Videos Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 25August18 Evening3

 

 

(tri ân đạo hữu Phương Nhã đã gửi bản đánh máy, bản này có thể còn thiếu 1 số phần Pali và chưa kiểm duyệt chính tả kỹ, quý vị có thể tham khảo kết hợp với nghe Pháp trong videos, không dùng tài liệu này để in ấn)

Và khi người thầy Hiệu trưởng nghe những người trong làng giải thích rằng: “Ở làng của chúng tôi người trẻ không bao giờ chết, mà chỉ có những người già, những người lớn tuổi mới chết mà thôi. Cho nên khi nghe ông nói như vậy thì chúng tôi rất là buồn cười”. Khi người thầy Hiệu trưởng nghe như vậy thì mới tin rằng lời nói của Dhammapala là đúng sự thật “có lẽ ở ngôi làng này người trẻ không bao giờ chết, mà chỉ có những người già, người lớn tuổi chết mà thôi”. Và thầy Hiệu trưởng mới thú nhận rằng cái hủ cốt không phải là hủ cốt của Dhammapala và ông ta mới hỏi rằng: “Vậy thì tại ngôi làng này mọi người đã làm gì? Đã thực hành cái điều gì mà những người trẻ ở trong làng không chết. Chỉ có những người già lớn tuổi mới chết mà thôi?”.

Khi đó những người trong làng mới trả lời với thầy Hiệu trưởng rằng: “Ở trong làng chúng tôi mọi người đều thực hành và giữ trong sạch Ngũ giới. Không có người nào phạm giới sát sanh; không có ai phạm giới trộm cắp, lấy của những người khác không cho; không có ai phạm giới tà dâm; không có ai phạm giới nói dối; không có ai uống rượu và các chất say. Và tất cả mọi người đều có sự cung kính đối với bố mẹ; cung kính đối với những người lớn; đi trên con đường gặp những người cần giúp đỡ thì sẵn sàng giúp đỡ. Thì đó là những cái điều mà người dân trong làng chúng tôi thực hành, vì vậy ở trong làng không có một người trẻ nào chết cả, mà chỉ có những người già hết tuổi thọ chết mà thôi”

Và đức Bồ tát qua câu chuyện này đã tóm tắt sự vận hành nhân quả trong sự thực hành giữ Ngũ giới, cung kính đối với bố mẹ bằng một cái câu mà thôi đó là Những người thực hành pháp thì được pháp hộ trì. Ngược lại những người mà không có thực hành chánh pháp hay là thực hành những điều thiện thì người đó sẽ có những kết quả xấu, ví dụ như một người kiếp này sát sanh, sát hại những chúng sanh khác, làm những chúng sanh khác tổn hao sức lực và trong những kiếp quá khứ cũng đã từng sát sanh, giết hại những chúng sanh khác cũng như là làm tổn hại sức lực của những chúng sanh khác thì trong kiếp hiện tại và trong kiếp tương lai, người đó sinh ra với một thân thể yếu đuối, có nhiều bệnh tật. Thì đó là cái sự vận hành của ác pháp, là cái năng lực của ác pháp do sát sanh cho nên cái kết quả là sức khỏe không tốt, giảm tuổi thọ, sống rất là ngắn. Còn đối với một người giữ giới sát sanh, không bao giờ sát hại chúng sanh khác, không bao giờ làm tổn thương, làm giảm sức lực của những chúng sanh khác, không bao giờ lấy của những người khác không cho, không bao giờ phạm giới tà dâm, nói dối thì nhờ năng lực thiện pháp đó cho nên một người sinh ra với những phước thiện như vậy, thì người đó sẽ được khỏe mạnh và sống lâu. Thì đó cái sự vận hành như vậy là sự vận hành nhân quả theo thiện pháp và đó là cái năng lực của thiện pháp.

Và khi là những người con có tình thương kính trọng đối với bố mẹ thì người con đó sẽ có được cái sự hạnh phúc, sức khỏe nhờ năng lực thiện pháp cung kính thương yêu và những người con của người đó sinh ra cũng sẽ cung kính, thương yêu người đó. Như vậy năng lực của thiện pháp của sự cung kính thương yêu nó sẽ hỗ trợ bảo vệ chính bản thân người đó. 

Thì đối với những bất thiện pháp cũng tương tự như vậy! Một người làm những bất thiện pháp như là không có giữ Ngũ giới, không có sự cung kính đối với bố mẹ thì chính những bất thiện pháp đó cũng sẽ mang lại những kết quả xấu. Một ví dụ rất rõ ràng ở trong Kinh đó là vào thời Đức Phật có một vị vua tên là Bimbisara và vị vua này có một người con trai, từ khi người con trai vẫn còn nằm trong bụng mẹ thì khiến cho người mẹ có một cái ý muốn là muốn uống máu của vua Bimbisara và cái loại máu phải lấy ra từ cái cánh tay của vua Bimbisara. Với sở thích, mong muốn của Hoàng hậu đang mang thai Hoàng tử, mà Hoàng tử này khi sinh ra thì được đặt tên là Ajātasattu. Ngay từ khi mang thai thì người Hoàng tử này đã muốn uống máu cha của mình qua sở thích của người mẹ và vì không có muốn vua là chồng của mình biết và sẽ đau khổ cho nên Hoàng hậu không có thổ lộ những ý muốn của mình nhưng cuối cùng thì vua Bimbisara đã hiểu được cái ý của Hoàng hậu muốn uống máu từ cánh tay của mình và nhà Vua hiểu rằng: “Có lẽ vì đang mang thai cho nên vị Hoàng tử đang ở trong bụng muốn uống máu của mình”. Thì vì cái tình thương của một người cha cho nên vua Bimbisara đã sẵn sàng lấy máu của mình để cho Hoàng hậu uống.

Vì tình thương của người cha cho nên nhà vua đã làm bất kỳ điều gì mà Hoàng hậu mong muốn. Vào thời bấy giờ theo như truyền thống cổ xưa thì một vị Hoàng hậu hay là một người mang thai, thường mời những vị thầy đến để xem tướng. Thì khi được các vị thầy đến xem tướng và qua cái sự hiểu biết, qua cái ước muốn của Hoàng hậu cho nên những vị thầy xem tướng đó đã phán đoán rằng: “Cái vị Hoàng tử này là kẻ thù của nhà vua từ khi vẫn còn trong bụng mẹ. Và sau khi sinh ra và lớn lên có thể giết cha của mình để đoạt ngôi vua”. Mặc dù                 

 

BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app