Videos Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 23August18 Am3

 

 

(bản text do đạo hữu Phương Nhã đánh máy, còn thiếu 1 số phần Pali)

Ví dụ như một người đi bắt rắn thì có một con rắn trong hang có 6 lỗ và được hỏi rằng: “Để bắt được con rắn dễ dàng thì làm như thế nào? Vẫn để 6 lỗ như vậy hay là đóng 5 cái lỗ kia, còn chừa 1 lỗ? Thì làm cách nào để bắt con rắn dễ dàng?”. Câu trả lời có thể là: “phải đóng cửa tất cả 6 cái lỗ, đóng cửa 5 cái lỗ, còn chừa 1 lỗ thì khi đó mới có thể bắt được con rắn dễ dàng. Cũng tương tự như vậy khi chúng ta chánh niệm ở trên hơi thở thì chúng ta đóng lại 5 cửa đó là: mắt, tai, mũi, lưỡi và ý, chúng ta chỉ chừa lại 1 cửa đó là thân để nhận biết hơi thở thông qua cái sự tiếp xúc của hơi thở và lỗ mũi thì khi đó chúng ta mới có thể bắt được hơi thở một cách dễ dàng và có thể duy trì chánh niệm trên hơi thở một cách bền vững qua sự thực tập chánh niệm một cách liên tục.

Vào thời Đức Phật có hai vị thượng thủ đệ tử mà chắc có lẽ Phật tử chúng ta đã biết đến đó là Ngài Sàrìputta-Xá Lợi Phất, là vị thượng thủ đệ tử đệ nhất về trí tuệ, vị đệ tử thượng thủ thứ hai đó là Ngài Moggallàna-Mục Kiền Liên, là vị đệ nhất về thần thông. Trước khi hai Ngài chứng đắc thánh đạo, thánh quả A la hán thì đối với Ngài Xá Lợi Phất vốn là một vị có một trí tuệ lớn cho nên Đức Phật Ngài đã hướng dẫn những phương pháp thực hành thông qua không những chỉ 1 giác quan, mà Đức Phật đã hướng dẫn phương pháp thực hành liên quan đến tất cả 6 giác quan; còn đối với Ngài Mục Kiền Liên thì Đức Phật Ngài chỉ hướng dẫn một phương pháp thông qua 1 giác quan mà thôi, đó là phương pháp thiết lập định tâm. Thì đối với chúng ta là những hành giả có những trí tuệ mà không thể so sánh được với Ngài Xá Lợi Phất, cũng như Ngài Mục Kiền Liên cho nên để tu tập có kết quả tốt dễ dàng thì chúng ta nên thực hành phương pháp thông qua 1 giác quan mà thôi, chúng ta đóng lại 5 giác quan kia, chúng ta chỉ chừa lại 1 giác quan đó là thân, chúng ta sẽ chánh niệm trên hơi thở thông qua cái sự tiếp xúc của hơi thở và lỗ mũi, chúng ta chỉ sử dụng một cửa mà thôi, chúng ta đóng 5 cái cửa còn lại thì khi đó cái sự tu tập của hành giả chúng ta mới có thể dễ dàng và có kết quả.

Để có sự tu tập một cách dễ dàng và có kết quả thì chúng ta ngoài việc đóng 5 cửa giác quan, còn chừa lại 1 cửa giác quan để chúng ta cảm nhận hơi thở thì đối tượng hay là đề mục thực hành cũng rất là quan trọng và ở đây là đề mục hơi thở. Hơi thở vốn là một đề mục mà từ khi mỗi người sinh ra đã có và bao giờ chúng ta còn sống thì sẽ còn hơi thở và nó luôn luôn có mặt để cho hành giả lấy làm đối tượng quan sát thiết lập chánh niệm. Trong Kinh Tăng Chi Đức Phật Ngài cũng đề cập đến rất là nhiều cái lợi ích về đề mục hơi thở này: 

_ Thứ nhất đó là rất dễ dàng cho hành giả loại trừ những tâm trạo hối, trạo cử, những tâm lao xao việc này việc kia. Khi mà hành giả chánh niệm quan sát hơi thở thì cái tâm lao xao trạo cử nó sẽ biến mất rất là nhanh.

_ Thứ hai là khiến cho cái tâm rất là dễ định tĩnh. Đề mục hơi thở là một trong những đề mục khiến cho hành giả rất dễ dàng định tĩnh và đối với khoa học hiện đại thì có rất là nhiều nghiên cứu, nhất là một số nghiên cứu về chánh niệm liên quan đến việc chữa trị các căn bệnh. Ngài có một đệ tử ở nước Úc, người này là một bác sĩ về tâm lý và ông ta vừa kết hợp chữa bệnh bằng thuốc vừa hướng dẫn cho các bệnh nhân tu tập chánh niệm ở trên hơi thở và kết quả đặc biệt rất là rõ ràng và hằng tháng thì ông ta cho xuất bản những nguyệt san, những bài báo nói về sự lợi ích của sự tu tập chánh niệm ở trên hơi thở, đặc biệt là để chữa trị một số loại bệnh, trong đó có bệnh tâm thần. Đó là những lợi ích mà khi một hành giả thực hành chánh niệm ở trên hơi thở một cách miên mật.

Bây giờ thì chúng ta sẽ bắt đầu thực hành thiết lập chánh niệm ở trên hơi thở vào, hơi thở ra. Như thường lệ thì trước khi chúng ta thiết lập chánh niệm ở trên hơi thở, chúng ta sẽ làm những phận sự như là lễ bái Đức Phật, phát nguyện cúng dường thân ngũ uẩn đến Đức Thế Tôn, đến vị Thiền sư, chia sẻ hồi hướng đến cho tất cả chúng sanh.

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammā- sambuddhassa. (3 lần)

_ Kính bạch Đức Thế Tôn! Với nguyện vọng chứng ngộ, Niết bàn giải thoát khổ, trong lúc đang hành thiền, con thành kính cúng dường, đến Ngài thân ngũ uẩn, danh pháp sắc pháp này.

_ Kính bạch Ngài Trưởng Lão! Bậc hướng dẫn khóa thiền, với nguyện vọng chứng ngộ, Niết bàn giải thoát khổ, trong lúc đang hành thiền, con thành kính cúng dường, đến Ngài thân ngũ uẩn, danh pháp sắc pháp này.

_ Nguyện chúng sanh luân hồi, trong 31 cõi, thân tâm thường an lạc, thân tâm thường an lạc, thân tâm thường an lạc. Con xin chia phần phước, thiện pháp hành thiền này, đến chúng sanh luân hồi, trong 31 cõi, xin quý vị hoan hỷ, xin quý vị hoan hỷ, xin quý vị hoan hỷ. Chúng con xin hoan hỷ, tâm từ và thiện pháp, mà chư bậc thiện trí, ban rải và chia đến.

Sādhu! Sādhu! Sādhu!

Quý hành giả ngồi xếp bằng, giữ lưng và cổ thẳng đứng một cách tự nhiên, có thể ngồi chân này đặt lên ở trên chân kia hay là chân này đặt ở phía trước chân kia, ngồi một cách thoải mái, để hai bàn tay lên ở trên bàn chân, tay phải để ở trên tay trái hoặc là hai tay để trên hai đầu gối một cách thư giãn thoải mái, nhắm mắt và ngậm miệng, buông thả toàn thân, hướng tâm tới chỗ tiếp xúc của hơi thở và lỗ mũi hay là ở trên đầu chóp mũi   

 

BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app