Ngài Tam Tạng 10 Bhaddanta Sundara Thuyết Về Thiền Định & Thiền Tuệ Vào Tháng 9 Tại HN, Sư Thiện Đức Dịch Việt

 

(BHADDANTA SUNDARA – TIPIṬAKADHARA, TIPIṬAKAKOVIDA, DHAMMABHAṆḌĀGĀRIKA TALK IN HANOI SEP)

(bản text do đạo hữu Lê Thuy tốc ký, còn thiếu phần Pali)

… thì có thể phát triển sự định tâm, có thể nhập định trong một thời gian, 1 tiếng, 2 tiếng đồng hồ. Trong Thiền định có 4 tầng thiền: nhất thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Có 4 tầng thiền vô sắc giới. Đây là những tầng thiền định rất là cao, không chỉ trong Phật giáo mà ngoài Phật giáo cũng có. Nhờ Thiền định mà hành giả có thể phát triển các loại thần thông, có thể biến hóa từ 1 người thành nhiều người, có thể lấy tay mình chạm vào mặt trăng mặt trời, có thể đi trên hư không như chim đang bay, có thể độn thổ… Đây là những loại thần thông được phát triển nhờ tu tập thiền định.

Loại thiền thứ 2 là Thiền Minh Sát hay còn gọi là Thiền Quán thì chỉ có ở trong Phật giáo và chỉ có Thiền quán mới giúp hành giả loại trừ vĩnh viễn các loại phiền não và qua đó có thể chấm dứt những khổ đau ở trong Tam giới. Đức Phật dạy rằng trong 2 loại Thiền, nếu như 1 người 1 hành giả chỉ thực hành Thiền định mà không thực hành Thiền quán thì chưa thực sự tận dụng hết cơ hội của một kiếp người, nói cách khác hành giả đó khi sinh ra làm người nhưng chưa viên mãn, chỉ khi nào thực hành Thiền quán mới tận dụng hết cơ hội của 1 kiếp người. Ngài đã ca ngợi liên quan đến 1 tín nữ tên là (pali: 3:08). Ngài dạy rằng (pali: 3:13), đây là nguyên văn lời dạy của Đức Phật bằng tiếng Pali, có nghĩa là: dù sống 100 năm không thấy sự sinh diệt của danh pháp và sắc pháp thì không bằng sống 1 ngày mà thấy được sự sinh diệt của danh pháp và sắc pháp. 

Ở trong Phật giáo, trong Thiền định có 3 loại khác nhau: Thứ nhất là định sát na, định trong khoảnh khắc; Thứ 2 là cận định có nghĩa là sự tập trung, định tâm trong 1 thời gian dài hơn trên một đề mục thiền chẳng hạn như hơi thở vào hơi thở ra; Loại thứ 3 là an chỉ định, có nghĩa là định tâm trên một đề mục thiền, nói rõ hơn là trên đề mục ánh sáng, trong thời gian dài hơn 1, 2 tiếng đồng hồ tùy theo ý muốn của hành giả. Nếu như hành giả tu tập những pháp thuần thục của thiền định thì khi muốn nhập định có thể nhập định 1 tiếng đồng hồ rồi tự động xuất ra. Nếu muốn nhập định 2 tiếng đồng hồ thì sau 2 tiếng đồng hồ hành giả tự động xuất ra khỏi tầng thiền đó. Đối với sự thực hành thiền quán, hành giả có thể dựa trên sát na định để hành thiền quán hoặc có thể dựa trên cận định để thực hành thiền quán hoặc có thể dựa trên an chỉ định để thực hành thiền quán. 

Trong khóa thiền này, vì thời gian có hạn nên Ngài dạy phát triển sát na định mà thôi, có nghĩa là khi hành giả tập trung quan sát trên hơi thở vào hơi thở ra và có thể định tâm trên đề mục hơi thở vào hơi thở ra 5 phút, 10 phút  hay 15 phút thì sự tập trung, định tâm này gọi là sát na định ở trong thiền định. Sát na định có 2 loại: loại thứ 1 là như vừa mới kể, loại thứ 2 là sát na định trong thiền quán có nghĩa là sự tập trung liên tục, không gián đoạn trên từng đối tượng, khi thì cảm thọ cảm giác, khi thì âm thanh, suy nghĩ. Những đối tượng này là đối tượng của thiền quán và hành giả có thể tập trung duy trì sự quan sát một cách liên tục thì sự tập trung này cũng gọi là sát na định. Sát na định trong thiền quán ngắn hơn nhưng có sự liên tục trên nhiều đối tượng khác nhau. Trong khóa thiền này Ngài chỉ dạy phát triển từ tâm ở trên hơi thở trong khoảng thời gian từ 30-35 phút sau đó chuyển từ sát na định này qua thiền quán bằng cách quan sát toàn thân để nhận biết những cảm giác, cảm thọ nào khởi sinh lên ở trong tâm nổi trội nhất, rõ ràng nhất để thấy rõ sự sanh diệt của những cảm giác đó và qua sự thấy hết sinh và diệt của những cảm giác, cảm thọ đó thì hành giả có thêm sự hiểu biết rằng: bản chất của cảm giác, cảm thọ dù nó thuộc về thân hay tâm đều thay đổi, biến hóa, đều sinh diệt trong từng sát na và nhờ sự nhận biết sinh diệt trong từng sát na cho nên hành giả cũng hiểu rằng những gì mà sanh diệt liên tục thì không có gì để thích thú và những gì thường sinh diệt liên tục thì không có gì gọi là ta hay của ta ở trong đó cả, không có thể làm chủ được những hiện tượng danh pháp và sắc pháp cũng như là những trạng thái của danh pháp và sắc pháp.

Vừa rồi, Ngài giải thích khá dài và có những thuật ngữ Phật học mà giới trẻ có khi không hiểu hết cho nên bây giờ Ngài sẽ tóm tắt lại một cách dễ hiểu hơn. Khi hành giả bắt đầu hành thiền, trước hết là lễ Phật, sau đó Phát nguyện, cúng dường đến Đức Phật và Vị Thiền sư  sau đó phát triển tâm từ, tình thương của mình đến cho tất cả mọi người xung quanh, cùng tất cả chúng sinh ở trên thế giới và trong tam giới, chia sẻ những phước hành giả đã làm đến cho tất cả chúng sinh. Đó là những bước đầu tiên trước khi hành giả bắt đầu vào thực hành quán niệm hơi thở hay là quán niệm cảm giác, cảm thọ.

Vì sao chúng ta phải lễ Phật trước khi hành thiền?  Để có thêm sự hiểu biết, Ngài kể 1 câu chuyện vào thời Đức Phật, có một gia đình nọ có gia cảnh nghèo, người bố phải đi vào rừng kiếm củi, làm những công việc đồng áng và mang theo đứa con. Đứa con này được người bố dạy niệm Phật mỗi ngày. Niệm Phật tóm tắt: Namo Buddhasa. Namo là con thành kính đảnh lễ, Buddhasa là Đức Phật. Khi người bố dẫn đứa bé vào rừng kiếm củi, mang theo những vật dụng cần thiết và 1 con bò. Khi làm việc thì con bò nó đi nơi khác và vào chiều tối người bố đi tìm. Khi đi tìm rồi đi về nhà và đứa bé vẫn ở trong rừng. Khi đến nhà thì trời đã tối và người bố đi vào rừng để tìm đứa bé nhưng khi đó thì ..

Bài Pháp do Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng 10 hướng dẫn, Sư Thiện Đức hỗ trợ dịch tiếng Việt. Bản text tốc ký bởi bạn Lê Thúy

 

BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app