CÚ PHÁP PĀLI
VỊ TRÍ CỦA NHỮNG TIẾNG TRONG MỘT CÂU.
(80)Những tiếng định tính cho chủ từ hay túc từ thường thường đứng trước chủ từ hay túc từ.
Trạng từ đi trước động từ, nhưng những trạng từ chỉ thời gian luôn luôn đứng ở đầu câu.
Ví dụ : Tadā tasmiṃ gāme cattāro purisā mahantaṃ rukkhaṃ sīghaṃ chindiṃsu.
Chủ từ : purisā – Tiếng định tính cho chủ từ : cattāro.
Túc từ : rukkhaṃ – Tiếng định tính cho túc từ: mahantaṃ.
Động từ : chindiṃsu.
Trạng từ : sīghaṃ.
Khoáng trương thuật từ : Tadā tasmiṃ gàme.
(81)Những tiếng xưng hô (ở Hô cách) rất thường đặt ở đầu câu:
1) Bhante imasmiṃ sāsane kati dhurāni honti? (thưa Ngài trong tôn giáo này có bao nhiêu phận sự?) (Dh.A.1,7).
2) “Āvuso, imaṃ temāsaṃ katīhi iriyāpathehi vītināmessatha ?” (này các hiền giả, chư vị sẽ sống qua ba tháng này với bao nhiêu uy nghi ?) (Ibid. i.9).
3) “Bhoti, sace vejjaṃ ānessāmi, bhattavetanaṃ dātabbaṃ bhavissati.” (Này bạn, nếu tôi mời về một y sĩ, thì phải cho ông thức ăn và phí tổn).
(82)Nghi vấn thể được diễn đạt bằng cách sử dụng những trạng từ nghi vấn, đại danh từ hay phân từ ở ngay đầu câu.
Khi có một nghi vấn từ trong một câu, thì từ ngữ xưng hô nếu có, chiếm vị trí thứ hai, vị trí cuối cùng, hoặc một vị trí nào khác trong câu.
1) “Kiṃ kathesi, bhātika? ” (Anh nói gì?) (Dh.A.i.6).
2) “Ap’ āvuso, amhākaṃ satthāraṃ jānāsi?” (Này hiền giả, có biết bậc thầy của chúng ta không?”) (D. ii. 162).
3) “Kiṃ pana, bhante, idāni pi dinne labhissantī’ ti?” (chúng sẽ được cái gì, thưa ngài, nếu được cho bây giờ?) (Dh.A.I, 104).
4) “Kuhiṃ yāsi, upāsaka?” (Anh đi đâu, hỡi cư sĩ?” (Ibid.i, 18).
5) “Kahaṃ gato’si āvuso?” (Hiền giả đã đi đâu? (Ibid.ii,257).
6) “Ko tattha vasati?” (Ai đang ở đây?) (Ibid.i,14).
7) “Kasmā so sapo etaṃ na ḍasi?” (Tại sao con rắn này không cắn ông ta?) (Ibid.i,258).
Nghi vấn thể cũng được diễn đạt bằng cách đặt động từ ra đầu câu, rất thường khi tiếp theo với phân từ nu .
Passatha nu tumhe, bhikkhave, amuṃ mahantaṃ aggikkhandhaṃ…?” (này các tỳ kheo, các ông có thấy đám lửa lớn kia không ?) (A.iv, 128).
(83)Những từ ngữ tỏ ý ưng thuận cũng được đặt đầu câu. Những tiếng xưng hô trong những câu như vậy được đặt kết cận những từ ngữ ưng thuận.
1) “Āma samma, idānāhaṃ vihāraṃ gantvā theraṃ… disvā āgato’ mhi.” (vâng, này bạn, vừa rồi tôi mới đi đến chùa và trở về sau khi đã thấy vị thượng tọa) (Dh. A.i, 19).
2) “Evaṃ, āvuso’ ti kho āyasmā Ānando tassa bhikkhuno paṭissutvā yena Bhagavā ten’ upasaṅkami.” (trả lời cho vị Tỷ kheo kia, nói vâng, thưa hiền giả vị trưởng lão Ānanda đi đến chỗ đức Thế Tôn). D.ii, 144.
(84)Khoáng trương của thuật từ, dù đấy là một tiếng độc nhất, hay một từ ngữ hay một mệnh đề, được đặt ngay trước động từ.
1) “Ajja kho pan’ Ānanda, rattiyā pacchime yāme, kusinārāyaṃ… Mallānaṃ sālavanne, antarena yamakasālānaṃ Tathāgatassa parinibbāṇaṃ bhavis–sati.” (D.ii, 134).
Chủ từ : parinibbāṇaṃ.
Thuật từ : bhavissati.
Khoáng trương thuật từ : (i) ajja. (ii) rattiyā pacchime yāme. (iii) kusinārāyaṃ Mallānaṃ sālavane. (iv) antarona yamakasālānaṃ.
(2) Luddako migaṃ māretvā maṃsaṃ pacitvā khāditvā pānīyaṃ pivitvā avasesaṃ ādāya gharaṃ agamāsi.
Khoáng trương thuật từ ở đây là : (i) migaṃ māretvā. (ii) maṃsaṃ pacitvā. (iii) maṃsaṃ khāditvā. (iv) pānīyaṃ pivitvā. (v) avasesaṃ ādāya.
(85)Những phân từ điều kiện cách sace, yadi và những tán thán từ được đặt đầu câu.
(86)Ca, và ce (nếu) không bao giờ được đặt ở đầu câu.
1) “Sac’ āhaṃ gehaṃ gamissāmi : Sāmiko te kuhin? ti pucchissanti.” (Nếu tôi về nhà, họ sẽ hỏi tôi : chồng ngươi ở đâu ?) (Dh. A.ii, 222).
2) “Yadi pana me parājayo bhaveyya, mataṃ me jīvitā seyyo.” (Chẳng thà chết nếu tôi phải bị đánh bại). (Guttilavimāna).
3) “Pāpañ ce puriso kayirā
Na taṃ kayirā punappunaṃ.”
(Nếu một người lỡ làm điều ác một lần rồi, thì nó không nên làm lại nhiều lần) (Dhp. 117).
4) “Aho! Imasmiṃ loke ayuttaṃ vattati.” (Than ôi, sự bất công đầy dẫy trên thế giới này). (J.Kukkura).
5) “Hā ! Hato’ smi”. (Ôi, chết tôi rồi).
6) “Ekasmiṃ pabbatapāde sīho ca vyaggho ca ekissā yeva guhāya vasanti.” (Dưới chân một ngọn núi, một con sư tử và một con cọp sống chung trong một cái hang). (J. Māluta).
Cần lưu ý ở đây rằng hai chủ từ cùng ở số ít, được liên kết với nhau bằng chữ ca (và), và động từ ở số nhiều.
(87)Những bất biến từ sau đây được dùng đi với nhau :
1) Yathā … tathā : “yathā me dhanaccedo na hoti tathā karissāmi.” (Tôi sẽ cố làm sao cho khỏi mất mát tài sản của tôi) (Dh. .A.i, 25).
2) Yāva … tāva : “Yavā’ haṃ āgamissāmi tāva idh’ eva tiṭṭhāhi. (Hãy đợi ở đây cho đến khi tôi trở lai).
3) Yadā … tadā : “Yadā te vivadissanti. Tadā ehinti me vasaṃ.” (J. Sammodamāna).
(Chúng còn tranh chấp nhau thì chúng sẽ phải chịu ở dưới sự kiểm soát của tôi).
4) Yattha … tattha : “Yattha Bhagavā dhammaṃ deseti tattha mahājano sannipatati”. (Chỗ nào Đức Thế Tôn thuyết pháp thì chỗ ấy đám đông tụ lại).
Chú ý : Mệnh đề liên kết được đặt ở trước mệnh đề chính.
SỰ HÒA HỢP
(88)Khi có nhiều chủ từ thuộc nhiều ngôi thứ khác nhau và có một động từ trong câu, thì động từ được đặt ở ngôi thứ nhất số nhiều.
Nếu không có chủ từ nào thuộc ngôi thứ nhất, thì động từ được đặt ở ngôi thứ hai số nhiều.
1) So ca tvaṃ ca ahañ ca gāmaṃ gacchāma. (Nó, anh và tôi đi đến làng).
2) Te ca tumhe ca nadiyaṃ nahāyathā. (Chúng nó và các anh tắm trong con sông).
(89)Một chủ từ có thể có nhiều hơn một động từ đã chia :
“Kiṃ bhoṇe, tiṭṭhatha? Imaṃ kumāraṃ gaṇhatha, hanatha, palāpetha”
(Tại sao bọn các ngươi đứng yên ? Hãy bắt Thái tử này, đánh y và đuổi đi). (J. Nidāna).
Ở đây chủ từ tumhe được hiểu ngầm. Khi phân tích câu này, người ta phải đưa chủ từ vào mỗi động từ.
(90)Khi có nhiều hơn một chủ từ liên kết bởi chữ ca trong một câu, thì động từ phải ở về số nhiều. Trong trường hợp này động tác của những chủ từ khác nhau phải là một (cùng một động tác).
“Rājā ca rājaputtā ca janapade niyuttakapuriso ca bhaṇḍāgāriko ca anupubbena kālaṅkatvā saddhiṃ parisāya sagge uppajjiṃsu.” (Ông vua, những hoàng tử, vị quan đặc trách các tỉnh và viên giữ kho sau khi lần lượt chết đã được sanh lên cõi trời với những tùy tùng của họ) (Khp.A. 203).
(91)Khi nhiều người cùng một động tác, mà một số trong chúng được kèm theo với một trong những phân từ saha, saddhiṃ hay samaṃ (đều chỉ nghĩa “cùng với”) hoặc ở vào sở dụng cách, thì động từ trong câu ấy hợp với chủ từ nào ở chủ cách.
1) Rājā saha parisāya uyyānaṃ agami (Vua đi đến vườn với tùy tùng).
2) “Ajjā’ haṃ pañcahi bhikkhusatehi saddhiṃ vihāre yeva nisīdissāmi” (Hôm nay tôi sẽ ngồi lại trong tịnh xá cùng với 500 Tỷ kheo.) (Dh.A.i, 369).
3) Satthā Ānandattherena pacchāsamaṇena piṇḍāya cari (Đấng Đạo sư đi khất thực với thị giả là Trưởng lão Ānanda).
Trong ví dụ thứ ba trên đây, không có phân từ liên kết mà chỉ dùng sở dụng cách.
Chú ý : Saha được đặt trước danh từ liên kết (vd1), saddhiṃ đặt sau (vd2), samaṃ rất ít gặp và được đặt ở trước.
(92)Khi chủ từ là một danh từ tổng hợp thì động từ ở về số ít.
1) “Tesu gacchantesu sañjayassa parisā bhijji”. (Những người theo Sañjaya bị phân tán khi những vị ấy – Sāriputta và Moggallāna – đi xa). (Dh.A.i, 95).
2) “Rañño Udenassa orodho yen’ āyasmā Ānando ten’ upasaṅkami.” (Đoàn hậu cung của vua Udena đi đến chỗ đại đức Ānanda)(v.cullagagga.290).
(93)Những bất biến từ sau đây ở trong cùng một câu:
1) ca…ca (cả đầu) “Tasmiṃ khaṇe Mahā Moggallānatthero ca Ānandatthero ca cintesuṃ.” (Vào lúc ấy, trưởng lão Mahāmoggallāna và trưởng lão Ānanda đều nghĩ). (Dh.A.II, 178).
2) Vā…vā (hoặc là…hoặc là) “Manasā ce paduṭṭhena bhāsati vā karoti vā.” (Nếu người ta nói hoặc làm với một tâm cấu uế). (Dhp.1).
3) Pi…pi (cả…lẫn) “Hatthepi chindanti atho pi pāde.” (Chúng chặt cả hai tay lẫn hai chân của họ). (Revatī Vimāna).
4) (a) Vā…và (hoặc…hoặc) “Tayā vā mayā vā tattha gantabbaṃ” (hoặc anh hoặc tôi phải đi đến chỗ ấy).
(b) Trường hợp phủ định : Tehi vā amhehi vā taṃ na kātabbaṃ (việc ấy không nên làm bởi chúng nó hay chúng ta – chúng nó không nên làm việc ấy mà chúng ta cũng không nên.)
Có thể diễn đạt cùng ý ấy bằng cách khác như sau :
(c) N’ eva tumhehi na amhehi taṃ bhuñjitabbaṃ (cái ấy không nên ăn dù bởi các anh hay bởi chúng tôi).
(d) Na ca so na ca añño paralakaṃ gacchati. (không phải dùng một người ấy cũng không phải một người khác đi qua thế giới khác).
BÀI TẬP 18
DỊCH RA TIẾNG VIỆT
1/ “Na tassaṃ parisāyaṃ koci devo abhivādeti vā paccuṭṭheti vā.” (D.ii, 226). 2/ “Pāṭaliputtassa kho, Ānanda, tayo antarayā bhavissanti : aggito vā, udakato vā, mithubhedā vā.” (D. ii, 88). 3/ Mahājano attano attano puttadhītuñātīnaṃ atthāya paridevamāno mahāsaddaṃ akāsi.” (Dh.A.ii,6). 4/ “Te attano antevāsikehi aḍḍhateyyehi pa–ribbàjakasatehi saddhiṃ Veḷuvanaṃ agamaṃsu.” Dh.A.1, 95. 5/ ” Satthari Aggāḷave cetiye viharante bahū upāsikā ca bhikkhuniyo ca vihāraṃ dhammasavaṇāya gacchanti.” (J.i, 160). 6/ “Kosalarājā mahantena balena āgantvā Bārāṇasiṃ gahetvā taṃ rājānaṃ māretvā tass’ eva aggamahesiṃ attano aggamahesiṃ akāsi.” (J. Asātarūpa). 7/ “Sace ayyā imaṃ temāsaṃ idha vasissanti, ahaṃ… uposathakammaṃ karissāmi.” (Dh.A.i, 290). 8/ “Yāv’ assa añño koci pattaṃ na gaṇhāti, tāv’ assa gantvā pattaṃ gaṇha.” (Dh.A.iv.128). 9/ “Sādhu, mayaṃ, bhante, labheyyāma Bhagavantaṃ dassanāya.” (V. Mahāvagga. 180). 10/ “Musā na bhāse na ca majjapo siyā.” (A.i.214). 11/ “Tasmiṃ kho pana, brāhmaṇa, yaññe n’ eva gāvo haññiṃsu, na ajelakā haññiṃsu.” (D.i, 141). 12/ “Ko nu kho, bho, pahoti imaṃ mahāpaṭhaviṃ … sattadhā, samaṃ, suvibhattaṃ vibhajituṃ?” (D.ii, 234). |
|
(94)Ghi chú :
A – “Aḍḍateyyehi paribbājakasatehi” trong câu 4 ở trên, là một lối dùng chữ đặc biệt. Đáng lẽ phải là : Aḍḍhateyyasatehi paribbājakehi (với 250 tu sĩ lang thang): nhưng sata ở đây phối hợp với paribbājaka sattamanussakoṭiyo là một hợp thể tương tự. B – Chữ aḍḍhateyya cũng đáng chú ý : “ba trừ nửa” (2,5) có hai số đếm tương tự như là : diyaḍḍha “hai trừ nửa” (1,5); Aḍḍhuḍḍha “bốn trừ nửa” (3,5). |
|
NGỮ VỰNG | |
|
|
DỊCH RA PĀLI
|
|
NGỮ VỰNG | |
|
|
|
|