Videos Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 24August18 Night 4

 

 

(tri ân đạo hữu Phương Nhã đã gửi bản đánh máy, bản này có thể còn thiếu 1 số phần Pali và chưa kiểm duyệt chính tả kỹ, quý vị có thể tham khảo kết hợp với nghe Pháp trong videos, không dùng tài liệu này để in ấn)

Xung quanh lỗ mũi thì sự chuyển động này là đặc tính của gió và cái sự chuyển động này nó là đối tượng gọi là chân đế và chân đế là đối tượng của thiền quán. Thì khi hành giả quan sát cái sự chuyển động của gió ở lỗ mũi thì cái sự chuyển động của gió đó gọi là sắc pháp và cái sự nhận biết cái sự chuyển động của gió gọi là tâm hay là danh pháp. Hành giả phân biệt được danh pháp và sắc pháp, thấy rõ danh pháp và sắc pháp trong từng khoảnh khắc, trong từng sát na, thì cái sự nhận biết như vậy cũng gọi là chánh kiến. Rồi sẽ thấy rõ tam tướng hay là vô thường, khổ, vô ngã của cái sự chuyển động của gió và sự nhận biết cái sự chuyển động đó nó luôn luôn thay đổi, biến hoại và cái sự nhận biết tam tướng của gió và cái tâm ghi nhận gió cũng gọi là chánh kiến. Như vậy ở đây chúng ta hiểu chánh kiến bao gồm  hai mức độ khác nhau: thứ nhất là nhận biết danh pháp và sắc pháp và mức độ thứ hai là nhận biết tam tướng của danh pháp và sắc pháp. Và khi chúng ta thực hành thiền quán là chúng ta đang tu tập và phát triển cái yếu tố chánh kiến và chánh tư duy.

Như vậy khi hành giả tu tập Định phần và Tuệ phần là hành giả đang làm phát triển những yếu tố: chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh kiến và chánh tư duy hợp thế, có nghĩa là trí tuệ nó vẫn còn thuộc thế gian, chưa phải là siêu thế. Chỉ khi nào những chi phần của Bát chánh đạo này được phát triển và trở nên quân bình, nhịp nhàng thì một cái tâm thánh đạo sanh khởi, có đầy đủ những chi phần Bát chánh đạo này thì những chi phần Bát thánh đạo này là Bát thánh đạo siêu thế, khi đó sẽ thấy biết Tứ thánh đế: sự thật về khổ, sự thật về nguyên nhân sinh khổ, sự thật về diệt khổ và con đường dẫn đến sự diệt khổ hay còn gọi là Tứ thánh đế. Thì chỉ có tâm đạo siêu thế hợp đủ 8 chi phần Bát chánh đạo của siêu thế thì mới có thể hiểu rõ trọn vẹn Tứ thánh đế và Ngài sẽ triển khai tiếp trong thời pháp sau, bây giờ cũng đến lúc để cho hành giả nào có những thắc mắc về sự thực hành thì có thể đặt câu hỏi.

Csh: Bạch sư! Xin thỉnh Ngài cho con bạch hỏi Ngài là cái ánh sáng mà khi ta ngồi thiền nên để ở chế độ có ánh sáng hay là để tối om ạ? 

Câu 2: Giữa việc mà nhắm hết cả mắt vào và mình có thể mở mắt, thì hai việc đấy nên làm như thế nào?

Đối với ánh sáng thì khi chúng ta ngồi thiền thì nên không có để ánh sáng nó sáng lắm, nên để ánh sáng mờ hoặc là tối sẽ dễ dàng thiền hơn. Còn đối với sự nhắm mắt hay mở mắt vừa vừa thì Ngài dạy rằng là như hôm trước Ngài cũng có đề cập cái câu chuyện của một người đi bắt rắn, con rắn vào trong hang có 6 lỗ thì để dễ dàng bắt con rắn thì người bắt rắn phải đóng 5 lỗ, còn chừa lại 1 lỗ thì con rắn nó chui đầu ra thì mới bắt được một cách dễ dàng. Tương tự như vậy ta có 6 giác quan là: tai, mắt, mũi, lưỡi, thân và ý, khi hành thiền Đức Phật cũng dạy ta nên đóng 5 giác quan, chỉ còn chừa lại 1 giác quan mà thôi. Với sự thực hành quán niệm hơi thở đi vào, hơi thở ra là chúng ta nhận biết hơi thở qua cái sự tiếp xúc, qua cái sự tiếp xúc chúng ta mới nhận biết hơi thở, như vậy chúng ta chừa lại cái cửa của thân để nhận biết cái hơi thở vào, hơi thở ra qua sự tiếp xúc ở lỗ mũi; còn những giác quan khác như là: mắt, tai, mũi, lưỡi, ý thì chúng ta nên đóng lại để chỉ tập trung vào hơi thở mà thôi thì sẽ có kết quả tốt hơn, hành thiền sẽ dễ hơn.

Csh: Con xin kính bạch quý Ngài Trưởng lão Tam tạng và các chư Tăng. Con xin gửi đến Ngài Trưởng lão một câu hỏi như sau: Con được biết Ngài đã đạt được danh hiệu rất là cao quý mà không phải ai cũng đạt được ở đất nước Myanmar, tức là một vị thông thuộc được Tam tạng, vậy con cũng xin Ngài chia sẻ cho chúng con biết có những lời dạy đặc biệt nào của Phật mà giúp Ngài có được sự tinh tấn mà thành tựu được kết quả cao như trên. Cũng như Ngài Sāriputta mà nghe một câu kệ mà tất cả các pháp hữu vi.

(câu là Ngài đã nghe hay là biết Phật ngôn nào mà cho Ngài tinh tấn để học Tam tạng đạt được danh hiệu quý báu như vậy phải không?)

Ở đất nước Phật giáo Myanmar hầu hết người ta có một cái đức tin rất là trong sạch đối với Tam bảo cho nên khi những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình như vậy thì được khuyến khích đi xuất gia, nó trở thành một cái truyền thống ở bên Myanmar. Hễ có con trai, thậm chí là con gái thì cũng được bố mẹ khuyến khích cho xuất gia và gửi đến cái chùa ở làng quê hay là những chùa gần nhà để cho học hỏi Phật pháp. Trường hợp Ngài cũng như vậy..

 

BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app