Videos Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng IX thuyết Pháp tại HN

 

 

(tri ân đạo hữu Lê Thúy đã gửi bản đánh máy, bản này có thể còn thiếu 1 số phần Pali và chưa kiểm duyệt chính tả kỹ, quý vị có thể tham khảo kết hợp với nghe Pháp trong videos, không dùng tài liệu này để in ấn)

Vấn đề thuyết pháp khiến cho một người đạt được sự thành công, hưng thịnh, an lạc và hạnh phúc trong đời sống hàng ngày, cửa ngõ hạnh phúc là bài pháp trong chương trình tối hôm nay. Trong cuộc sống này mỗi người có một công việc riêng với mục đích và sự lựa chọn riêng cho nên tất cả mọi người đều có cuộc sống khác nhau. Như chúng ta thấy, tuổi ấu thơ được học hành, giáo dục, lên đến tuổi trung niên mọi người phải đi kiếm công ăn việc làm, buôn bán, Kkinh doanh…đến tuổi trưởng thành đến tuổi về già thì mọi người lại quay trở về với đời sống thực hành những công đức phúc của mình…Cho dù là một người có đi tìm kiểm học vẫn thông qua việc học tập ngay từ nhỏ, hay là đi tìm kiếm công ăn việc làm, một công việc kinh doanh buôn bán nào, hay đi tìm kiếm trí tuệ thông qua việc thực tập thiền thì việc thành công trong sự nghiệp học tập, học vấn, thành công trong sự nghiệp kinh doanh buôn bán hay thành công trong việc tu tập thiền thì đều cần phải có những yếu tố hỗ trợ cho chúng ta thành công được. Đức Phật đã dạy những pháp này: 

Một thời Đức Thế Tôn ngự tại Kỳ Viên Tịnh Xá, ở trong (Tiếng Việt: 4:04) của ông Anāthapiṇḍika. Trong thành Srāvastī này có ông Phú hộ. Ông ta có 1 đứa cháu 7 tuổi rất thông minh. Trí tuệ của đứa cháu rất sắc sảo và nhạy bén. Dù mới 7 tuổi nhưng cậu bé này rất thông minh và có những câu hỏi sắc bén. Cậu bé này cũng thấy được xung quanh mình có những người giàu có, thành công trong cuộc sống và thấy được những người không thành công trong cuộc sống, làm ăn buôn bán. Cậu bé cũng nhìn thấy xung quanh mình có những người có trình độ học vấn thấp, ít học và có những người có học thức. Vì vậy, cậu ngạc nhiên và thắc mắc, bèn đi đến người cha của mình và hỏi: Cha ơi, tại sao có những người thì giàu, có những người lại nghèo, có những người ít học, có những người có học? Người cha rất ngạc nhiên về câu hỏi sắc sảo của cậu bé và biết rằng mình không có khả năng để trả lời cho cậu bé thỏa mãn nên hai cha con cùng nhau đi đến Kỳ Viên Tịnh Xá gặp Đức Phật để hỏi vấn đề này. Người cha bạch với Đức Phật: Bạch Đức Thế Tôn, con trai của con có hỏi con: tại sao trong đời này lại có những người giàu có, người nghèo hèn, có những người ít học và có những người có học? Người cha bạch với Đức Phật xin Ngài hãy trả lời câu hỏi này cho con của con. Đức Phật nói như thế này: Ở trong thế gian này cũng có những người làm công việc như nhau, cùng kinh doanh buôn bán như nhau nhưng có người thành công, người thất bại. Vì cớ gì? Ngài đã dạy 6 lý do khiến một người thành công, 6 pháp đưa đến thành công: 

  • Thứ nhất là có sức khỏe: tất cả chúng ta ai cũng mong muốn có sức khỏe tốt. Nếu có sức khỏe tốt thì mới học tập tốt được và mới có khả năng kinh doanh buôn bán tốt đẹp và tầm cầu giáo pháp tốt đẹp. Khi không có sức khỏe thì việc học tập khó thành công và dù học được kiến thức hay nhưng có vấn đề về sức khỏe thì kiến thức mà mình học được cũng khó sử dụng được khi mình không có sức khỏe. Không có sức khỏe thì khó đi tìm kiếm của cải vật chất và thậm chí khi tìm kiếm được của cải vật chất rồi thì việc sử dụng, thọ dụng cũng khó khăn. Quý vị cũng thấy, có những người làm ra của cải rồi đổ bệnh thì vật chất của cải mình làm ra cũng không thọ dụng được. Cho nên vấn đề sức khỏe rất là quan trọng. Đây là vấn đề đầu tiên, chi pháp đầu tiên mà Đức Phật đã dạy. Trong chú giải của bổn kinh này các vị chú giải sư đã chia ra Sức khỏe ở đây thành 2 lĩnh vực: có sức khỏe về thể chất và có sức khỏe về tinh thần. Sức khỏe thể chất là không có bệnh tật, đi đứng nói năng làm việc rất thoải mái nhưng khi có bệnh rồi thì nhanh tìm thầy chữa bệnh. Sức khỏe về tinh thần, nói về tâm của mình, tâm có bệnh tức là những lúc phiền não tấn công, bất thiện pháp thâm nhập thì lúc đó tâm mình đang có bệnh. Bệnh của tâm tức là mình mong muốn phi pháp, tâm sân hận khởi lên, tâm ganh tỵ, bỏn xẻn khởi lên. Đây là những căn bệnh của tâm, bệnh của tinh thần. Khi mình có tâm bệnh như vậy thì cần uống thuốc gì? Chỉ uống thuốc pháp và chữa tâm bệnh thì có hai phương thuốc là (Pali:15:00) và phương thuốc vipassana đó là phương pháp lắng tâm an chỉ hành thiền an chỉ và thực hành thiền tuệ. Khi mình sử dụng pháp bảo đó là thực hành (Pali:15:35) và vipassana hàng ngày chăm chuyên thì có thể tránh khỏi những bệnh về tâm, tinh thần. và Ngài xin nhắc lại ở đây pháp đầu tiên để dẫn đến hạnh phúc đó là Sức khỏe, sức khỏe cực kỳ quan trọng.
  • Thứ hai dẫn đến hạnh phúc, thành công, thịnh vượng đó là thực hành Giới hạnh của mình, theo nghĩa Pali thì chỉ có 1 từ đó là Sila. Khi Đức hạnh của mình bị hư hại thì tất cả những công việc hàng ngày, làm ăn buôn bán của mình sẽ bị hủy hoại bởi sự hư hỏng về giới hạnh. Giới hạnh ở đây có hai vấn đề. Chúng ta vừa thọ trì Tam quy và Ngũ giới: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu và các chất say. Đấy là giới hanh thuộc về giới mà chúng ta vừa thọ nhận. Loại giới hạnh thứ hai là chúng ta thực hành theo những luật lệ đó là những nghĩa vụ và bổn phận mà chúng ta phải thực hành như là nghĩa vụ và bổn phận của người cha mẹ đối với con cái, của con cái đối với cha mẹ, người thầy đối với trò và ngược lại…đó là những nghĩa vụ, điều luật mà chúng ta phải thực hành, áp dụng.
  • Thứ ba là tôn trọng những bậc trưởng thượng, những bậc có giới hạnh, có trí tuệ. Khi mình cung kính những bậc có giới hạnh, trưởng thượng, tiếp cận học hỏi và thực hành theo lời dạy của bậc có giới hạnh thì mình có lợi ích. Nếu mình không tiếp cận những bậc có trí tuệ, giới hạnh, phạm hạnh, đạo hạnh để lắng nghe, tiếp thu, học hỏi những điều hay, tốt đẹp từ họ thì rất khó có thể thành tựu, thành công trong công việc, đời sống. Như vậy điều cần thiết và quan trọng là chúng ta thân cận được những bậc có trí, có đạo hạnh, được nghe những lời khuyên răn đúng đắn để thực hành có được sự thành công 
  • Thứ tư là (pali: 21:22) có nghĩa là đa văn, kiến thức uyên bác, tích lũy nhiều kiến thức, phong phú. Khi chúng ta nghe nhiều, học nhiều, tích lũy được nhiều kiến thức, những kiến thức rất cần thiết để phục vụ cho đời sống của chúng ta. Một người không học nhiều hiểu rộng thì đi tìm kiếm công ăn việc làm khó khăn, thậm chí tự họ không thể giúp họ được. Nếu chúng ta tích lũy những kiến thức liên quan đến học vấn thì chúng ta sẽ có kiến thức về học vấn, tích lũy kiến thức liên quan đến kinh doanh thì có kiến thức về kinh doanh, tích lũy kiến thức liên quan đến sự thực hành pháp thì có kiến thức liên quan đến thực hành pháp và điều này rất cần thiết 
  • Thứ năm là thực hành pháp, thực hành như chánh pháp, nếu như thực hành theo chánh pháp và không theo phi pháp thì sẽ có cơ hội thành công. Khi thực hành theo phương pháp sai lạc thì ngay lập tức sẽ thấy những khổ đau, phiền não lập tức đến với mình 
  • Thứ sáu là không lười biếng có nghĩa là luôn nỗ lực siêng năng, tinh tấn. Cho dù công việc mình đang là gì, là học tập là làm ăn buôn bán, hay là tìm cầu giáo pháp để thực hành, nếu lười biếng, không siêng năng thì không có lợi ích gì. Trong thế gian có một câu nói: Muốn có được con sư tử thì phải vào hang sư tử để bắt tức là muốn có được nó thì phải thực hành nó. Đây là câu trả lời của Đức Phật dành cho ông Phú hộ vì con trai đã thắc mắc. 

Tất cả các quý vị ngồi đây suy nghĩa xem mình đang tìm kiếm gì, người thì tìm kiếm học vấn, công việc kinh doanh buôn bán, tìm kiếm pháp để thực hành thì quý vị sẽ thấy có nên thực hành theo pháp của Đức Phật dạy không. Kết thúc bài pháp với câu chúc tất cả mọi người ở đây tìm kiếm điều gì trong 3 lĩnh vực trên cầu mong cho mọi người thành tựu được mục đích, nguyện vọng, sở nguyện của mình bằng 6 chi pháp mà Đức Phật đã dạy trong bổn sanh cửa ngõ hạnh phúc. 

Ngài tri ân tất cả mọi người.

Sadhu, Sadhu, Sadhu.

 

BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app