động của gió là sắc pháp và cái sự nhận biết chuyển động của gió là danh pháp. Danh pháp và sắc pháp này không phải không có nguyên nhân, sở dĩ có sự chuyển động của gió là nhờ có những nguyên nhân như là tâm, sự cố gắng và có cái thân này. Tâm cũng vậy, cái sự nhận biết của yếu tố gió hay là sự chuyển động của gió cũng có nguyên nhân của nó, thì cái nguyên nhân của tâm trước hết là nơi sinh khởi của tâm, thì theo Vi Diệu Pháp                

 

BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app