Videos Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 23August18 Am2
(bản text do đạo hữu Phương Nhã đánh máy, còn thiếu 1 số phần Pali)
Thì sẽ củng cố thêm phần giới của mình ở trong tâm và khi hành giả đã thiết lập được giới, làm trong sạch được giới của mình trong tâm rồi thì khi đó đã sẵn sàng để tu tập định và tuệ.
Những ai đã từng đi biển thì sẽ biết rằng khi mà chúng ta đi xuống thì chúng ta sẽ cảm thấy chúng ta đi từ cạn đến sâu, tương tự như vậy ở trong giáo pháp của Đức Phật là một quá trình tu tập từ cạn đến sâu, vì vậy việc thọ trì Tam quy và Ngũ giới hay là Bát quan trai giới để cho các hành giả cư sĩ là một cái điều rất là quan trọng, bởi vì khi một hành giả đã có giới rồi thì khi đó mới dễ dàng tu tập định và tuệ, cho nên sau khi hành giả đã có giới thì hành giả sẽ thực hành tu tập định và tuệ. Cái sự tu tập định và tuệ là một cái sự thiết lập chánh niệm cho nên khi hành giả ngồi thiền tĩnh tâm và được hỏi rằng: “Hành giả đang làm gì vậy?” Thì chúng ta có thể trả lời rằng: “Chúng ta đang thiết lập chánh niệm hay là tu tập làm phát triển làm sung mãn chánh niệm”.
Và khi được hỏi rằng là thiết lập chánh niệm để làm gì? Với mục đích gì? Thì chúng ta có thể trả lời rằng: “Thiết lập chánh niệm để có được sự thanh tịnh của nội tâm” cho nên Đức Phật dạy rằng PALI 5:03. Cái mục đích thứ hai là PALI 5:09 để vượt qua cái sự lo âu phiền muộn khóc than. Mục đích tiếp theo đó là Dukkha PALI 5:26 để loại trừ hay là để vượt qua khổ thân và khổ tâm, PALI 5:44 để thành tựu chánh trí, PALI 5:50 để chứng ngộ Niết bàn, đó là lợi ích hay mục đích của cái sự thiết lập chánh niệm như Đức Phật đã tự mình tuyên thuyết ở trong cái bài kinh Đại Niệm Xứ.
Và khi được hỏi rằng: “Thiết lập chánh niệm như thế nào?”, thì chúng ta là những hành giả có thể trả lời rằng: “Thiết lập chánh niệm là một cái sự nhớ nghĩ hay là quan sát quán chiếu về thân-những cái gì thuộc về vật chất, về thọ-những cảm giác trong thân và tâm, về tâm và về pháp là những yếu tố thuộc về những trạng thái tâm hay là những tư tưởng suy nghĩ về Tứ đế, những yếu giác ngộ. Nói tóm lại chúng ta quan sát hay là thiết lập chánh niệm ở trên thân, thiết lập chánh niệm ở trên thọ, thiết lập chánh niệm ở trên tâm và thiết lập chánh niệm ở trên pháp, đó là 4 phương pháp mà một hành giả khi thiết lập chánh niệm phải thực hành: khi thì chánh niệm ở trên thân, khi chánh niệm ở trên thọ, khi thì chánh niệm ở trên tâm và khi thì chánh niệm ở trên pháp.
Và nếu như giải thích rộng ra như trong bài kinh Tứ Niệm Xứ thì chánh niệm ở trên thân có 14 phần, chánh niệm ở trên thọ có 9 phần, chánh niệm ở trên tâm có 16 phần và chánh niệm ở trên pháp có 5 phần. Vì sao mà Đức Phật chia chẻ ra nhiều phần như vậy? Bởi vì ở trên thế gian có rất nhiều hạng người khác nhau, nhiều hạng chư Thiên khác nhau. Mỗi chúng sanh có một căn tính, căn cơ và trình độ khác nhau cho nên Đức Phật đã dùng nhiều phương tiện để giảng giải cho tất cả chúng sanh, có những chúng sanh thì thích hợp với phương pháp thực hành chánh niệm ở trên thân, có người khác thì thích hợp với cái sự tu tập chánh niệm ở trên thọ, có người thì ở trên tâm và có người thì ở trên pháp, đó là vì sự khác sai biệt của chúng sanh cho nên Đức Phật đã giảng giải bằng nhiều phương tiện khác nhau, những phương pháp khác nhau như vậy để cho thích hợp với mỗi căn cơ trình độ của các chúng sanh.
Trong bốn sự thiết lập chánh niệm ở trên thân, trên thọ, trên tâm và trên pháp này thì hai cái phương pháp đầu tiên đó là thiết lập chánh niệm trên thân và chánh niệm trên thọ là có một cái sự nổi bật và dễ thực hành đối với số đông cho nên vì vậy trong kinh Đại Tứ Niệm Xứ Đức Phật Ngài đã thuyết về sự chánh niệm ở trên thân và ở trên thọ trước khi thiết lập chánh niệm ở trên tâm và trên pháp. Và trong suốt quá trình khóa thiền 5 ngày ở đây thì chúng ta sẽ thực hành chánh niệm ở trên thân và trên thọ.
Trong phần tu tập chánh niệm ở trên thân thì có tất cả 14 phần như tối hôm qua Ngài đã giảng giải. 14 phần đó là:
_ thứ nhất chánh niệm trên hơi thở vào hơi thở ra.
_ thứ hai là chánh niệm trên tứ oai nghi: đi, đứng, ngồi và nằm.
_ thứ ba là chánh niệm trên mọi cử chỉ hoạt động hằng ngày.
_ thứ tư là chánh niệm trên các phần gọi là thể trược ở trên thân như là: tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận v.v… thì có tất cả là 32 thể trược ở trong cơ thể.
_ Chánh niệm ở trên thân thứ năm đó là chánh niệm trên tứ đại: đất, nước, lửa, gió và 9 sự bất tịnh của tử thi.
Thì trong 14 phương pháp thực hành chánh niệm ở trên thân này hôm nay Ngài sẽ tiếp tục giảng giải cái phần thực hành chánh niệm ở trên hơi thở vào, hơi thở ra mà từ hôm qua chúng ta cũng đã thực hành và hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục thực hành và Ngài sẽ giảng giải.
Khi chúng ta thiết lập chánh niệm ở trên hơi thở thì chúng ta hướng tâm đến hơi thở ở trên lỗ mũi là nơi tiếp xúc giữa hơi thở và lỗ mũi để nhận biết hơi thở đi vào, hơi thở đi ra tại chỗ tiếp xúc, như vậy công việc để cho chúng ta giữ chánh niệm trở nên được giới hạn rất là nhiều, bình thường chúng ta mở tung 6 giác quan của mình để tiếp nhận những đối tượng ở bên ngoài nhưng khi chúng ta thực hành chánh niệm trên hơi thở vào và hơi thở ra thì chúng ta chỉ sử dụng một cửa mà thôi.
BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI