Videos Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 26August18 Am1
(tri ân đạo hữu Phương Nhã đã gửi bản đánh máy, bản này có thể còn thiếu 1 số phần Pali và chưa kiểm duyệt chính tả kỹ, quý vị có thể tham khảo kết hợp với nghe Pháp trong videos, không dùng tài liệu này để in ấn)
Ntl: Nāccagītavāditavisū kadassanamālā gandhavilepanadhāranamaṇdaṇavibhū sa-naṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Csn: Nāccagītavāditavisū kadassanamālā gandhavilepanadhāranamaṇdaṇavibhū sa-naṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con nguyện giữ giới không đàn ca múa hát nghe đờn kèn, trang điểm thoa vật thơm, bôi phấn và đeo tràng hoa.
Ntl: Uccāsayanamahāsayanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Csn: Uccāsayanamahāsayanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con nguyện giữ giới không nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.
Ntl: PALI 0:57
Csn: Āma! Bhante.
Quý Phật tử đã thọ trì Tam quy và Bát quan trai giới nơi Tam bảo, ráng vâng giữ hành theo chẳng nên dễ duôi.
Csn: Dạ xin vâng.
Các chúng sanh được sinh về cõi trời là nhờ giữ giới, các chúng sanh được giàu sang cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh được giải thoát tịch diệt Niết bàn cũng nhờ giữ giới. Bởi (nghe không rõ phút 1:26) các Phật tử ráng giữ gìn giới luật cho được trong sạch đừng để lấm nhơ.
Csn: Dạ xin vâng.
Sādhu! Sādhu! Sādhu!
Bây giờ tất cả hành giả sẽ chuẩn bị để thực hành thiền định và thiền tuệ. Vừa rồi tất cả chúng ta đã thọ trì Tam quy và Bát quan trai giới, chúng ta đã thiết lập giới phần ở trong tâm và đã thành tựu được giới phần. Sau khi giới phần được thành tựu, hành giả chú tâm quan sát hơi thở vào, hơi thở ra ở trên đầu chóp mũi và có thể tập trung quan sát an trú tâm của mình ở trên hơi thở một thời gian ngắn, như vậy hành giả có thể thiết lập được chánh định và ở đây là sát na định. Trong những ngày qua chúng ta đã thực hành phương pháp quán niệm hơi thở và ở một mức độ nào đó hành giả cũng đã thiết lập được sát na định, hôm nay Ngài sẽ giải thích thêm một phần liên quan đến thiền quán.
Đức Phật của chúng ta mỗi lần thuyết pháp thì Ngài thường quan sát căn cơ và trình độ của người nghe, vì vậy Ngài đã xuyên thấu cái trình độ của những người nghe và Ngài thuyết đúng những bài pháp thích hợp đối với những người đó. Cho nên những người nào được Đức Phật thuyết pháp thì người đó có khả năng chứng đắc và thể nhập thánh đạo thánh quả rất là dễ dàng, đó là nhờ trí tuệ đặc biệt của một vị Phật toàn giác. Đối với những hành giả nào có tâm sân thì Đức Phật biết được và Ngài đã thuyết những bài pháp đúng với căn cơ và tính tình của người đó, có người như là cô 6:55, người đang đau khổ tột cùng nhưng với sự thấu hiểu của Đức Phật, Ngài đã có một phương pháp rất là hữu hiệu để giúp cô ta thoát khỏi khổ đau. Tương tự như vậy vào thời Đức Phật có những hàng chúng sanh căn cơ cao, có trí tuệ như ông 7:25, thì đối với những chúng sanh có căn cơ như vậy Đức Phật thường hay thuyết những bài pháp liên quan đến tứ đại, phân tích về tứ đại, cho nên sau khi nghe Đức Phật thuyết những bài pháp như vậy, đúng với những căn cơ trình độ của mình thì những hàng chúng sanh đó rất dễ dàng đắc được thánh đạo thánh quả. Đó là một sự rất là đặc biệt đối với trí tuệ của một vị Phật toàn giác.
Ngay cả đối với các trẻ em thì Đức Phật cũng có những phương pháp để thuyết giảng cho những người trẻ hiểu Phật pháp một cách rất là dễ dàng, như ở trong kinh có bài kinh tên là 10:10 câu hỏi dành cho trẻ em. Trong bài kinh này những ví dụ và tiêu đề Đức Phật dùng để hỏi, rất là gần gũi với trẻ em như là 1, 2, 3, 4, mới sinh ra sống với bố mẹ chưa đi học là đã biết được con số đó rồi cho nên khi nghe Đức Phật hỏi 1 là gì? Thì những đứa trẻ nghe rất là quen và với cái sự nhuần nhuyễn và thành thạo trong sự giáo hóa như vậy cho nên những đứa trẻ khi mà nghe những gì rất là thân quen thì nó rất là dễ thu nhập và Đức Phật chỉ giải thích một có nghĩa là tất cả chúng sanh sống nhờ vật thực. Thì với những câu hỏi và câu trả lời rất là đơn giản và dễ hiểu như vậy thì ngay cả những đứa trẻ em cũng có thể hiểu được và nếu như có những nhân duyên và Ba-la-mật trong quá khứ thì có thể chứng đắc thánh đạo và thánh quả một cách dễ dàng.
Và trong câu hỏi và câu trả lời một là gì? Một là tất cả chúng sanh sống đều nhờ vật thực nhờ (nghe không rõ phút 12:35), thấy trong câu trả lời này là đã có cái giáo lý nhân quả và người nghe cũng như kể cả những đứa trẻ em nếu như có sự thực hành ở trong quá khứ, có Ba-la-mật ở trong quá khứ thì có thể hiểu được cái giáo lý nhân quả và thập nhị nhân duyên qua câu hỏi và câu trả lời này. Đối với một người lớn là những hành giả thì Đức Phật có những câu trả lời khác hơn, nhưng đối với trẻ em thì Ngài chỉ trả lời như vậy và qua câu trả lời đó có thể hiểu được quá trình vận hành của nhân quả, đây là nhân đây là quả, vật thực là nhân, còn được sống là quả; dù trong một lãnh vực nào, trong một khía cạnh nào nếu như hành giả mà hiểu được tiến trình nhân quả hay là giáo lý hay là thập nhị nhân duyên hay là duyên khởi thì có thể hiểu được một khía cạnh của Phật pháp và nếu như có Ba-la-mật thì có thể chứng đắc thánh đạo thánh quả.
Trong khi chúng ta thực hành thiền hơi thở ở giai đoạn đầu thì chúng ta thực hành định và cái đối tượng của thiền định hơi thở là cái sự chế định hay là tục đế. Nhưng khi hành giả thực hành thiền quán cũng có đối tượng là sự chuyển động của gió ở trên đầu chóp mũi nhưng khi đó không còn là khái niệm hơi thở nữa, mà là đối tượng chân đế là sự chuyển động của gió, thì khi hành giả thực hành thiền quán thấy rõ sự chuyển động của gió là sắc pháp, thì sắc pháp là quả và tất cả những cái gì là kết quả đều có nguyên nhân của chúng. Ở đây nguyên nhân của hơi thở hay là sự chuyển động của gió ở trên đầu chóp mũi là do có tâm, do sự cố gắng và có cái thân này; thì tâm, sự cố gắng để thở và thân này là cái nhân của cái kết quả hơi thở.
BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI