Videos Sayadaw Sundara talked Dhamma in Hanoi 14 Oct
(tri ân đạo hữu Lê Thúy đã gửi bản đánh máy, bản này có thể còn thiếu 1 số phần Pali và chưa kiểm duyệt chính tả kỹ, quý vị có thể tham khảo kết hợp với nghe Pháp trong videos, không dùng tài liệu này để in ấn)
Bắt đầu từ bây giờ Ngài sẽ dạy về những điều hoan hỷ khi mình cúng dường chỗ ở, nơi sinh hoạt đến Chư Tăng cùng tứ chúng trong đó anh Bình và gia đình là người đứng đầu với bạn bè thân hữu đã cúng dường địa điểm này cho giáo pháp với nguyện vọng để cho giáo pháp phát triển, soi rọi ra những ánh sáng cho nên những gì liên quan đến những điều hoan hỷ Ngài sẽ dạy cho mọi người biết để hoan hỷ. Trước khi Ngài dạy về pháp để hoan hỷ thì Ngài cùng Chư tăng sẽ tụng bài Kinh (Pali:02:30), bài kinh Đức Phật hoan hỷ thốt lên trong tâm dưới cội Bồ Đề sau khi Ngài chứng ngộ thành Đức Phật toàn giác để sự cúng dường sẽ tồn tại từ bây giờ đến 5000 năm trong Phật giáo.
Tháng này, tức là đã qua Rằm tháng 9, theo Đức Phật chế định tháng sau Rằm tháng 9 được gọi là tháng ra Hạ của Chư tăng và tháng ra Hạ này kỷ niệm ngày Đức Phật sau 3 tháng lên cõi Trời thuyết pháp để tế độ mẹ mình đã sinh về cõi Trời, đó là tháng các nước theo Phật giáo Therevada luôn luôn tổ chức ngày kỷ niệm Đức Phật từ cõi Trời trở lại cõi Người sau 3 tháng an cư nhập hạ. Ngài dạy rằng, hôm nay anh Bình cùng nhóm thí chủ bạn bè làm lễ khánh thành thiền đường này có mời Chư tăng đến chứng minh với các vị Pháp chủ, người đồng tu đến đây cùng với mục đích là để tri ân, báo ân những người thân trong gia đình của mình đó cũng là dịp kỷ niệm như đón Đức Phật trở về. Ngài sẽ dạy về 1 bài pháp liên quan đến những gì Đức Phật đã dạy trên cõi Trời để tri ân báo ân với mẹ của mình. Duyên hệ về Nghiệp, những gì liên quan đến Nghiệp là nói về những nhân phát sinh ra thế giới này. Ví dụ về Duyên hệ về Nghiệp này cho mọi người dễ hiểu: Nghiệp này như hạt giống, khi có hạt giống thì cây trái phát triển, sinh trưởng thì bây giờ cũng vậy (pali: 8:53) duyên hệ nghiệp này để mọi người đến đây, từ thí chủ đến các vị pháp chủ, bạn hữu rồi đến Chư Tăng, Ngài Tam Tạng khi sanh ra đều có một cái nhân, cái nhân đó là do năng lực của Nghiệp phát sinh ra gọi là (Pali:9:16). Nói về Nghiệp có 2 loại: Nghiệp thiện và Nghiệp ác. 2 loại nghiệp này không phải do ai cả, do từ chính mình. Trong cuộc đời này, có nhiều người gặp được những điều may mắn do kiếp trước đã tạo nghiệp thiện, có nhiều người lại gặp những điều xui, không như ý thì do kiếp trước đã tạo nghiệp ác. Trong sanh tử luân hồi, người nào làm nhiều thiện nghiệp, nhiều việc tốt thì khi sanh ra đời gặp nhiều điều may mắn và ngược lại, tạo nhiều điều xấu, ác thì sẽ gặp nhiều điều không may mắn, gặp xui nên mời gọi Nghiệp do chính mình. Nghiệp ở đây chính là sự hướng tâm, tác ý, khởi ý lên tạo thành nghiệp, khởi ý tốt thì thành nghiệp tốt, tạo ý xấu thì thành nghiệp xấu. Để chứng minh điều này, điều tạo thiện nghiệp ác nghiệp này thì Ngài dạy rằng:
Có câu chuyện trước đây khi Đức Phật Gotama chưa xuất hiện trên thế gian, thời Đức Phật Kassapa có thí chủ xây dựng tăng xá và thiền đường dâng lên Đức Phật, Chư Tăng và vị này sau khi xây xong thì hàng ngày 3 lần (sáng, trưa, chiều tối) đều đến làm công việc phật sự (quét dọn, lau chùi, dâng hoa, nước rồi phục vụ những người đến với chùa…). Một buổi sáng, vị thí chủ này đi từ trong nhà đi ra Chùa để dâng cháo, dâng hoa lên Đức Phật. Trên đường đi qua một nhà trọ thì gặp một người ăn trộm (đi ăn trộm cả đêm nên về mệt nằm ngủ ở đó), vị thí chủ thấy người như vậy: ăn mặc rách rưới, nằm ngủ quên như vậy thì mới nói rằng: người này làm việc không tốt cả đêm rồi nên bây giờ mới không tắm rửa mà ngủ quên như vậy. Người ăn trộm lúc đó mới tỉnh giấc và ngước nhìn lên thấy vị thí chủ đó và nghĩ ông này dám nói xấu ta và với tâm sân hận như vậy đã tìm cách hại vị thí chủ này. Ruộng lúa nhà thí chủ này khi chín đến mùa thu hoạch thì người ăn trộm đó mót hết lúa trong 7 vụ như vậy, gia súc như bò cũng bị người ăn trộm này hại 7 lần như vậy để trả thù vị thí chủ. Vậy mà người ăn trộm chưa thấy hả cơn giận vì mặc dù làm hại nhà thí chủ kia như vậy nhưng vị thí chủ không thấy buồn. Một hôm Chư Tăng đi bát, ở chùa không có ai, người ăn trộm đó đã đốt chùa, vị thí chủ đó không buồn mà còn vui hơn vì có cơ hội thứ hai được xây chùa cúng dường lên Đức Phật và Chư tăng. Sau khi xây chùa xong thì mời Đức Phật và Chư tăng về thuyết pháp, hôm đó người ăn trộm mới đến xem và thấy vị thí chủ không buồn thì nghĩ giết chết ông ấy xem còn vui được không. Và muốn được vào chùa nghe pháp thì phải mặc quần áo chỉnh tề, đẹp đẽ để được vào chùa và làm cho vị thí chủ này phải buồn mới được. Sau khi Đức Phật thuyết pháp xong để hồi hướng thì trước khi hồi hướng vị thí chủ đó mới bạch với Đức Phật: Kính bạch Đức Thế Tôn, trước khi hồi hướng cho con xin nói lời đặc biệt đến người đã đốt ngôi chùa để chia đến người đó đầu tiên và con có cơ hội thứ 2 được xây chùa và có lễ khánh thành ngôi chùa lần thứ 2. Con xin chia phước đến cho người đó trước tiên để thoát khỏi sinh tử luân hồi. Người ăn trộm ngồi bên dưới và nghe được như vậy thì biết sợ và nghĩ mình đã hại vị thí chủ đó mà còn được vị thí chủ chia phước đầu tiên nên ông ấy đã từ bỏ ý định xấu, đứng ra nhận lỗi đốt chùa, xin sám hối và chắp tay lạy rất nhiều lần, dù có hối hận thì cũng đã muộn vì đã làm nghiệp xấu. Người ăn trộm này sau khi chết đã sinh về địa ngục, chịu khổ lâu dài. Như vậy, Ngài vừa nói về sự liên quan xây dựng thiền đường dâng lên Đức Phật, Chư Tăng về người có tác ý bất thiện như vậy. Tiếp theo Ngài sẽ nói về người có tác ý thiện về xây dựng Chùa. Cách đây 100.000 kiếp trái đất có Đức Phật (pali:29:24) xuất hiện trên thế gian. Trước khi Đức Phật (pali: 30:01) xuất hiện thì giữa thời hai Đức Phật toàn giác xuất hiện thì có giáo pháp và có cả Đức Phật độc giác xuất hiện đó gọi là pháp tự nhiên như vậy. Giữa thời hai Đức Phật toàn giác xuất hiện thì có Phật Độc giác xuất hiện trên thế gian. Trước khi Đức Phật (Pali:31:51) xuất hiện trên thế gian thì có hai anh em làm nghề nông và nghề nghiệp của họ là trồng mía. Một hôm người em đi vào thăm ruộng mía và chặt về hai cây (1 của em và 1 của anh), trên đường đi về thì gặp Đức Phật Độc giác. Thấy Ngài đi khất thực nhưng không có cơm trong bát và người em đã chặt 1 đoạn mía dâng lên Đức Phật Độc giác. Đức Phật Độc giác đã ngồi dưới gốc cây và dùng nước mía đó thay cho cơm. Khi thấy Đức Phật dùng mía hoan hỷ như vậy thì người em đã lấy phần mía còn lại của người anh dâng lên cho Đức Phật Độc giác và thưa rằng: Bạch Ngài, phần nước mía này con xin dâng đến cho Ngài để Ngài phân chia đến cho những người bạn đồng tu. Như vậy, ở đây muốn nói rằng về tác ý là tốt, về thân hành động là nhẹ nhàng, vì có thiện tâm tốt như vậy nên lời nói thưa trình với Đức Phật toàn giác rất nhẹ nhàng, đó chính là tác ý tốt qua thân, khẩu, ý. Người em sau khi bố thí xong, về nói lại với người anh để cho người anh hoan hỷ thì hai anh em sau khi thân hoại mạng chung sinh về cõi Trời, hưởng mọi sự an lạc do thiện nghiệp thân khẩu ý đó. Đến kiếp thứ 99, khi Đức Phật (Pali: 37:15) xuất hiện trên thế gian thì hai anh em sinh vào gia đình ông Phú hộ, người anh nghe pháp, xuất gia và trở thành Arahan. Người em ở nhà, xây lên một ngôi Thiền đường để cho Đức Phật cùng Chư tăng trú ngụ và trên Thiền đường đó Đức Phật thuyết pháp người em trải rất nhiều châu báu với mục đích những người đến nghe pháp được phép lấy về đế sinh sống, chỉ được lấy những thứ đó trong bàn tay, không được đem bao bọc đến lấy. Người em sau khi bố thí như vậy cho đến hết đời luôn. Sau khi người em chết thì cũng không chứng ngộ được gì. Đến thời này, ở Việt Nam nói đến Ngài Đại Phú hộ (Pali:39:04) thì không phải ai cũng biết, bên Miến Điện thì ai cũng biết và khi nào họ làm phước xong họ cũng cầu nguyện kiếp nào cũng giàu như ông Đại phú hộ đó, tu tập và chứng ngộ. Ông giàu như thế nào? Trong lịch sử ghi lại, khi ông mua đất xong thì tự nhiên lâu đài, vàng ngọc sẽ phát sinh, trong nhà không dùng bóng đèn để chiếu sáng sợ nhữ mắt mà chỉ dùng ngọc ngà châu báu để chiếu sáng thì đó là ông Đại phú hộ giàu nhất trong 5 người giàu có thời Đức Phật. Ông ấy là đại phú hộ nên trong nhà không bao giờ thắp đèn dầu, chiếu sáng bằng ngọc ngà châu báu. Ở Rājagaha có vua Bimbisara, sau khi bị con trai là Ajatasattu giết và lên ngôi. Vị vua này ngày trước có đến nhà ông Đại Phú hộ và nói rằng: mình là vua mà không bằng ông ấy và ông chịu không nổi nên đã dùng quân đến đánh để chiếm lâu đài đó để thuộc về ông ấy. Nhưng do phước đức của ông Phú hộ và được sự hộ trì của Chư Thiên thần hộ pháp cho nên không có quân lính nào đến gần được cổng và lúc vị Vua kéo quân lính đến đánh chiếm lâu đài là lúc ông Phú hộ đang ngồi nghe Đức Phật giảng pháp. Sau khi đánh chiếm không được lâu đài của ông Phú hộ, vị vua đi lang thang và đến chùa gặp Đức Phật. Ông Phú hộ cũng biết được rằng Đức vua Ajatasattu đến tịch thu lâu đài đó thì ông Phú hộ này mới tâm kinh sợ và nghĩ trong tâm rằng: mình giàu có do thành tựu và nghiệp tốt trong quá khứ mà bây giờ có người đến tịch thu. Thực ra những gì mình tạo ra trong đời này thì ai cũng có quyền chiếm đoạt, vì kinh sợ như vậy nên ông Phú hộ đã xin Đức Phật cho xuất gia ngay tại đó. Một thời gian sau, ông tu tập và chứng ngộ Arahan. Sau khi thành bậc Arahan cao thượng trong Phật giáo rồi thì 2,3 ngày sau vị Arahan này đi vào thành khất thực thì một số chư tỳ khưu mới hỏi vị Arahan này(vì không viết Ngài là Araha): Bạch Ngài, bây giờ của cải, tài sản, vợ con của Ngài, Ngài còn luyến tiếc không? Và Ngài có muốn hoàn tục để trở về sống với của cải và thân bằng quyến thuộc không? Ngài nói: bây giờ những dính mắc và tài sản, vợ con với Ngài không còn nữa. Sau khi nghe vị Arahan nói như vậy thì các Tỳ khưu mới nắm tay vị Arahan kéo về chùa bạch với Đức Phật rằng vị Arahan này mới đi tu được vài ngày mà nói không dính mắc để thể hiện mình cao thượng. Lúc đó Đức Phật mới dạy một bài kệ chứng minh rằng người không còn tham ái thì không còn dính mắc nữa và chứng minh Ngài Đại Phú hộ đã chứng đắc Arahan. Ngài nói về bài kệ: Đức Phật nói người nào không còn tham ái thì không còn dính mắc nữa, ai đã đọc bài kinh Chuyển Pháp Luân có đoạn nói về Niết Bàn, tính chất của Niết Bàn là diệt, diệt tham ái, diệt dính mắc, diệt tham ái thì những hạt giống khác, sự sanh khác cũng diệt luôn. Nói diệt có 3 loại: Diệt trong từng giây lát, Diệt trong sự chế định, Diệt đoạn tuyệt không còn dính mắc nữa đó là diệt đoạn tuyệt tham ái như bậc thánh Arahan, Chư Phật Độc Giác, Chư Phật Toàn giác. Diệt trong Phật giáo còn có ý nghĩa là không tái sinh trở lại nữa, đoạn tuyệt tham ái, cái đó gọi là Niết Bàn Nirvàna. Còn hai cái Diệt trước không gọi là Nirvàna mà gọi là Nirvàna trong từng sắc na hoặc Nirvàna theo chế định của con người. Nói tiếp về sự Diệt thì Ngài dạy rằng hôm nay mọi người đến đây thỉnh tượng Phật, thỉnh Chư tăng về để khánh thành, làm lễ ra mắt Thiền Đường này với tâm cung kính, kính trọng thì mình đã diệt được tâm tham ái trong giây lát một và để xây dựng được tòa nhà như thế này và hướng tâm đến việc dâng 1 tầng đến Chư tăng và mọi người cùng nhau tu tập thì đó cũng là trong từng giây lát như vậy cũng diệt được tham ái trong từng giây lát. Thiền đường này với mục đích để hàng ngày mọi người thực hành hơi thở thì trong khi thực hành hơi thở cũng vậy cũng có từng giây lát mình cũng diệt được tham ái. Người nào chứng đắc Đệ nhất thiền, Đệ Nhị thiền, Đệ Tam thiền, Đệ Tứ thiền thì khi tâm thiện vẫn còn tồn tại thì cũng diệt được tham ái dài lâu hơn và sau khi Tứ Thiền không hoại thì người nào sinh về cõi Phạm Thiên thì tham ái cũng diệt, tham ái cũng không sinh lên ở cõi Phạm Thiên nữa cho nên người đó cũng diệt tham ái một cách lâu dài. Hồi nãy là diệt trong từng giây lát, còn đây là diệt lâu dài. Trong Phật giáo có 2 loại đó là diệt trong từng giây lát và diệt lâu dài và người nào chứng đắc Đệ Nhất, Nhị, Tam, Tứ thiền sẽ sinh về cõi vô sắc giới cõi Phạm Thiên sẽ diệt lâu dài.
Ngài dạy rằng, tham ái dù có diệt lâu dài cũng không nên hài lòng bởi vì trong Tam Tạng, Chú giải có ghi là: cách đây từ 500-700 năm ở Tích Lan có một bậc thánh Arahan có một người đệ tử gọi là Sadi nhỏ chứng đắc được Tứ thiền có thần thông, ham chơi, bay đi đây đi đó và bậc Arahan đó dạy để tử rằng con không nên diệt cái thiền bởi sẽ có tai nạn nguy hiểm nhưng vì nhỏ ham chơi nên thấy không có gì hại cả. Đến khi vị Sadi lớn hơn vẫn nghĩ như ngày còn nhỏ vẫn bay vẫn nhảy. Một hôm, đang bay như vậy thì đang bay qua khu vườn có 1 cô thiếu nữ đi hái lá hái hoa vừa hái vừa hát, vị Sadi nghe tiếng hát hay quá mới đáp xuống và nhìn thì tham ái phát sinh lên và có sự yêu thích như vậy tham ái mà diệt lâu dài nhưng khi có đối tượng nguyên nhân để nó phát sinh trở lại thì đó là điều Ngài dạy không nên hài lòng bởi vì thiền mà không được giữ gìn thì cũng sẽ bị hủy hoại. Người nào có thiền, có thần thông và có thiền quán nữa thì sẽ giữ vững, bền vững lâu dài vì vậy Ngài dạy rằng giữ Thiền phải có Vipassana.
Nói về Thiền tuệ không có gì khó cả, mọi người ở đây có thể có học, có đọc cứ nghĩ là khó nhưng thực chất không khó gì. Mọi người hàng ngày thường hành về hơi thở, để phân biệt được danh và sắc không có gì khó. Khi hơi thở vào trong nó thuộc về gió là sắc pháp bởi vì chất gió nó không biết rằng nó đang đi ra đi vào lỗ mũi thuộc về sắc và lỗ mũi cũng thuộc về sắc vì nó không biết rằng có gió vào ra và sự xúc chạm giữa gió và lỗ mũi cũng là sắc pháp. Và cái biết rằng có sự xúc chạm, vào ra ở đầu lỗ mũi đó nó thuộc về danh pháp. Tóm lại, muốn hiểu danh sắc rất là dễ, sự xúc chạm đó, sự vào ra ở đầu lỗ mũi thuộc sắc pháp và cái biết có hơi thở đang vào ra, có sự xúc chạm ở đầu lỗ mũi thuộc về danh pháp, đó là sự trí tuệ, thiền tuệ phân biệt được danh và sắc. Sau khi phân biệt được danh sắc rồi thì tùy theo mỗi người, có người thấy đó là sự khổ, có người thấy sinh diệt vô thường, có người thấy không theo ý của mình, mình không làm chủ được thì đó là vô ngã thì người nào quán trên danh sắc thì người đó đang thực hành thiền tuệ.
Mọi người đang ngồi ở đây, bên dưới cái nền cũng là một sắc pháp rồi từ chân của mình, mắt cá chân, mông, đùi xúc chạm với cái nền này cũng thuộc về sắc pháp. Có sự biết rằng, có sự xúc chạm giữa đụng chạm đó nó thuộc về danh pháp, đó cũng là sự phân biệt về danh sắc. Mọi người sau khi phân biệt được như vậy, ai có duyên về vô thường thì quán vô thường, ai có duyên về khổ thì quán khổ, ai có duyên vô ngã thì quán vô ngã để cho trí tuệ thiền tuệ phát sinh.
Người nào muốn thực hành về danh sắc lâu ngày thì sẽ thấy được sự sanh diệt liên tục nơi thân này và thấy thân mình sinh diệt liên tục rồi qua kính hiển vi hay gì đó thì bắt đầu phát sinh tâm nhàm chán, sợ hãi. Trí tuệ thấy rõ có trí tuệ gọi là sợ hãi và tiếp tục như vậy muốn thoát ly, cuối cùng là thánh đạo thánh quả, chứng đắc thánh nhập lưu, người nào có Balamat đầy đủ thì chứng đắc Arahan diệt tham ái một cách đoạn tuyệt. Hồi nãy là diệt tạm thời, diệt lâu dài và bây giờ tiến hành thiền tuệ thì mới đoạn tuyệt gọi là (pali:01:05:39).
Điều mình đang nói ở đây là nói đến Ngài Đại Phú hộ (pali:01:06:48), người này tiền kiếp bắt đầu mà để có tác ý thiện tâm tốt để nuôi dưỡng đến bây giờ chứng đắc bậc arahan, đoạn tuyệt tham ái bằng cái cung kính lễ bái Đức Phật Độc giác, dâng cốc chùa cho Đức Phật và rải vàng ngọc lên đó ai muốn thì mang về và tiếp theo là Ngài xuất gia và chứng ngộ. Đó là tác ý thiện tâm được nuôi dưỡng từ bắt đầu khi cúng dường mía, cốc, diệt tham ái rồi giờ chứng đắc bậc arahan nhờ quả của tác ý thiện tâm.
Nói tóm lại, bắt đầu của bài pháp nói về cõi trời, Đức Phật thuyết pháp để tế độ mẹ, Ngài dạy về bộ Vi Diệu Pháp nói về Nghiệp và Duyên Hệ. Nghiệp có 2 loại: thiện và ác. Câu chuyện đầu tiên là về nghiệp ác, nghiệp ác sẽ cho sinh về 4 cõi khổ, nghiệp thiện (bố thí mía, xây cốc đến khi chứng đắc Arahan), Anh Bình cùng bạn bè và các thí chủ ở đây tác ý thiện tâm cúng dường Thiền đường này thì sau này sinh về kiếp Người, cõi Trời hưởng mọi an lạc, chứng ngộ Niết Bàn.
Ngài dạy rằng hôm nay, anh Bình với mọi người dâng hoa dâng đèn, xe cộ đi lại thì đó gọi là bố thí. Vừa rồi có thọ trì Tam quy và Ngũ giới trong sạch, bây giờ còn 2 cái nữa là Định và Tuệ. Trước khi vào Thiền Định để cho định tâm an lạc, mọi người cùng niệm Phật 3 lần để dâng cúng sinh mạng này đến Đức Phật trong lúc hành thiền và rải tâm từ đến tất cả chúng sinh đó là những đề mục thiền hộ trì và sau nữa là cùng nhau hành thiền hơi thở vào ra chú tâm vào đầu lỗ mũi, 1 thời gian chúng ta bắt đầu quán cảm thọ.
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Kính bạch Đức Thế Tôn, với nguyện vọng chứng ngộ, Niết Bàn giải thoát khổ, con xin dâng đến Ngài thân ngũ uẩn danh pháp, sắc pháp nảy của con, nguyện chúng sanh luân hòi trong 31 cõi thân tâm thường an lạc, thân tâm thường an lạc, thân tâm thường an lạc. Sadhu, sadhu, sadhu.
BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI