2 Sự Thực Hành Dựa Trên Tư Duy & Dựa Trên Thấy Biết – Ngài Tam Tạng 10 Thuyết Pháp 05-09

 

 

Videos Bhaddanta Sundara – Tipiṭakadhara, Tipiṭakakovida, Dhammabhaṇḍāgārika Talk In Hanoi Sep

Hồi nãy chúng ta có một thời tọa thiền 10 phút để phát triển sự định tâm trước khi thính pháp. Ở chùa Ngài thường thường Phật tử có thời gian nhiều hơn và hành thiền nhiều hơn, nhưng bây giờ chúng ta không có thời gian nhiều cho nên chúng ta chỉ hành thiền trong vòng 10 phút, rồi sau đó thỉnh Ngài ban bố cho một thời pháp.

Bài pháp thoại hôm nay Ngài sẽ chia sẻ liên quan đến hai quan điểm hay là hai sự thực hành: thứ nhất là sự thực hành dựa trên tư duy, thứ hai là sự thực hành dựa trên sự thấy và biết.

Cách đây rất là lâu ngay cả trước khi Đức Phật xuất hiện ở trên thế gian cách đây hơn 2600 năm, ở các nước trên thế giới thì đã xuất hiện các hệ thống quan điểm triết lý triết học, trong đó có một quan điểm cho rằng PALI 3:08 tất cả những thứ tồn tại kể cả con người đều do một đấng Phạm thiên một đấng tạo hóa tạo ra thì đây là quan điểm dựa trên cái sự tư duy, suy nghĩ của các người xưa.

Quan điểm thứ hai đó là dựa trên cái sự thấy biết của nghiệp, có nghĩa là dựa trên cái sự thực hành và cái sự thực hành này, cái quan điểm này cũng có thể gọi là PALI 4:11 quan điểm hay là sự thực hành của Đức Phật đấng giác ngộ. Để trở thành một vị Phật thì Ngài phải thực hành nhiều Ba la mật khác nhau trong thời gian rất là dài, một thời gian không thể đếm được và trong suốt thời gian mà Ngài thực hành Ba la mật thì tất cả những gì liên quan đến sự thực hành đều dựa trên sự thấy và biết của một vị Bồ Tát. 

Như chúng ta thấy ngôi nhà này thì không phải do một đấng tạo hóa tạo ra, mà do công sức tiền của của gia đình thí chủ Trương thị Bình đã dày công tạo dựng trong một thời gian dài cho nên sự thực hành này nói lên rằng trong đời sống của chúng ta thì những cái gì mà chúng ta làm đều có một cái triết lý gọi là triết lý về nghiệp hay triết lý hành động, khi có hành động mới có kết quả. Và vào kiếp chót Đức Bồ Tát cũng phải tu tập trong suốt 6 năm và sau đó ở dưới cội cây bồ đề mới có thể trở thành một vị Phật toàn giác sau khi thực hành phương pháp quán niệm hơi thở thì sự thực hành này đều dựa trên triết lý hành động, nếu như không có thực hành thì sẽ không có kết quả.

Vào đêm rằm tháng tư âm lịch ở dưới cội cây bồ đề, Đức Bồ Tát đã thực hành quán niệm hơi thở, phát triển định tâm, chứng đắc các tầng thiền từ nhất thiền đến tứ thiền, nhập vào an cận định; sau khi xuất ra khỏi định tứ thiền Ngài đã quán chiếu danh sắc, thấy rõ sự vô thường sinh diệt của danh sắc, thấy rõ sự không có thích thú ở trong danh sắc và những cái gì vô thường, thay đổi, biến hoại, sinh diệt, không thích thú thì những cái đó không phải ta, không phải của ta.

Sau khi thấy rõ những đặc tính vô thường, khổ, vô ngã của danh sắc và sắc pháp hay là vật chất và tâm linh thì Ngài đã trở thành một vị Phật toàn giác và sau khi Ngài giác ngộ thời gian ngắn ở dưới một gốc cây gần cội cây bồ đề, Ngài đã suy nghĩ rằng: “Để mang lại lợi lạc cho chúng sanh thì Ta nên thuyết pháp hay không? Và nếu như thuyết pháp thì nên thuyết pháp gì để cho chúng sanh có thể hiểu và có được lợi ích”, khi Đức Phật suy nghĩ như vậy thì chúng ta có thể nghĩ rằng những gì Đức Phật dạy là do suy nghĩ nhưng không phải thế! Đức Phật do trí tuệ toàn giác có thể thấy biết mọi thứ khi đạt được tâm thấy, do dù ở trong quá khứ hay trong tương lai khi Ngài hướng tâm để muốn biết một điều gì thì Ngài biết rất là rõ những điều đó. Và Ngài thấy rằng chúng sanh ở trên thế gian khi làm người hay làm chư Thiên hay làm súc sanh đều do nghiệp lực của mỗi chúng sanh đó tạo ra và với kinh nghiệm thấy biết của Ngài trong suốt một thời gian rất là dài, suốt mấy a tăng kỳ và mấy trăm ngàn đại kiếp, một thời gian rất là dài không thể đếm được bằng năm, bằng thế kỷ hay là bằng thiên niên, thời gian không thể tính bằng số được, thời gian rất là dài, chỉ có ví dụ mới có thể hiểu được. 

Thì với sự hiểu biết của một vị Phật toàn giác thấy rõ quá khứ và tương lai Ngài đã thấy rằng tất cả những chúng sanh ở trên thế gian sinh ra và chết đi hoặc là tái sanh trở lại đều do nghiệp lực nghiệp riêng của mỗi chúng sanh làm nhiều điều ác thì có thể tái sanh vào những cảnh giới đau khổ như là súc sanh, địa ngục, a tu la, ngạ quỷ. Còn những chúng sanh thực hành nhiều thiện nghiệp thì có thể tái sanh làm người, làm chư Thiên, làm Phạm thiên và nếu như thực hành đúng con đường trung đạo, bát chánh đạo thì có thể trở thành một vị Phật, một bậc Thánh diệt tất cả mọi phiền não, không còn đau khổ trầm luân ở trong Tam giới.

Với trí tuệ của Ngài thì Đức Phật quán chiếu những gì Ngài sẽ dạy, chỉ trong một thời gian ngắn sau khi Ngài giác ngộ từ ngày thứ 24 tới ngày thứ 31 thì trong vòng một tuần Đức Phật đã quán chiếu xuyên suốt những gì Ngài sẽ dạy cho chúng sanh, ngay cả chư Thiên và nhân loại. Sau khi Ngài quán chiếu như vậy và quán suốt (14:42) 5 năm thì Ngài đã thuyết pháp ở nhiều quốc độ khác nhau tại xứ Ấn Độ và khi những lời dạy của Đức Phật được kết tập lại thành Tam Tạng Kinh Điển như bây giờ các Ngài thông thuộc Tam Tạng học và hành trì thì trường hợp Ngài ở đây đã học để thông thuộc thấu suốt Tam Tạng trong một thời gian rất là dài trong suốt thời gian 30 năm, trong khi đó Đức Phật quán chiếu những gì Đức Phật dạy và bây giờ được ghi lại trong Tam Tạng trong vòng mà thôi.

Để chúng ta có một khái niệm về Tam Tạng Kinh hay là những gì Đức Phật dạy trong suốt 45 năm thì được chia làm 3 phần: phần thứ nhất gọi là Luật, thứ hai Kinh, thứ ba là Vi Diệu Pháp, đây gọi là 3 phần Tam Tạng Kinh Điển Phật giáo.

Theo số trang thì là hơn 10.000 trang sách và đó chỉ mới kể Tam Tạng Kinh Điển mà thôi, ngoài ra còn có những bộ sách giải thích Tam Tạng Kinh Điển còn nhiều hơn gấp đôi số trang của Tam Tạng Kinh Điển.         

Bài Pháp do Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng 10 hướng dẫn, Sư Thiện Đức hỗ trợ dịch tiếng Việt. Bản text tốc ký bởi bạn Phương Nhã

 

BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app