Videos Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 23August18 pm1
(bản text do đạo hữu Phương Nhã đánh máy, còn thiếu 1 số phần Pali)
Tinh hoa của 45 năm Đức Phật thuyết pháp để giáo hóa chúng sanh bao gồm: Giới, Định và Tuệ, Giới, Định và Tuệ là cái cốt lõi của Đạo Phật những gì Đức Phật giảng suốt 45 năm. Trong khóa thiền này hồi sáng chúng ta đã thọ trì Tam quy và Bát quan trai giới, điều đó có nghĩa rằng chúng ta đã củng cố làm trong sạch Giới ở trong tâm của mình. Và khi hành giả chú tâm quan sát hơi thở ở chỗ tiếp xúc đầu chóp mũi hoặc là hai lỗ mũi thì hành giả đang thiết lập định tâm và trong quá trình thực hành thiết lập tu tập chánh niệm để chúng ta đạt được sự định tâm cho nên chánh niệm hay là sự hay biết hơi thở sẽ giúp cho hành giả có được sự định tâm. Và khi có được định tâm hành giả mới có thể có được sự sáng suốt để thấy rõ những pháp vi tế, sâu xa mà người thường không thể thấy được cho nên trước hết hành giả phải có Giới trong sạch, qua đó hành giả sẽ hoàn thành Giới phần, sau đó thiết lập chánh niệm để đạt được sự định tâm, qua đó hành giả sẽ đạt được Định phần.
Vì vậy khi hành giả có chánh niệm tốt thì hành giả sẽ có định tâm tốt và nhân đây chúng ta cần phải hiểu thêm định tâm là gì? Trước khi hành giả thực hành thiền quán thì hành giả phải thiết lập sự định tâm và sự định tâm ở đây có 3 loại:
_ Thứ nhất là sát na định (Khanika Samādhi), là sự định tâm trong từng sát na, trong từng khoảnh khắc.
_ Định tâm thứ hai đó là cận định (Upacāra Samādhi), là sự định tâm trong một thời gian dài khoảng vài chục phút, 30 phút, 40 phút, một tiếng đồng hồ và nhờ sự định tâm đó cho nên hành giả sẽ thấy các cái ấn chứng, các hình ảnh như là ánh sáng, là khói sương hay là những cái vật có ánh sáng.
_ Và cái loại định thứ ba đó là an chỉ định, an chỉ định ở đây là nói về các cái tầng thiền như là: nhất thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền cõi vô sắc, vô sắc giới và các tầng thiền của vô sắc giới.
Thì để thực hành thiền quán hành giả phải có một trong ba loại định này mới thực hành thiền quán một cách có hiệu quả. Từ một trong ba loại định này hành giả có thể chưa qua đến thực hành thiền quán, hành giả có thể từ sát na định để chuyển qua thiền quán, có thể từ cận định chuyển qua thiền quán và có thể từ an chỉ định chuyển qua thiền quán. Trong ba loại thực hành thiền định này loại thiền định để đạt đến cái loại định gọi là an chỉ là một loại định cao nhất và sự thực hành thiền quán chuyển từ an chỉ định là cái sự thực hành trong ba cái sự chuyển đổi từ thiền định qua thiền quán, thì sự chuyển đổi từ an chỉ định qua thiền quán là sự thực hành cao nhất trong ba cái sự chuyển đổi. Nhưng mà vì để đạt được an chỉ định thì cần một thời gian rất là lâu, có thể là mất vài tháng, vài năm, có thể là vài chục năm để đạt được cái an chỉ định cho nên hầu hết các hành giả đều thực hành đạt được sát na định hoặc là cận định, sau đó chuyển qua thực hành thiền quán.
Bây giờ Ngài sẽ nói về thiền quán. Thiền quán là gì? Thiền quán là sự quán chiếu danh pháp và sắc pháp hoặc là quán chiếu ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức để nhận biết được cái đặc tính: vô thường, khổ và vô ngã của danh pháp và sắc pháp hay là của ngũ uẩn. Có một số hành giả muốn ngắn gọn tóm tắt thì quan sát danh pháp và sắc pháp để biết rõ Tam tướng là: vô thường, khổ, vô ngã. Có một số hành giả muốn giảng rộng hơn, muốn thực hành một cách dài rộng hơn thì quán chiếu ngũ uẩn để thấy rõ Tam tướng: vô thường, khổ, vô ngã. Thật ra theo Vi Diệu Pháp thì danh pháp và sắc pháp hay là ngũ uẩn nếu như nói về các pháp chân đế thì như nhau, chỉ có tên gọi và cái sự chia sẻ khác nhau mà thôi. Khi chúng ta thực hành thiền quán thì sắc pháp dễ thấy hơn là danh pháp vì sắc pháp là những gì thuộc về vật chất, có thể nhận biết được qua 6 giác quan: tai, mắt, mũi, lưỡi, thân; còn danh pháp thì khó thấy hơn.
Danh pháp thì có những đặc tính như thế này:
_ Thứ nhất đó là sự cảm nhận.
_ Thứ hai là sự nhận biết. Sự nhận biết ở đây là sự nhận biết qua tưởng hay là qua những cái gì chúng ta đã kinh nghiệm ở trong quá khứ.
_ Thứ ba đó là cái sự tạo tác, sự tạo tác bằng tâm. Khi làm một việc nào đó thì tác ý, cái tác ý làm việc đó khởi lên và nhờ cái tác ý đó cho nên thân và khẩu của chúng ta nó hoạt động. Thì cái sự tác ý ở đây cũng thuộc về danh pháp.
_ Và thứ tư là cái sự nhận biết, sự nhận biết trực tiếp, chứ không qua sự nhận biết quá khứ.
Như vậy nói theo danh từ Phật học bao gồm là: thọ, tưởng, hành và thức, thì thọ ở đây là sự cảm nhận, cái cảm nhận dễ chịu hay là khó chịu hay là trung tính.
BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI