Videos Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 23August18 Night 1

 

(bản text do đạo hữu Phương Nhã đánh máy, còn thiếu 1 số phần Pali)

Ngài dạy rằng Ngài sẽ đọc lại câu hỏi liên quan đến những gì Ngài đã dạy cho chúng ta ngày hôm qua và hôm nay để cho mọi người ai có thể trả lời và qua câu trả lời đó thì Ngài sẽ điều chỉnh và Ngài sẽ giải thích, hiểu và hiểu hơn, hiểu chính xác hơn cho nên bây giờ Ngài sẽ hỏi, mọi người đừng có ngại, hãy trả lời câu hỏi của Ngài theo sự hiểu biết của mình qua sự thực hành, cũng như là cái sự học hỏi mà chúng ta đã được học hỏi thì cứ trả lời rồi Ngài sẽ theo đó mà giải thích và điều chỉnh.

Sādhu! Sādhu! Sādhu! 

Câu hỏi: Trong suốt 45 năm Đức Phật Ngài thuyết pháp để hóa độ chúng sinh thì Ngài thuyết một cách tóm tắt thì Ngài thuyết gì? Và nói rộng ra thì Ngài thuyết những cái gì? Có hai phần thuyết: thứ nhất Ngài thuyết tóm tắt, thứ hai Ngài thuyết phân tích rộng ra. Như vậy Đức Phật thuyết tóm tắt cái gì? Và thuyết rộng thì Ngài thuyết cái gì? 

Thật ra kiến thức này rất là căn bản và Ngài cũng đã từng dạy chúng ta, bây giờ Ngài chỉ muốn xác minh lại chúng ta có nắm được những gì Ngài dạy không để Ngài có thể dạy cho chúng ta sâu hơn sau khi đã biết chúng ta đã nắm rõ cái phần cơ bản rồi.

Csn: trong 45 năm thì Đức Phật đã thuyết về Tứ Diệu Đế, trong đó có khổ, nguyên nhân của khổ, con đường diệt khổ và đạo cuối cùng. Trong đó muốn mà thành được đạo chứng được Niết bàn thì phải trải qua cái gọi là Bát Chánh Đạo, muốn thành Bát Chánh Đạo thì tiếp đó là Tứ Niệm Xứ, trong đó thì Đức Phật sẽ dạy Tứ Niệm Xứ và trong Tứ Niệm Xứ đấy thì sẽ có đủ từ pháp học cho đến hành thiền. Đấy là Đức Phật giảng trong 45 năm chia làm 3 gọi là: Luật, Luận và Kinh.

Sư gợi ý câu hỏi đầu tiên đó là 2 từ thôi, Đức Phật dạy rộng rãi là cái gì (chỉ cần 2 từ thôi)? Và dạy tóm tắt là dạy cái gì (chỉ cần 3 từ thôi)? là Giới, Định, Tuệ.

Thì trong suốt 45 năm Ngài dạy rất là nhiều và được kết tập lại gọi là Tam Tạng (tạng Kinh, tạng Luật và tạng Vi Diệu Pháp). sau khi Đức Phật thành đạo dưới cội cây Bồ đề thì Ngài đã ngự xung quanh cây Bồ đề trong suốt 7 tuần, tất cả là 49 ngày. 

_ Tuần đầu tiên là Ngài nhập định để hưởng sự an lạc giải thoát.

_ Tuần thứ hai thì Ngài đứng ngắm cây Bồ đề suốt một tuần để tỏ sự tri ân đối với cây Bồ đề đã che chở Ngài.

_ Tuần thứ ba Ngài đã đi kinh hành suốt một tuần.

_ Tuần thứ tư Ngài ngự ở trong một lâu đài được tạo ra bởi chư Thiên để Ngài quán chiếu pháp Thập Nhị Nhân Duyên và Pháp Duyên Hệ, những pháp tương quan tương duyên giữa các danh pháp và sắc pháp, giữa những cái gì nó hiện hữu ở trên thế gian.

_ Vào tuần thứ năm thì Ngài ngự ở một nơi khác để Ngài quán chiếu những cái gì Ngài đã chứng đắc. Và từ cái sự quan sát soi chiếu này sau đó trong suốt 45 năm Ngài đã thuyết giảng cho các hàng chúng sanh bao gồm chư Thiên và nhân loại, những chúng sanh hữu duyên rất là nhiều bài pháp khác nhau dành cho hàng xuất gia cũng có, tại gia cũng có. Và vào lần kết tập Tam Tạng lần thứ nhất thì được các bậc Trưởng Lão đã tập hợp lại và sắp xếp thành 3 phần đó là gọi là Tam Tạng Kinh Điển: Tạng Kinh, Tạng Luật và Tạng Vi Diệu Pháp, thì trong suốt 45 năm thì Đức Phật Ngài giải thích rất là nhiều nhưng mà tựu trung lại thì cái Tạng Luật là liên quan đến Giới, Tạng Kinh liên quan đến Định và Tạng Vi Diệu Pháp thì liên quan đến Tuệ cho nên nói một cách tóm tắt thì trong suốt 45 năm Đức Phật chỉ nói về Giới, Định, Tuệ. Còn nói rộng ra thì Đức Phật Ngài thuyết Tam Tạng: Tạng Kinh, Tạng Luật và Tạng Vi Diệu Pháp.

Như vậy thì có thể hỏi rằng vì sao Đức Phật thuyết 3 phần: Giới, Định và Tuệ, như vậy vì sao Ngài không có thuyết một phần hay hai phần hay là chúng ta có thể thực hành một phần, hai phần thôi hay là chúng ta phải thực hành cả ba phần: Giới, Định và Tuệ? 

Câu trả lời là bởi vì các hàng chúng sanh, chư Thiên, nhân loại có những căn cơ trình độ khác nhau; có những chúng sanh ít phiền não; có những chúng sanh thì nhiều phiền não bởi vì có nhiều loại phiền não tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau. Cho nên Đức Phật Ngài thuyết và chúng ta phải thực hành ba phần đó là Giới, Định, Tuệ. Ba mức độ tồn tại phiền não đó là gì? Đó là mức độ tồn tại ở dạng ngủ ngầm nó chưa có khởi sanh lên ở trong tâm; mức độ phiền não thứ hai đó là mức độ khởi sanh lên ở trong tâm và mức độ thứ ba đó là những phiền não được bộc phát qua thân và khẩu. Vì những phiền não tồn tại ở ba dạng này từ vi tế đến thô cho nên Đức Phật phải thuyết Giới, Định, Tuệ và chúng ta phải thực hành theo ba phần Giới, Định, Tuệ. Và một người khi mà có Giới được trong sạch thì người đó ngăn chặn được phiền não bộc phát qua thân và khẩu, có nghĩa một người mà giữ Giới trong sạch như một cư sĩ giữ Ngũ giới hoặc là Bát quan trai giới thì không có phạm vào những ác nghiệp như là: sát sanh, trộm cắp, tà hạnh, nói dối v.v… sở dĩ một phạm vào những cái bất thiện nghiệp này, sở dĩ những chúng sanh phá giới là vì những phiền não.        

 

BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app