4 Loại Tài Sản Đặc Biệt Người Hành Giả Nên Phát Triển – Ngài Tam Tạng 10 Thuyết Pháp 06-09 (Phần 3)
Đó là những tài sản 1 người phải có để sử dụng trong đời sống hàng ngày, có những tài sản chúng ta có thể mang theo không chỉ sử dụng trong thời hiện tại này mà có thể sử dụng trong kiếp sống tương lai. Đức Phật thuyết thêm 4 loại tài sản đặc biệt đối với một người con Phật nên thực hành mỗi ngày để tu tập và phát triển những tài sản ấy. Loại tài sản thứ nhất là bố thí, thứ hai là thực hành giới hạnh, thứ 3 là sự tu tập thiền định và thứ 4 là tu tập thiền quán hay thiền tuệ. Đây là 4 loại tài sản mà 1 người thực hành, phát triển để tạo ra vốn liếng cho chúng ta có thể mang theo, sử dụng trong kiếp sống này và cả kiếp sống trong tương lai.
Tài sản đầu tiên là bố thí, có những bố thí ko cần có tiền, có những bố thí cần có tiền mới làm bố thí cúng dường được. Có những bố thí ta không cần phải có tiền vẫn làm bố thí, cúng dường được, ví dụ như hàng ngày nấu cơm xong, trước khi ăn cơm, chúng ta xới 1 chén cơm, rót 1 ly nước cúng dường đến Đức Phật. Đây là một cách cúng dường không tốn tiền, tốn bạc. Liên quan đến bố thí này, vào thời Đức Phật có 1 vị đệ tử tỳ kheo ni rất đẹp và có thần thông rất lớn đó là vị tỳ kheo ni (pali: 5:54). Sở dĩ vị tỳ kheo ni này đẹp như hoa sen bởi vì trong kiếp quá khứ cô ấy là con gái của người nông dân và khi theo bố mẹ đi làm và đã gặp vị Phật Độc giác và khi gặp Phật Độc giác, cô gái rất hoan hỷ và cô đã hái 1 bông hoa sen ở bên đường và cúng dường hoa sen đến Phật Độc giác. Nhờ phước báu cúng dường này, dù không tốn tiền tốn bạc nhưng với tâm cung kính cúng dường đến Đức Phật toàn giác thì trong nhiều kiếp sau đó mỗi lần sinh ra cô rất đẹp, có hương thơm không những một kiếp mà rất nhiều kiếp. Đến kiếp gặp Đức Phật Gotama thì cô rất là đẹp và nhờ phước đó cho nên dù sinh vào kiếp nào ở cõi người hay cõi trời cô đều đẹp và là tỳ kheo ni đệ nhất thần thông.
Có một câu chuyện liên quan đến Ngài (pali: 08:01) Ngài Xá lợi phất cũng là một trong những vị đại đệ tử của Đức Phật đệ nhất về trí tuệ. Tiền thân của Ngài Xá lợi phất là một người nông phu, hàng ngày phải vào rừng để hái trái, chặt củi. Tình cờ gặp một vị Phật Toàn giác đang tu tập, thiền định ở trong rừng. Khi phát tâm hoan hỷ, ông nông phu đã cúng dường hoa nhài để nót xung quanh chỗ ngồi của vị Phật Toàn giác. Nhờ phước báu cúng dường này, dù chỉ là cúng dường hoa nhài nhưng với tâm cung kính cúng dường nên nhiều kiếp sau đó Ngài trở thành người thông minh, đẹp trai. Đến kiếp cuối cùng, kiếp gặp Đức Phật Gotama, Ngài đã tu tập tập và trở thành đệ tử bậc nhất của Đức Phật về trí tuệ. Đây là hai câu chuyện liên quan đến việc bố thí không cần tốn kém tiền bạc nhưng với đức tin và tâm cung kính nên quả phước rất lớn, không chỉ trong một kiếp mà rất nhiều kiếp.
Tài sản thứ 2 là sự thực hành giới hạnh, giới hạnh ở đây có hai loại, có giới hạnh có những điều nên tránh và những điều nên thực hành, nên làm như vừa rồi chúng ta phát nguyện thọ trì ngũ giới, phát nguyện tránh không sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu và các chất say, đây là những điều giới nên tránh. Có những điều giới nên thực hành như là: cung kính mẹ cha, phụng sự mẹ cha, vâng lời mẹ cha, có sự cung kính với người lớn, phục vụ chư tăng, phục vụ Tam Bảo. Vì vậy khi nói thành tựu về giới thì thường nhắc đến cả những điều nên tránh và nên thực hành, nên làm.
Tài sản thứ 3 là sự thực hành thiền định, trong Phật giáo có 40 phương pháp thực hành thiền định tức là có 40 phương pháp giúp hành giả thực hành định tâm. Tùy theo khả năng và tâm tính của mỗi người mà Đức Phật đã dạy nhiều phương pháp khác nhau để tùy thích vào tâm tánh của mỗi người. Chúng ta có thể chọn 1 trong 40 phương pháp thiền định để thực hành phát triển định tâm. Đề mục phổ biến nhất mà chúng ta mới thực hành đó là quán niệm hơi thở. Khi chúng ta thực hành phương pháp quán niệm hơi thở, chúng ta sẽ đạt được 3 loại định tâm tùy theo mức độ khác nhau. Loại định tâm thứ nhất là định tâm trong khoảnh khắc, bình thường chúng ta lo nhiều công việc, nghĩ chuyện này chuyện kia, nhưng khi chú tâm trên hơi thở, nhận biết rõ hơi thở đang đi vào, đi ra ở đầu chóp mũi sau khoảng thời gian khoảng 30 giây hay 1 phút thì sự định tâm này gọi là định tâm trong khoảnh khắc. Còn nếu như hành giả có thể định tâm trên hơi thở tại chỗ tiếp xúc, tại chỗ chóp mũi khoảng 1 thời gian chừng 20-30 phút liên tục thì hành giả có thể nhìn thấy các hiện tượng ánh sáng, làn khói, đây là những hiện tượng hành giả có thể trải nghiệm trong thực hành thiền định và tầng định này được gọi là cận định. Cận định ở đây có nghĩa là định tâm lâu dài hơn định trong khoảnh khắc nhưng chưa thực sự nhập vào các tầng thiền định có thể 1 – 2 tiếng đồng hồ. Loại định thứ 3 gọi là An chỉ định có nghĩa là hành giả khi thấy ánh sáng và có thể tập trung ở trên ánh sáng khoảng 1-2 tiếng đồng hồ thì hành giả chỉ an trú trên ánh sáng đó mà thôi, tâm không chuyển động từ chỗ này qua chỗ kia nữa và có thể..
Bài Pháp do Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng 10 hướng dẫn, Sư Thiện Đức hỗ trợ dịch tiếng Việt. Bản text tốc ký bởi bạn Lê Thúy
BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI