CHƯƠNG VII: ĐỊNH NGHĨA NHỮNG BẤT BIẾN TỪ

Bất biến từ là những tiếng không có biến cách văn phạm, tiếng Pāḷi gọi là Avyayas. Có hai loại bất biến từ: 

  1. Upasaggas 
  2. Nipātas
  3. Upasaggas: là những tiền trí từ (tiếp đầu ngữ) đã được giải thích ở những đoạn 79, 80, 81 quyển II.
  4. Nipātas: gồm những trạng từ, giới từ, liên từ tán thán từ, nguyên mẫu. Kết thúc bằng tuṃ và  tave, và tất cả những bất biến quá khứ như katvā kātūna, āgamma.

Nipātas cũng có hai loại:

1. Nipātas chuyển hóa ngữ 

2. Nipāttas thuần túy

1. Những chuyển hóa ngữ bất biến được hình thành bằng cách thêm vĩ ngữ vào gốc của một số danh từ, đại danh từ hay tĩnh từ:

a. Chuyển hóa ngữ với danh từ: atthaso, hetuso, gehato, mukhato.

b. Chuyển hóa ngữ với đại danh từ: yadā, tadā, yena, kattha, kadā, kuto.

c. Chuyển hóa ngữ với tĩnh từ: lahuso, dīghato, puthulato, sabbadā

d. Chuyển hóa ngữ từ những con số đếm: dvidhā, tidhā, catukkhattum., pañca – pañcaso.

Ghi chú: tiếp vĩ ngữ TO trong nghĩa xuất xứ cách đôi khi được ghép vào một số tiền trí từ để hình thành một số bất biến từ: Abhito, parito (khắp chung quanh)

2. Những bất biến từ thuần túy là: kira, khalu, kho, tu, hi, mā, nanu …. kể cả những liên từ: ca, vā, atha, vā, uda, udāhu, tathā, pi, và những tán thán từ: aho, hā, ahaha, dhī ….. và những từ điều kiện cách: ce, sace, yadi.

Xem thêm về bất biến từ chuyển hóa ngữ ở phần III avyaya – taddhita, Pāḷi II.

Mặc dù những bất biến từ không có một biến cách nào một vài từ diễn đạt ý nghĩa của một số biến cách riêng. Ví dụ

a. Sakkā, labbhā, sayaṃ, sāmaṃ và namo được dùng trong nghĩa chủ cách.

b. Abhiṇhaṃ, punappunaṃ, muhuṃ, sakiṃ, ciraṃ, oraṃ, …..được dùng trong nghĩa đối cách

c. Sayaṃ, sāmaṃ, micchā, vāhasā …. Có nghĩa của sở dụng cách.

d. Uddhaṃ, adho, tiriyaṃ, heṭṭhā, upari … có nghĩa của định sở cách.

e. Ārā, ārakā, yāva, tāva …. Có nghĩa của xuất xứ cách.

f. Bho, are, he, bhaṇe, je, āvuso …. Có nghĩa của hô cách.

Ý nghĩa của những bất biến từ này sẽ rõ hơn trong những ví dụ sau đây, sắp xếp theo thứ tự a, b, c:

  1. A an có nghĩa phủ định. A được thấy trong akusala, amnussa, abhāva …. Và an trong anavajja, anāsava …. bộ Abhidhānappadīpikā và Saddanīti nói rằng có một bất biến từ A nhưng những nhà văn phạm khác thì cho rằng đây là một hình thức khác của bất biến từ na. Theo định nghĩa của những vị này, na đổi thành a trước một phụ âm, và an trước một nguyên âm. Cả hai chỉ được dùng như tiền trí từ.
  2. Aciraṃ: không bao lâu, mới dậy

“Aciraṃ vat’ ayaṃ kāyo paṭhaviṃ adhisessati”. Dhp. 41 (không bao lâu, than ôi, thân này sẽ nằm dưới đất.)

  1. Ajja: hôm nay, hiện giờ

“Atthi me ajja bhesajjamattā pī tā”. D.i, 205 (Hôm nay tôi đã uống một liều thuốc).

  1. Ajjatagge: từ hôm nay trở đi

“Upāsakaṃ maṃ Bhagavā dhāretu ajjatagge pāṇupetaṃ saranaṃ gataṃ”. D.i, 85. Xin Thế Tôn nhận con làm nam cư sĩ, từ hôm nay trở đi con trọn đời quy ngưỡng

  1. Ajjuṇho: đêm nay, ngày nay

“Sace te kassapa agaru
Viharemu ajjuṇho aggisālamhi”. V. M. 25.

(Nếu không gì bất tiện cho ngươi, này Kassapa, đêm nay ta sẽ ở trong phòng có lửa ấm này.)

  1. Aññadatthu: chắc chắn, trái lại, duy chỉ
  • Aññadatthu sissaṃmūsilaṃ, ācariya, tvaṃ eva jessasi” (Sớ giải Guttila – vimānavatthu) chắc chăn, thưa tôn sư, Ngài sẽ thắng mūsila, học trò của Ngài.
  • “Āyasmā Raṭṭhapālo sakapitunivesane n’ eva dānaṃ alattha, na paccakkhānaṃ, aññadatthu akkosanaṃ eva alattha”. M.ii, 62.

(Tôn giả Raṭṭhapāla trong nhà của chính phụ thân Ngài, đã không được đồ bố thí, cũng không một lời chối từ, mà chỉ có được mắng nhiếc.)

  1. Atippago: rất sớm

“Kin nu kho, mahārāja, atippageva āgato ‘si. Mahāsupina – jātaka. (Đại vương, sao Ngài đến sớm vậy?)

  1. Atippago: rất sớm

“Atha kho Bhagavato etad ahosi: atippago kho tāva anupiyāya piṇḍāya carituṃ”. D.iii, 1. (Rồi Thế Tôn suy nghĩ: hãy còn quá sớm để đi khất thực trong thành Anupiya.)

  1. Ativiya: cực độ; quá độ; quá nhiều.
  • “Pañcannaṃ mānavaka – satānaṃ antare ativiya ācariyassa upakārako ahosi”. Dha.i, 250.
  • “Dasavassāyukesu, bhikkhave, manussesu dasakusalakammapathā sabbena sabbaṃ antaradhāyissanti, dasa akusala – kammapathā ativiya dippissanti”. D.iii, 71.

Khi thọ lượng còn lại mười lăm, này các tỷ kheo, thì con đường 10 thiện nghiệp sẽ hoàn toàn biến mất và con đường 10 bất thiện nghiệp sẽ cực kỳ hưng thịnh.

  1. Atīva: quá nhiều, quá độ

“Atīva parihīna – gatto ‘smi; rattandhakāre gamissāmī ti” (Rasavāhinī)

(Tôi quá tiều tụy; bởi thế tôi sẽ ra đi trong đêm tối.)

  1. Atthi: là thì hiện tại, ngôi thứ ba số ít của as (số nhiều santi) Nhưng khi Atthi được dùng theo nghĩa số nhiều, nó được xem như bất biến từ:
  • “Kim pana vo manusā sabbe ‘va kukkure mārenti, udāhu maranaṃ alabhantā pi atthī ti? J.i, 176.
  • “Iti pi n’ atthi sattā opapātikā”. D.ii, 316.
  1. Atha: rồi, sau đó; va; hoặc bây giờ
  • “Atha pāpāni kammāni karaṃ bālo na bujjhati”. Dhp. V.136 (Kẻ ngu tạo ác nghiệp mà không biết)
  • “Atha kho Devadatto uposathadivase attano parisāya saddhiṃ ekamantaṃ nisīditvā ….”. dha.i, 142. (Rồi Devadatta vào ngày Bố Tát sau khi ngồi xuống một bên với hội chúng của mình).
  1. Atho: rồi thì, cũng, hơn nữa

“Hatthe pi chindanta atho pi pāde.
Kaṇṇe pi chindanti atho pi nāsaṃ”. VC.v.p. 50

  1. Atha: và hoặc là

“Yo Buddhaṃ paribhāsati

Atha vā tassa sāvakaṃ”. Sn. V. 134.

  1. Addhā: chắc chắn, dĩ nhiên

“Addhā tvaṃ Buddho bhavissasi Buddhabhūtena pana te paṭhamaṃ mama vijitaṃ āgantabbaṃ”. Jātaka – nidāna.

  1. 16. Adho: dưới

“Uddhaṃ adho ca tiriyaṃ, disāsv’ anudisāsv’ ahaṃ

Anvesaṃ nādigacchāmi: Godhiko so kuhim gato”. S.i, 122.

(Trên, dưới, ngang dọc, tôi tìm khắp 4 phương chính và phương phụ mà không gặp được Godhika đã đi về đâu)

  1. Antārā: ở giữa; giữa đường 

“Suppiyo kho paribbājako antarā ca Rājagahaṃ antarā ca Nālandaṃ addhānamagga – paṭipanno hoti”. D.i, 1 (Du sĩ Suppiyo cũng đang đi giữa đường, giữa Vương Xá và Nalandā.

Trong hợp từ tiếng này trở thành tĩnh từ:

  • Antarākathā: giữa câu chuyện
  • Antarāmarana: sự chết sớm
  1. Antarena: ở giữa, giữa đường
  • “Antarena yamakasālānam uttarasīsakaṃ mañcaṃ paññāpehi”. D.ii, 137 

(Hãy dọn sẵn một chỗ nằm đầu hướng về phương Bắc giữa cây Sa La song đôi)

  • “Tato tvaṃ, māluṅkyaputta, n’ ev’ idha, na huraṃ, na ubhayam antarena”. S,iv, 73 (Này Māluṅkyaputta, thế thì ngươi không ở đời này, không ở đời sau, cũng không ở khoảng giữa hai đời)
  1. Anto: trong, phía trong

“Evaṃ pāsādassa anto ca bahi ca gāḷhārakkhā ahosi”. D.iv, 209 (Như vậy ở trong và ở ngoài lâu đài có canh gác cẩn mật)

Trong trường hợp từ anto có nghĩa là “phía trong”

  • Antonagara: trong đô thị
  • Antogāma: trong làng
  1. Aparajju: vào ngày hôm sau

“Tena kho pana samayena āyasmā Nigrodhakappo pacchābhattaṃ piṇḍapāta – paṭikkanto vihāraṃ pavisati, sāyaṃ vā nikkhamati, Aparajju vā kāle”. S.i, 186 (Lúc bấy giờ tôn giả Nigodhakappa sau khi khất thực về, sau khi ăn, đi vào tịnh xá, vào buổi chiều hay sáng hôm sau mới ra)

  1. Api: cũng; và ngay cả; nếu; nhưng
  • “Sā pi takkasilā – maggaṃ paṭipajji; sahāyako pi ‘ssā ito c’ ito ca vicaritvā pi nāddasa”. Dha.i, 326.
  • Ngay cả: “Api dibbesu kāmesu ratiṃ so nādhi – gacchati”. Dhp. kệ, 187
    “Ap āhaṃ marissāmi, nāhaṃ ekena passena sattamāse sayituṃ”. V. M. 274 (Dù tôi sẽ chết, tôi cũng không thể nằm một bên trong 7 tháng)
  • Đôi khi được dùng như một nghi vấn từ: “Nhưng: “Api, udāyi, Ānando diṭṭh’ eva dhamme parimibbāyissati”. A.i, 228 (Nhưng, này Udāyi, ngay đời này Ānanda sẽ chứng được Niết Bàn.)
  1. Apissu: và rồi thì

 “Apissu, bhikhave, Vipassiṃ Bhagavantaṃ …. Imā anacchariyā gāthā paṭiphaṃsu”. D.ii, 36 (Và rồi, này các tỷ kheo, những bài kệ đơn giản này khởi lên nơi Thế Tôn Vipassī)

  1. Apissudaṃ: quá nhiều đến nỗi
  • “Apissudaṃ parito gāmesu manussā evaṃ āhaṃsu …..”. d.ii, 264 (Quá nhiều đến nỗi trong những làng lân cận, người ta nói rằng …..)
  • “Āyasmato samiddhissa avidūre mahantaṃ bhayabherovasaddaṃ akāsi, apissudaṃ paṭhavī maññe udrīyatī”. S.i, 119 (Vị ấy làm một tiếng động lớn, ghê sợ và kinh khủng, đến nỗi người ta nghĩ rằng trái đất tan vỡ ra …..)
  1. Api ca: hơn nữa, tuy nhiên, tuy vậy, nhưng mà “Api ca m’ ettha puggala – vemattatā viditā”. D.ii, 152 (Tuy nhiên, ở đây tôi biết được sự khác nhau giữa những con người)
  2. Api nu: được dùng như một nghi vấn từ

“Āsādiya edisaṃ janaṃ

Aggiṃ pajjalitaṃ va liṅgiya

Gaṇhiyaṃ āsivisaṃ viya

Api nu sotthi siyā? Khamehi no”. Thig. kệ 389.

(Có thể được an ổn không, cho một kẻ làm tổn thương một người như vậy, hay ôm nắm lửa đỏ, hay cầm bắt một con rắn độc?)

  1. Appeva: có thể rằng: có lẽ

“Appeva maṃ so Bhagavā sabbadukkhā pamocaye”. Thig, kệ 319 (Có thể rằng Thế Tôn sẽ giải thoát tôi khỏi tất cả khổ)

  1. “Appeva nāma”: tôi đoán, có lẽ, tốt hơn nếu

“Appeva nāma Bhagavā Avanti – Dakkhiṇāpathe ammāni attharaṇāni anujāneyya”. V. M. 196 (Tốt hơn nếu Thế Tôn cho phép dùng những tấm đệm làm bằng da, ở phương nam Avanti)

  1. Abbhumme: than ôi! thật khủng khiếp!

“Sā ….. sappassa nikkhamanokaasaṃ katvā: Abbumme! Anto sappo “ti vīṇaṃ chaḍḍetvā palāyi”. Com.a. 442.
Abbumme, kathan nu bhaṇasi?

Sallaṃ me, deva, urasi kampesi?. J.s. 179 (Ôi! Ngài nói thế nào? Có phải Ngài đâm một mũi kiếm vào ngực tôi)

  1. Abhikkhaṇaṃ: luôn luôn, thường xuyên, liên tục

“Tassa Jetavane viharantassa abhikkhanaṃ ñātidārakā santikaṃ āgantvā kathāsallāpaṃ karonti”. Dha.ii, 91.

  1. Abhiṇhaṃ, như  abhikkhaṇaṃ

“Itthaṃ sudaṃ Bhagavā āyasmantaṃ Rāhulaṃ imāhi gāthāhi abhiṇhaṃ ovadati”. S. N. 60 (Bằng cách ấy Thế Tôn kích lệ tôn giả Rāhula nhiều lần bằng những bài kệ)

  1. Ambho: ê, này

“Ambho, duṭṭha – brāhmaṇa, aññesaṃ idān’ eva dhanaṃ vassāpetvā amhe aññaṃ saṃvaccharaṃ adhivāsāpesi”. J.i, 253 – 256 (Ê, Bà la môn ác độc kia, sau khi làm mưa tài sản xuống cho người khác ngay từ bây giờ, ngươi làm chúng tôi phải chờ thêm một năm nữa)

  1. Are, Ê! Ta nói! (tỏ sự nguyền rủa)

“Are, duṭṭha – ceṭaka, illisamahāseṭṭhī sakalanagarassa dānaṃ deti; tvaṃ kiṃ ahosi?”. J.i, 345 – 354 (tvaṃ kiṃ ahosi? Ngươi là gì?)

  1. Alaṃ: đủ rồi, thôi; có thể; vừa vặn cho; thật đáng nên.

Alaṃ, āvuso, mā socittha; mā paridevittha”. D.ii, 162 (Thôi, hiền giả, đừng sầu muộn, đừng than khóc)

“Evaṃ etaṃ, sumane, alaṃ eva dānāni dātuṃ; alaṃ puññāni kātuṃ”. A.iii, 34 (Đúng như vậy, này Sumanā, thật đáng nên cho của bố thí; đáng làm những công đức)

“Satthā: lama. ettakaṃ imassā ti pakkāmi”. Dha.i, 27 (Vị đạo sư bỏ đi (nghĩ rằng) chừng này đã đủ cho nó)

Trong các hợp từ

alamariya – ñaṇadassana: tri kiến chân thật, xứng đáng bậc thánh

alaṃpateyyā: (một cô gái) đủ tuổi kết hôn

alaṃkammaniya: thích hợp cho hành động

alaṃvacanīyā: (một cô) hiểu được lời người khác

alaṃvacanīyaṃ katvā: sau khi ly dị vợ

  1. Avassaṃ: không thể trách, dĩ nhiên

Avassaṃ mayā maritabbaṃ (dĩ nhiên tôi phải chết)

  1. Su: là một điệp ngữ
  • Ādittassu nām’ ajja vediyako pabbato, jlita ‘ssu nām’ ajja vesiyako pabbato”. D.ii, 264 (chắc chắn hôm nay núi Vediyaka bốc lửa! chắc chắn hôm nay núi Vediyaka bốc cháy!)
  • “Kena ‘ssu nīyati loko?”. S.i, 39 (cái gì bởi nó thế giới bị dẫn dắt)
  1. Ahe được dùng để xưng hô người ngang hàng (rất hiếm)

“Sakko ca me varaṃ dajjā tavatiṃsānam issaro, tā ‘haṃ bhadde, vareyyā ‘he …”. D.ii, 267 (Nếu Đế Thích, vua cõi trời 33 cho tôi một điều ước nguyện, thì tôi sẽ xin 3 điều này)

  1. Aho: than ôi; quả thật vậy! (thán từ chỉ sự kinh ngạc)
  • “Aho! Buddhānaṃ buddhānubhāvo nāma” vaṭṭaka. J.i, 212. 215.
  • Aho! imasmiṃ loke ayuttaṃ vattati”. J.i, 175-8.
  • “Aho! Mayā udarahetu ayuttaṃ kataṃ”. N.i, 234.
  1. Aho vata: thánh từ diễn tả một ước mong hay khinh bỉ.
  • “Aho vatā ‘yaṃ brāhamaṇo maṇiṃ upasaṅkamitvā na gaṇheyya”. Dha.iv, 206 (Tôi mong người Bà La Môn này không lấy viên ngọc khi đến gần)
  • “Aho vat’ are amhākaṃ paṇḍitakā”. D.i, 107 (Đáng hổ thẹn là những người minh triết của chúng ta)
  1. Ādu: hay, là

“Devatā mu ‘si? Gandhabbo?

Ādu sakko purindado?”. Dha.i, 32 

(Người là một vị trời, hay một nhạc thần? hay là thiên chủ Đế Thích?)

  1. Āma, vâng

“Āma, bhante; na sakkā tattha vesituṃ”. Dha.i, 294 (Thưa vâng, bạch Thế Tôn, không thể sống ở đây)

  1. Āyati, Āyatiṃ, tương lai, trong tương lai
  • “Tathāgatassa kho, sīha, āyatiṃ gabbhaseyyā pahīṇā”. V. M. 236 (Này Sīha, thai sanh trong tương lai đã được Như Lai đoạn tận)
  • Āyatibhavo: hiện hữu ở tương lai
  1. Ārakā: tách xa, từ xa
  • Ārakā te anuttarāya vijjācaraṇa – sampadāya”. D.ii, 99 (Chúng còn xa với minh hạnh tối thượng)
  • Ārakā parivajjeyya, gūthaṭṭhānaṃ va pāvuse”. Theg. kệ 1153 (Người ta sẽ tránh né ngươi từ xa, như tránh hầm phân trong khi trời mưa)
  1. Ārā: từ xa, cách xa
  • “Na harāmi na bhañjāmi
    Ārā siṅghāmi vārijaṃ”. S.i, 204

(Tôi lấy, cũng không bẻ hoa sen mà chỉ ngửi nó từ xa)

  • “Ārā so āsavakkhayā”. Dhp. kệ 253 

(Nó còn cách xa sự đoạn tận những lậu hoặc)

  1. Āvi: một cách công khai. Trong hợp từ có nghĩa: rõ ràng, rõ rệt.
  • “Mā ‘kāsi pāpakaṃ kammaṃ
    Avī vā yadi vā raho”. Thig. kệ 247
  • “Āvibhāva: sự biểu hiện
  • “Āvikaroti: là cho rõ
  1. Āvuso: thưa hiền giả

“Āvuso, imaṃ temāsaṃ katīhi iriyāpathehi vītinā- messatha?” Dha.i, 9

(Này hiền giả, Ngài sẽ trải qua ba tháng này với mấy uy nghi)

  1. Iṅgha: hãy nhìn đây

“Iṅgha passa, naṭaputta, Uggasena, mahabbala, karohi raṅgaṃ parisāya, hāsayassu mahājanaṃ”. Dha.iv, 62 (Kià Uggasena, con trai vũ công có lực lớn, hãy biểu diễn cho hội chúng, làm cho đại chúng cười đi)

  1. Iti: như vậy, thường dùng để chỉ đã chấm dứt một câu. 

“Iti kho, māṇava, appāyuka – saṃvattanikā paṭipadā (hành lộ đưa đến tuổi thọ ít làm cho tuổi thọ ít)

  1. Itthaṃ: như vậy, xem vd, ở số 30
  2. Iva, như (so sánh)

“Añjanī va navā cittā pūtikāyo alaṅkato”. Theg. kệ 773

(Thân bất tịnh được trang điểm như một hộp thuốc sức mắt mới và chói sáng)

  1. Uttarasve: ngày kia, ngày mốt (không có trong tự điển của P.T.S)

“Natthi sā iddhi vā ānubhāvo vā ajj’ eva me dhaññāni jāyantu, sve gabbhīni hontu, uttarasve paccantū ti”. A.i, 240 (Không có thần thông nào hay uy quyền nào nói rằng: những cốc loại của ta hãy mọc lên hôm nay, trổ bông ngày mai, và chín ngày mốt.

  1. Uttari, uttariṃ: thêm nữa, vượt ngoài lên trên
  • “Atha ca pana bhavaṃ Ānando evaṃ āha: Atthi c’ ettha uttari karaṇīyan ti”. D.i, 206 (Tuy nhiên Tôn giả Ānanda nói như vầy: “Còn có một điều nữa phải làm”)
  • “Uttarin appaṭivijjhanto brahmalokūpago hoti”.a.v 342 (Không chứng được quả cao hơn, vị ấy được sanh lên cõi Phạm Thiên)
  • Uttaribhaṇga: mảnh vụn; xà lách
  • Uttarimanussa – dhamma: pháp thượng nhân
  • Uttarisāṭaka: y trên, thượng y
  1. Uda, udāhu (uda chỉ dùng trong thơ): hay là
  • “Caraṃ vā yadi vā tiṭṭhaṃ
    Nisinno uda vā sayaṃ
    Sammiñjeti pasāreti
    Esā kāyassa iñjanā”. Sn. kệ 193

(Nếu khi đi, hay đứng, hay ngồi, hay nằm, nó kéo vào duỗi ra, đó chỉ là một chuyển động của thân thể)

  • “Kin nām’ etaṃ satthārā kataṃ? Ñatvā nu kho kataṃ udāhu ajānitvā ti”. Dha.i, 73
  1. Uddhaṃ: ở trên, trên cao, từ đó; sau; về trước
  • “So tattha pheṇuddehakaṃ paccamāno sakim pi uddhaṃ gacchati”. A.i, 141; M,iii, 183 (Vị ấy, ở đấy bị nấu, thổi lên bọt nước, nổi lên mặt nước một lần (hay là nổi lên mặt nước với bọt nước).
  • Uddhaṃ catuhi māsehi kālakiriyā bhavissati” Dhanapāla – petavatthu (Bốn tháng sau tôi sẽ chết) 

Uddhammukha: hướng trở lên, quay mặt lên

Uddhaṃvirecana: thái độ của một người quăng bỏ

Uddhambhāgiya: thuộc phần trên

  1. Upari: ở trên, trên đỉnh, sau

Trong hợp từ: cao hơn, phía trên

  • “Yassa doso atthi tass’ eva upari sāpo patatu”. Dha.i, 42 (Sự nguyền rủa hãy giáng trên người ấy, người nào có tội lỗi)
  • “Heṭṭhā acci uṭṭhahitvā upari paṭihaññati”. M.iii, 184 (Ngọn lửa nổi lên từ dưới, chạm đến đỉnh phía trên)
  • “Ito vassa – satassa upari aṭṭhārasame vasse ….. sāsane mahantaṃ abbudaṃ uppajjissati”. Samp.i, 35 (Trong tôn giáo này, sẽ phát sinh một tai họa lớn 118 năm sau)
  1. Ekajjhaṃ: cùng nhau; cùng một nơi

“Tāni sabbāni ekajjhaṃ āropentohi saṅgahaṃ jāṭakaṃ nāma saṅghītaṃ”. Jātaka – nidāna (Tụ họp tất cả chúng lại một chỗ, chúng tụng đọc tập jātaka)

  1. Ekato: cùng nhau; về một phía

“Aññatitthiyā! …. Nippabhā hutvā ekato sannipatitvā mantayiṃsu”. J.ii, 415 (Những người dị giáo sau khi suy tàn đã nhóm họp lại một nơi để bàn luận)

  1. Ekamantaṃ: một bên

“Vanditvā Satthuno pāde ekamantaṃ ṭhito tadā pabbajjam ahaṃ āyāciṃ sabbasattānaṃ uttamaṃ”. Theg. kệ 624

  1. Etto: từ đây; đường này

“Mātula, ayaṃ saro etto; tvaṃ pana ito nesī ti” (J.i, 223)

(Thưa cậu, cái hồ nằm ngã này, nhưng cậu lại dẫn cháu đi ngã khác)

  1. Ettāvatā: bằng chừng ấy; ngang đến đây

“Ettāvatā kho, mahānāma, upāsako hoti”. S.v. 395

(Do chừng ấy, này Mahānāma, một người thành ưu Bà Tắc (cư sĩ))

  1. Eva: phân từ để nhấn mạnh

“Yaṃ so vadati taṃ that’ eva hoti”. Dha.iii, 45

  1. Evaṃ: Như vậy, cách này, vâng

Trong hợp từ: như thế

  • “Evaṃ kho, Ānanda, dakkhiṇā dāyakato visujjhati”. M.iii, 256 (Như vậy, này Ānan, của cho được thanh tịnh về phía người cho)
  • “Evaṃ bho ti kho so māṇavo Subhassa māṇavassa Todeyyaputtassa paṭissutvā yen’ āyasmā Ānando ten’ upasaṅkami”. D.i, 204 (Vâng, thưa Ngài, thanh niên ấy vâng đáp subha, con trai của Todeyya rồi đi đến chỗ tôn giả Ānanda)
  • “Evaṃdiṭṭhī: có tri kiến như vậy
  • “Evaṃvādī: có lập thuyết như vậy
  1. Evaṃ eva: cũng như vậy

“Evaṃ eva tuvaṃ, māra, āsajja naṃ tathāgataṃ sayaṃ dahissa’ attānaṃ bālo aggiṃ va samphusaṃ”. Theg. kệ 1205 (Này Ma vương, sau khi công kích Đức Như Lai ấy, ngươi sẽ tự đốt cháy mình cũng như đứa trẻ chạm lửa)

  1. Oraṃ: ở dưới; phía dưới; trong; về phía này

Orena: ít thua

  • “Oraṃ samuddassa atitarūpo pāraṃ samuddassa pi patthayetha”. Theg. kệ 777 (Không thỏa mãn với bờ biển bên này, nó có thể khao khát bờ biển bên kia)
  • “Oraṃ vassa – satā pi mīyati”. Sn. kệ 804 (Nó có thể chết trong vòng 100 năm hay ít hơn)
  • “Yo pana bhikku oren’ addhamāsaṃ nahayeyya, pācittiyaṃ” (Pācittiya – pāli) (Tỷ kheo nào tắm trong vòng ít hơn nửa tháng phạm Ba dật đề) (Luật này chỉ áp dụng cho nước trung ương)
  1. Kacci: nghi vấn từ tỏ sự hoài nghi
  • “Kacci maṃ, samma Jīvaka, nakañcesi?”. D.i, 50 (Này bạn Jīvaka (tôi hy vọng) bạn không lừa dối tôi chứ?)
  • “Kacci te, vakkali, khamanīyaṃ? Kacci yāpanīyaṃ?”. S.iii, 120 (Này Vakkali, tôi hy vọng người có thể kham nhẫn chứ? Người có thể chịu đựng (trong cơn bệnh này được chứ)
  1. Kathaṃ: thế nào? Cách nào
  • “Vātarogābhiṇīto tvaṃ viharaṃ kānane vane

Paviddha – gocare lūkhe kathaṃ, bhikkhu, karissasi?”. Theg. kệ 350

(Ngươi, kẻ chịu đựng những cơn đau nhói, sống trong chỗ hoang vu trong rừng, chỗ ngươi sống hạn hẹp khốn cùng, này tỷ kheo, ngươi sẽ làm thế nào?)

  • Kathaṅkara: làm thế nào?
  • Kathaṃvidha: loại gì?
  • Kathambhūta: thuộc loại nào?
  • Kathaṃjīvi: sống như thế nào?
  1. Kadā: khi nào?
  • Kadā ci: đôi khi, ít khi
  • Kadā ci kadā ci: thỉnh thoảng
  • Na kadā ci: không bao giờ
  • “Na kotthuko sīhasamo kadā ci”. S.i, 66

(Con dã can không bao giờ bằng với con sư tử)

  1. Karahaci: vào đôi lúc

Kadāci karahaci: vào lúc này hay lúc khác, rất hiếm khi.

“Hoti so, bhikhave, samayo yaṃ kadāci karahaci dīghassa addhuno accayena dutiyo suriyo pātubhavati”. A.iv, 100 (Này các tỷ kheo, đến một lúc nào đó, trong một thời nào đó, sau một thời gian dài, bấy giờ mặt trời thứ hai xuất hiện)

  1. Kāmaṃ: quả thế, dĩ nhiên

“Kāmaṃ ca jāma asuresu pāṇaṃ

Mā me dijā vijulāvā ahesuṃ”. J.i, 198-206

(Dĩ nhiên chúng ta phải từ bỏ sinh mạng trong tay loài A Tu La; chớ để cho những con chim này không có tổ)

  1. Kiñca: tốt hơn, sao lại không

“Aññe pi devo poseti, kiñca devo sakaṃ pajaṃ?” katthahārī – jātaka (Vua nuôi dưỡng những người khác; sao vua lại không nuôi dưỡng con cháu của mình?)

  1. Kiñcāpi: mặc dù; bất cứ gì

“Kiñcāpi pacchimo kālo, phuseyya amataṃ padaṃ”. Theg. kệ 947 (Mặc dù là giai đoạn nuối cùng của đời (vị ấy) vẫn có thể đạt được bất tử)

  1. Kiñci: một cái gì (xem số 5A của tỷ dụ nhóm 4)
  2. Kinti: thế nào, không biết, hoặc là

“So tesaṃ bhogānaṃ ārakkhādhikaraṇaṃ dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedeti: kinti me bhoge n’ eva rājāno hareyyuṃ …. Ti”. M.i, 86 (Do sự hộ trì những tài sản ấy, nó cảm thọ khổ ưu (nghĩ rằng) hoặc là vua không chở đi những tài sản của ta không?)

  1. Kimaṅga: huống chi, huống hồ

“Mahallakassa hi attano hattha – pādā pi anassavā honti …. kimaṅga pana ñātakā”. Dha.i, 7 (Những tay chân của chính mình còn không được điều khiển bởi người già, huống chi điều khiển bà con)

  1. Kittāvatā: bao xa? Đến mức nào? Về phương diện nào?

“Kittāvata nu kho bhante upāsako hotī ti?” S.v. 395 (Bạch Thế Tôn, đến mức nào một người được trở thành nam cư sĩ?)

  1. Kira: thật vậy, đúng vậy; nghe nói rằng.

“Jaṭilassa kira gehe bhūmiṃ bhinditvā suvaṇapabbato uṭṭhito ti sutvā”. Dha.iv, 216 (Sau khi nghe đồn rằng trong nhà của Jaṭila có một núi vàng nổi lên làm đất nứt ra)

  1. Kiṃ: cái gì Kiṃsu: cái gì
  • “Atha naṃ satthā: kiṃ, bhikkhu, nālattha tvaṃ tattha vāsan ti pucchi”. Dha.i, 294 (Rồi đấng Đạo sư hỏi vị ấy: cái gì, này tỷ kheo, có phải người không được sống ở đây?)
  • “Kim. Su narānaṃ ratanaṃ”. S.i, 36 (Cái gì là ngọc quý đối với loài người?)
  1. Kīva: bao nhiêu? Bao lâu

Kīva ciraṃ vimānasmiṃ

Idha vassas’ uposathe?. …v.v….. trg. 21 (Này Uposathā, ngươi sẽ ở trong ngôi nhà này bao lâu?)

  1. Kudācanaṃ: vào bất cứ lúc nào. Na kudācanaṃ không bao giờ

“Gamanena na pattabbo lokass’ anto kudācanaṃ”. S.i, 62 (Tận cùng của thế giới không bao giờ đạt được bằng cách đi bộ)

  1. Kva, kuvaṃ: ở đâu?
  • Kva naccaṃ? Kva gītaṃ? Kva vāditaṃ”. D.iii, 183 (Vũ điệu ở đâu? Ca hát ở đâu? Âm nhạc ở đâu?)
  • “Kiṃ su asissāmi? kuvaṃ vā asissaṃ?
    dukkhaṃ vata settha, kuv’ ajja sessaṃ?”. SN. kệ 970 

(Tôi sẽ ăn cái gì? Ăn ở đâu? (hôm qua), tôi đã ngủ một cách khó chịu, hôm nay tôi sẽ ngủ ở đâu?)

  1. Kvaci, bất cứ ở đâu. Na Kvaci, không nơi nào

“Tato adinnaṃ parivajjayeyya

Kiñci kvaci sāvako bujjhamāno”. Sn. kệ 395

(Người đệ tử hiểu biết nên tránh lấy bất cứ gì không được cho, bất cứ ở đâu)

  1. Khalu: quả vậy, chắc chắn

“Samaṇo khalu bho Gotama sakyaputto Sakyakulā pabbajito”. D.i,87 (Quả vậy Sa môn Gotama là người thích tử xuất gia thuộc dòng họ Thích ca)

  1. Khippaṃ: một cách mau chóng; liền

“So imaṃ dhammaṃ khippaṃ ājānissati”. Jātaka – nidāna (Vị ấy sẽ biết chánh pháp này một cách mau chóng)

  1. Khu: dĩ nhiên

“kahinti khu taṃ kāmā 

Chatā sunakhaṃ va canḍālā”. Theg. kệ 509

(xem số 4 chú giải nhóm 1)

  1. Kho, quả vậy (phân từ nhấn mạnh, khẳng định)

“Ārocemi kho te, mahārāja …. Adhivattati kho taṃ mahārāja jarāmaraṇaṃ”. S.i, 101 (Này Đại vương, tôi nói cho Ngài biết, già chết đang xoay quần nơi Đại vương)

  1. Carahi: bây giờ; bấy giờ; bởi thế; vậy
  • “Atha ke carahi, devate loke arahanto?” (udāna, dārucīriya) (Hỡi vị thiên, ai là những bậc A La Hán trên đời bấy giờ)
  • “Nanu tvaṃ, āvuso, Bhagavatā anāgāmī vyākato; atha kiṃ carahi idh’ āgato”. S.i, 149 (Này hiền giả, không phải Ngài đã được Thế Tôn thọ ký là bậc Bất lai sao? Vậy Ngài tới đây làm gì?)
  1. Ciraṃ: lâu dài (Tỷ dụ về những chữ này không ít trong hợp từ)
  • Ciraṭṭhitika: kéo dài lâu
  • Ciraniyāsi: ở lâu
  • Ciranabbajita: xuất gia đã lâu
  • Cirappavāsi: vắng mặt lâu
  1. Cirapaṭikā: kể từ lâu

“Cirapaṭikā, ‘haṃ, bhante, Bhagavantaṃ dassanāya upasaṅkamitukāmo”. S.iii, 120 (Bạch Thế Tôn, kể từ lâu con mong muốn được đến yết kiến Thế Tôn)

  1. Cirarattaṃ: trong một thời gian lâu dài

“Cirarattaṃ vat’ ātāpī dhammaṃ anuvicintayam. samaṃ cittassa nālatthaṃ pucchaṃ samaṇabrāhmaṇe”. theg. kệ 747.

(Đã lâu tôi nhiệt tâm tuy tầm pháp, hỏi các sa môn Bà la môn mà không đạt được bình an trong tâm)

  1. Cirassaṃ: sau một thời gian lâu

“Aho dukkhaṃ! Ayyo no mahā – kassapatthero cirassaṃ me kuṭidvāraṃ āgato”. Dha.i, 425 (Than ôi, khổ thay! Đã lâu rồi kể từ khi tôn giả Đại Ca Diếp của chúng ta đi đến cửa chòi tôi)

  1. Cirāya, cirarattāya: lâu dài

“Saṃyo jan – saṅga – sattā

Dukkham upenti punappunaṃ cirāya”. Dhp. kệ, 342 

(Bị trói buộc bởi những kiết sử, tham trước, chúng chịu khổ nhiều lần và lâu dài)

  1. Cirena: sau một thời gian lâu

“Athāparabhāge: kiṃ iminā vuttan ti kaṅkhanto cireṇa jānāti”. Samp.i, 250

  1. Ce (điều kiện cách): nếu chữ này không bao giờ đặt đầu câu

“Pāpañ ce puriso kayirā, na taṃ kayirā punappunaṃ”. Dhp. kệ, 118 (Nếu người làm tội lỗi, thì đừng làm nó nhiều lầm)

  1. Jātu: quả vậy chắc chắn

“Idañ hi jātu me diṭṭhaṃ;

Nayidaṃ itihītihaṃ”. S.i, 154

(Chắc chắn tôi đã thấy việc này; việc này không phải tin đồn )

  1. Je: mày, tiếng sưng hô với người dưới

“He je kāli! “kiṃ ayye?” “kiṃ je divā uṭṭhāsī ti?”. M.i, 126 (Này nữ tỳ Kāli “cái gì, thưa bà? “Tại sao mày dậy trễ)”

  1. Taggha: dĩ nhiên thật sự

“Taggha taṃ, ambho purisa, tathā karissanti yathā taṃ pamattaṃ”. A.i, 140 (Thật sự này người kia, chúng sẽ đối xử với ngươi tùy theo sự phóng dật của ngươi)

  1. Tāva: lâu chừng ấy, nhiều chừng ấy; lúc đầu yāva – tāva cho đến; bao lâu; dài cho đến như vậy.
  • “Tena hi tumhe āyasmanto muhuttaṃ idh’ eva tāva hotha, yāvā ‘haṃ Bhagavantaṃ paṭivedemi”. V.m. 180 (Thưa các Tôn Giả, nếu là như vậy thì hãy ở lại đây, lâu cho đến khi tôi bạch Thế Tôn)
  • “Na tāva kālaṅkaroti yāva taṃ pāpakammaṃ vyantīhoti. A.i, 141 (Nó không chết cho đến khi ác nghiệp nó hết)
  • “Tāvabahuṃ suvaṇṇaṃ”. v.m. 209 (Nhiều chừng ấy vàng)
  1. Tāvatā: lâu chừng ấy

“Tāvatā tiṭṭhamāno so tāresi janataṃ bahuṃ”. Bud. Trg. 20

  1. Tāvade: vào lúc ấy

“Saṭṭhivassa – sahassāni āyu vijjati tāvade”. Ibid. trg. 20

  1. Tāvad eva: lập tức ngay lúc ấy

“Tāvad’ eva asītihattha – gambhīrāya aṅgārakāsuyā talato … ekaṃ mahāpadumaṃ uggantvā”. J.i,226-234 khadiraṅgāra (Lập tức, một hoa sen lớn nổi lên trên mặt hố than hừng sâu 80 khuỷu tay)

  1. Tiriyaṃ: ngang, bề ngang

“So pana Devalo nipjjamāno attano nisinnaṭṭhāne anipajjitvā dvāramajjhe tiriyaṃ nipajji”. Dha.i, 40

  1. Tiro: ngang qua, xuyên qua; ngoài

“Tiro kuḍḍaṃ tiro pākāraṃ tiro pabbataṃ asajjamāno gacchati, seyyathā pi ākāse”. D.i, 78 (Vị ấy đi ngang qua vách, qua thành, qua núi không đụng chạm như đi trong hư không)

  1. Tu: quả vậy

“Tathā tu kassāmi yathā pi issaro”. theg. kệ 1138 (Tôi sẽ làm như một vị chủ tể)

  1. Tuṇhī: im lặng
  • “Tatiyaṃ pi kho te bhikkhū tuṇhī ahesuṃ”. D.ii, 155
  • “Nindanti tuṇhīmāsīnaṃ”. Dhp. kệ 227

(Chúng chê bai người ngồi im lặng)

  1. Tuvataṃ: một cách mau chóng

“Tuvaṭaṃ kho, ayyaputta, āgaccheyyāsi”. Dha.i, 116

  1. Divā: ban ngày
  • “Eke samaṇa – brāmaṇā rattiṃ yeva samānaṃ divā ti sañjānanti”. M.i, 125 (Một số sa môn tưởng tri rằng đêm là ngày)
  • “Idha me, bho Gotama, yaṃ divā pāpakammaṃ kataṃ hoti taṃ sāyaṃ nahānena pavāhemi”. S.i, 183 (Thưa tôn giả Gotama, ác nghiệp nào tôi làm ban ngày, tôi rửa sạch nó vào buổi chiều bằng cách tắm)
  1. Dīgharattaṃ: lâu dài

“Tad assa Uttiyassa paribbājakassa dīgharattaṃ ahitāya dukkhāya”. A.v, 194 

(Nó có thể mang lại đau khổ bất hạnh lâu dài cho du sĩ Uttiya)

  1. Duṭṭhu: xấu sai

“Dubbhaṇitan ti bhaṇantena pi duṭṭhu bhaṇitaṃ”. Sn. A, 396 (Lời vụng là lời được nói một cách vụng về bởi người nói)

  1. Dhi: thán từ chê bai

“So … satthu purato naggo aṭṭhāsi; manussā ‘dhī, dhī ‘ti āhaṃsu”. Nacca – jātaka. J.i, 206-8 (Nó đứng trần truồng trước bậc đạo sư; mọi người la lên: xấu! xấu!)

  1. Dhiratthu (dhi + atthu), xấu!

“Dhiratthu taṃ janapadaṃ

Yatth’ itthī pariṇāyikā”. kaṇḍina – jātaka

(Xấu hổ cho một nước do đàn bà lãnh đạo)

  1. Dhuvaṃ: chắc chắn bền bỉ

“Te p’ ajja sabbe santuṭṭhā

Dhuvaṃ Buddho bhavissasi”. Bud. Trg. 11

(Hôm nay tất cả chúng ta đều vui mừng

Chắc chắn ngươi sẽ thành Phật)

  1. Na, no, phân từ phủ định
  • “Na tassaṃ parisāyaṃ koci devo abhivādeti vā paccuṭṭhesivā”. D.ii, 210 (Không có vị trời nào trong hội chúng ấy đảnh lễ hay đứng dậy)
  • “Alaṃ bālassa mohāya; no ca pāragavesino”. Thg. kệ 771, 772 (Đủ rồi đối với sự si mê của kẻ ngu, nhưng không đối với người tìm bờ bên kia)
  1. Neva (na + eva) thật là không

“Taṅ kho pad’ etaṃ pāpakammaṃ n’ eva mātarā kataṃ, na pitarā kataṃ”. A.i, 139 (Quả vậy ác nghiệp này không do mẹ làm cũng không do cha làm)

  1. Nanu (na + nu) phải chăng sao? (nghi vấn khẳng định từ)

“Nanu te puttena Maṭṭakuṇḍalinā mayi manaṃ pasādetvā sagge nibbatta – bhāvo kathito”. Dha.i, 33 (Phải chăng đã được nói bởi Maṭṭakuṇḍali, con trai ngươi, rằng nó được sanh lên cõi trời sau khi đặt lòng tin nơi ta sao?)

  1. Nu, phân từ tỏ ý bất định, nghi vấn

“Gato nu Cittakūṭaṃ vā

Kelāsaṃ vā Yugandharaṃ”. Dha.iii, 217

(Có phải nó đã đến núi Cittakūṭa, hay Kelāsa, hay Yugandhara?)

  1. Namo: đảnh lễ

“Namo te purisājañña; Namo te purisatama”. Theg. kệ 629 (Đảnh lễ Ngài bậc thiện sanh trong loài người; đảnh lễ Ngài, đấng tối thượng trong loài người)

  1. Naha: phân từ chống đối và phân từ phủ định.

“Naha nūna so orako dhammavinayo, na sā orakā pabbajjā yattha …. Vipassī kumāro … pabbajito”. D.ii, 30 (Dĩ nhiên đây không phải pháp luật thường, không phải sự xuất gia thường tình mà Thái Tử Vipassī …. Đã xuất gia)

  1. Nāma: chính; chắc chắn, quả vậy.

“Pamattassa ca nāma cattāro apāyā sakagehasadisā”. Dha.i, 9

(Chắc chắn 4 đọa xứ là như nhà riêng của người phóng dật)

  1. Nūna: chắc chắn; phải là như vậy không?

“Etāsaṃ nūna bhante samādhi – bhāvanānaṃ sacchikiriyāhetu bhikkhū Bhagavati brahmacariyam. Carantī ti?”. D.i, 155 

(Thưa tôn giả, vậy có phải để chúng đạt định tu tập mà những tỷ kheo hành phạm hạnh dưới Đức Thế Tôn?)

  1. Niccaṃ: luôn luôn, vĩnh viễn

“Niccaṃ āraddhaviriyehi paṇḍitehi sahā vase”. Theg. kệ 143 (Hãy luôn luôn ở với người trí tinh cần, tinh tấn)

  1. Pageva: trước; sớm, còn nói gì đến
  • Seṭṭhidhītā pi ‘ssa pageva saññaṃ adāsi”. A. A. 429

(Con gái người triệu phú cho ông ta biết tin trước)

  • Manasikātum pi me esā, bhikkhave, disā na phāsu hoti, pageva gantuṃ”. A.i, 275 (Này các Tỷ kheo, nghĩ đến phương hướng ấy đã là không thích thú cho ta, còn nói gì đến việc đi tới đó)
  1. Pagevataraṃ: rất sớm

“Āyasmā anuruddho pagevataraṃ āgaccheyya”. M.iii,145

(Tôn giả Anuruddho có thể đến rất sớm)

  1. Pacchaṭo: từ phía sau

“Sujātā pi yānakaṃ pahāya … paridevamānā pacchato pacchato agamāsi”. J.ii, 123

“Muñca pure, muñca pacchato

Majjhe muñca bhavassa pāragū”. Dhp. kệ 340

(Thoát khỏi tương lai, thoát khỏi quá khứ, thoát khỏi hiện tại, vượt qua bờ kia)

  1. Pacchā: sau đó

“So pacchā pabbajitvāna dutiyo hessati sāvako”. Apa. 32

Trong hợp từ:

Pacchānipātī: người đi ngủ khuya hơn người khác

Pacchābāhaṃ: tay để sau lưng

Pacchābhattaṃ: buổi xế, sau bữa ăn ngọ

Pacchāsamaṇa: 1 vị sa môn theo hầu vị thượng tọa

  1. Patigacc’ eva: trước

“Atha kho yaso kulapūto paṭigacc’ eva pabujjhitvā addasa sakaṃ parijannaṃ supantaṃ”. V.M. 15

  1. Pana: khi ấy; ngay; và nay

Atha ca pana: tuy nhiên, nhưng

Na kho pana: chắc chắn không

Vā pana: nếu không; hoặc là

  • “Tasmiṃ kho pana samaye … kosambuyo tayo seṭṭhino honti”. Dha.i,293
  • “Atha ca pana petānaṃ kālakatānaṃ dakkhinaṃ anuppadassāmī ti”. D.iii, 189 (Tuy nhiên tôi sẽ chia phần công đức cho những vong hồn đã chết)
  1. Pabhuti: bắt đầu từ; từ đây trở đi

Tato pabhuti: kể từ đấy.

“So puna – divasato pabhuti upasaṅkamantassa therassa – upasamaṃ disvā bhīyosomattāya pasīditvā theraṃ niccakālaṃ attano ghare bhatta – vissagga – karaṇatthāya yāci”. Samp.i, 38

(Khi thấy tịnh hạnh của vị trưởng lão đến đấy từ ngày hôm sau ông ta hân hoan vô hạn và thỉnh cầu vị trưởng lão luôn luôn tới ăn tại nhà của mình)

  1. Pātu: rõ rệt (chỉ thấy trong hợp từ)

“Brahmuno h’ etaṃ pubbanimittam. Pātubhāvāya yad’ idaṃ āloko sañjāyati, obhāso pātubhavatī ti”. D.ii, 209 (Đây là tướng báo trước sự xuất hiện của Phạm thiên, nghĩa là ánh sáng sanh khởi, hào quang chói lọi)

  1. Pāto: sáng sớm

Pāto ‘va: rất sớm

“Sāyaṃ sāyamāsāya, pāto pātarāsāya gāmanigamarājadhāniyo osaranti”. D.iii, 94. (Vì bữa ăn chiều vào buổi chiều, vì bữa ăn sáng vào buổi sáng, chúng vào những làng mạc, đô thị, thủ đô)

  1. Puthu: Mỗi một; mở rộng; riêng biệt; tách rời (phần lớn trong hợp từ)
  • “Evaṃ piyo puthu – attā paresaṃ”. S.i, 75 (Như vậy những cái ngã riêng biệt là yêu quý đối với những người sở hữu chúng)
  • “Tena kho pana samayena sigālako gahapatiputto kālass’ eva vuṭṭhaya … puthu disā namassati”. D.iii, 180 (Lúc bấy giờ Sigālaka, con trai người gia chủ, thường dậy sớm đảnh lễ từng phương một)
  1. – 131. Puna, puno: lại; lại nữa

“Sabbe macche khāditvā pun’ āgantvā ekamacoham pi nāddasa” bka – jātaka

  1. Punappuna, punappunaṃ: tái đi, tái lại, nhiều lần

“Punappunaṃ dānapatī daditvā

Punappunaṃ saggaṃ upenti ṭhānaṃ”. S.i, 174

(Sau khi bố thí nhiều lần, những người bố thí được sanh lên cõi trời nhiều lần)

  1. Purato: ở trước

“Imāni phalāni āgantvā mayhaṃ purato patanti; ‘atthi nu kho upari luddako ‘ti punappuna ullokento luddakaṃ disvā …. imaṃ gāthaṃ āha”. J.i, 173-4.

  1. Puratthato: trước mặt, phía động của

“Esa bhikkhu, mahārāja, Paṇḍavassa puratthato nisinno vyagghusabho ‘va, sīho ‘va girigabbhare”. Sn. kệ 416.

(Tâu Đại Vương, vị Tỷ kheo ấy ngồi như một con cọp hùng mạnh, như một con sư tử trong hang núi, ở phía động Paṇḍava)

  1. Puratthaṃ: phía trước, trước

“Na tassa pacchā, na purattham atthi

Santo vidhūmo anigho nirāso”. S.i, 141

(Không có gì phía sau, không có gì phía trước vị ấy an tỉnh, không cấu nhiễm, không sao xuyến, không tham ái).

  1. Puratthā: phía động, phía trước

a. Pure puratthā purimāsu jātisu

“Manussabhūto bhunaṃ sukhāvaho”. D.iii, 148

(Trước kia trong những đời trước khi được sanh vào loài người, vị ấy là một người đem lại nhiều hạnh phúc cho nhiều người)

b. Eso, mahārāja, Bhagavā majjhimaṃ thambhaṃ nissāya puratthābhimukho nisinno”. D.i, 50 (Này Đại Vương, đây là Thế Tôn, đang ngồi dựa vào trụ giữa quay mặt về hướng đông)

  1. Purā, pure: ngày trước; ngày xưa; trước kia.

a. “Purā āgacchate etaṃ anāgataṃ mahabbhayaṃ”. Theg. kệ 978 (Tai họa hớn trong tương lai sẽ đến trước việc này)

b. “Taṃ taṃ kāranaṃ āgamma desitāni jutīmatā.

Apaṇṇakādīni purā jātakāni Nahesinā”. Jātaka – nidāna 

(Ngày xưa những kinh Jātaka, Apaṇṇaka …. được giảng bởi bậc Đại Thánh sáng chói vào nhiều dịp khác nhau)

c. “Sukhajīvino pure āsuṃ bhikkhū Gotamasāvakā”. S.i, 61

(Ngày xứ những tỷ kheo đệ tử của Gotama sống một đời hạnh phúc)

  1.   Puretaraṃ: trước

“Therehi puretaraṃ eva ekapassena gantvā Sirivaḍḍha – kassa nivesanadvāre aṭṭhāsi”. Dha.i, 111.

  1. Bahi: ngoài, ở ngoài

“Tassa bahi nikkhamanaṃ vāretuṃ sabbo gehaparijano … dvārāni thaketvā bahi gehaṃ parivāretvā rakkhanto acchati”. Dha.i, 127

(Để ngăn nó ra ngoài, tất cả gia nhân gài các cửa lớn và đứng giữa vây quanh phía ngoài ngôi nhà)

  1. Bhante: tiếng xưng hô người dưới

“Handa, bhaṇe Upāli, nivattassu; alaṃ te ettakaṃ jīvikāya”. Dha.i, 37

(Này Upāli thân yêu, hãy quay lại, chừng này của cải đủ cho con sinh sống)

  1. Bhante: thưa tôn giả, bạch Thế Tôn

“Bhante, tumhākaṃ yaṃ yaṃ rucchati, taṃ gahatvā pari – bhuñjatha”. Dha.i, 292 (Thưa các Tôn giả, hãy lấy ăn cái gì chư Tôn giả thích)

  1. Bhiyye, bhīyo: hơn

“Tāni me gaṇhantesu tesu aghāto nāma nāhosi; cittaṃ bhīyo bhīyo pasīdi yeva”. Dha.iv, 206 (Không có sự tức giận trong tôi khi chúng lấy những vật ấy, tâm tôi lại càng thích thú hơn nữa)

  1. Bhīyoso – mattāya: Còn nhiều hơn; càng hơn (xem vd. số 127)
  2. Bhūtapubbaṃ: ngày xưa

“Bhūtapubbaṃ bhikkhave devāsurasaṅgāmo samūpabbūḷho ahosi”. D.i, 221 (Này các tỷ kheo, ngày xưa có một trận đấu quyết liệt giữa Chư thiên và A tu la)

  1. Bho: tiếng xưng hô thân mật giữa những người ngang hàng.

Trong ví dụ (b) số 105 chương này, tiếng bho được dùng bởi một người Bà la môn để nói với Phật.

Trong ví dụ (b) số 61 nó được một thị giả dùng để nói với thầy.

Trong câu: “Bho corā, tumhe maṃ kimatthāya gaṇhittha?” . (j.i, 153-6) nó dùng để nói với kẻ trộm.

Trong ví dụ sau, nó được dùng bởi một vị vua nói với quân thần: “Bho, ahaṃ devatāya āyācamāno ….. te ghātetvā balikammaṃ karissāmī ti āyāciṇ” dummedha – jātaka.

  1.   Maṅku: bối rối, buồn

a. “Mā kho maṅku ahosi”. V.M. 94 (đừng có bối rối)

b. “Na tena maṅku hotabbaṃ”. S.i, 201 (không nên buồn vì thế)

  1. Manaṃ: suýt nữa; gần như.

a. Manaṃ vata Devadattena evaṃ upanissaya – sampanno

Kumāra – kassapo therī ca nāsitā”. D.iii, 147 (kumāra – kasapa và trưởng lão ni, những vị gần thành tựu thánh quả suýt nữa bị hại bởi Devadatta)

b. Atipaṇḍitena puttena manaṃ hi upakūlito”. J.i, 404-5 (Tôi suýt bị cháy xém vì đứa con trai quá thông thái)

  1. : đừng, phân từ tỏ sự cấm chỉ

“Mā h’ eva vipassī kumāro agārasmā anagāriyaṃ pabbaji”. D.ii, 27 (Đừng để Thái tử Vipassī xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình)

(xem thêm đoạn 51 và tỷ dụ nhóm 10)

  1. Micchā: sai, tà

a. “Micchā paṇihitaṃ cittaṃ

Pāpiyaṃ naṃ tato kare”. Dhp. kệ 43

(Tâm được hướng dẫn sai lạc, sẽ làm cho nó tội lỗi hơn vì thế)

b.Yathā nemittakānaṃ brāhamaṇānaṃ micchā assa vacanaṃ”. D.ii, 28 (Cách nào để lời nói của những Bà la môn xem tướng có thể trở thành sai lạc)

  1. Mithu: lẫn nhau

“Te vādakāmā parisaṃ vigayha

Bālaṃ dahanti muthu aññamaññaṃ”. Sm. kệ 825

(Những người tranh chấp ấy đến hội chúng chỉ trích nhau, bảo nhau “ngươi là kẻ ngu”).

  1. Mudhā: miễn phí khỏi trả tiền

“Rājā: pañca satāni datvā ganhantū ti bheriṃ carāpetvā kiñci ganhanakaṃ adisvā ….. mudhā pi ganhantū ti bheriṃ carāpesi”. Dha. iii, 108 (Vị vua cho đánh trống tuyên bố rằng “Hãy lấy tử thi của Sirimā sau khi trả 500 đồng” và khi không thấy người nào lấy, ông đánh trống tuyên bố rằng hãy lấy khỏi trả tiền)

  1. Musā: sai, tà, dối

a. “Musā taṃ sāmi tucchā va cāṭiyo”. Dha.i, 444

(Tôi nói láo, thưa ông chủ; những cái thùng là trống không)

b. Musā na bhāse, na ca majjapo siyā”. A.i, 214

(Đừng nói dối cũng đừng uống rượu)

  1. Muhuṃ: rất nhanh; nhiều lần (Không có trong tự điển .P. T. S)

“Naha nūna dubbhissasi maṃ punappunaṃ

Muhuṃ muhuṃ cāranikaṃ va dassayaṃ”. Theg. kệ 1129

(Ngươi sẽ không đánh lừa ta mãi như một người biểu diễn trò múa rối)

  1. Yagghe: phân từ xưng hô với người trên

“Yagghe, mahārāja, jāneyyāsi: ahaṃ āgacchāmi uttarāya disāya, tatth’ addasaṃ mahantaṃ pabbataṃ ….”. s.i, 101 (Tâu Đại Vương, xin Ngài biết cho rằng tôi đến từ phương bắc, ở đấy tôi đã thấy một ngọn núi lớn)

  1. Yato: từ đâu; vì; từ đó; từ đấy; chừng nào

a. “Yato ahaṃ pabbajito agārasmā ‘nagāriyaṃ”. Theg. kệ 48 (Từ khi tôi xuất gia từ bỏ gia đình sống không gia đình)

b. “ Yato yato sammasati khandhānaṃ udayabbayaṃ”. Dhp. kệ 374 (Dầu từ điểm nào vị ấy niệm sự sinh diệt của các uẩn)

c. “Yato kho, Mahānāma, Buddhaṃ saranaṃ gato hoti …… ettāvatā kho, mahānāma, upāsako hoti”. S. v. 395

(Này Mahānāma, do quy y Phật mà một người trở thành ưu bà tắc)

c. “Yato uggacchati suriyo ādicco maṇḍlī mahā”. D.iii, 196 (Từ đâu xuất hiện mặt trời tròn lớn)

d. “Yato kho bho ayaṃ attā pañcahi kāmaguṇehi samappito samaṅgibhūto paricāreti, ettāvatā kho ayaṃ attā parama – diṭṭhadhamma – nibbāṇappatto hoti”appatto hoti”. D.i, 36 (Thưa tôn giả, khi nào tự ngã này thọ hưởng năm dục trưởng dưỡng, cho đến như vậy, tự ngã này đạt được Niết Bàn tối thượng ngay trong đời này)

  1. Yathā: giống như; như là; như vậy; cho đến như vậy.

Yathā katham pana: như thế nào

Yathā pana: ví như

Yathariva: cũng như

Yathayidaṃ: giống như cái này; cho bằng cái này

Yathā tathā: bằng bất cứ cách nào

  • a.“Yathā agāram ducchannaṃ vuṭṭhi samativijjhati”. Dhp. kệ 13 (Như mưa lọt vào cái nhà lợp không kín)
  • b.“Yathā kathaṃ pana tvaṃ, thera, ekavihārī, ekavihārassa ca vaṇṇavādī?”. S.ii, 283 (Này Trưởng lão, như thế nào ngươi sống độc cư và tán thán hạnh độc cư?)
  • c.“Yathā pana gopālakena niyyāditānaṃ gunnaṃ gorasaṃ sāmikā va paribhuñjanti”. Dha.i, 158
  • d.“Nāham, bhikkhave, aññaṃ ekarūpam pi samanupassāmi yaṃ evaṃ purisassa cittaṃ pariyādāya tiṭṭhati yathayidaṃ bhikkhave itthirūpaṃ”. A.i, 1 (Này các tỷ kheo, ta không thấy có một sắc khác nào xâm chiếm tâm đàn ông cho bằng nữ sắc)
  • e.“Thi pi me saddhiṃ evaṃ kathāsallāpo hoti yathariva bhotā Gotamena”. D.i, 90 (Tôi sẽ nói chuyện với những vị ấy giống như với Tôn giả Gotama)

TRONG HỢP TỪ:

Yathākāmaṃ: như ý muốn

Yathātathaṃ: như thật

Yathādhammaṃ: như pháp

Yathābalaṃ: tùy lực

Yathāsakaṃ: tự mình

Yathāsukhaṃ: tự nhiên, thoải mái

  1. Yadi: nếu

“Yadi pana me parājayo bhaveyya, mataṃ me jivitā seyyo” Guttila – vimānavatthu (Nếu tôi bị hại, thì thà chết hơn sống)

  1. Yad’ idaṃ: ấy là, nghĩa là như sau

“Ekāyano ayaṃ, bhikkhave, maggo sattānaṃ visuddhiyā … yad idaṃ cattāro satipaṭṭhānā”. D.ii, 290 (Này các tỷ kheo, con đường độc lộ này đưa đến sự tịnh hóa loài hữu tình, ấy là 4 niệm xứ)

  1. Yaṃ nūna: hãy để cho tôi

“Yaṃ nūnāham eko gaṇamhā vupakaṭṭho vihareyyaṃ”. Dha.i. 56 (Hãy để tôi sống một mình biệt lập với đồ chúng)

  1. Yava: cho đến tận

“Atthi koci tevijjānaṃ brāhamaṇānaṃ yāva sattamā ācariya – maha- yugā yena Brahamā sakkhi diṭṭho?”. D.i, 238 (Có một Bà La môn nào kể cho đến đời thứ bảy, đã thông suốt 3 tập vệ đà, đã từng thấy mặt Phạm thiên không?)

  1. Yāva kīvañ ca: cho đến chừng nào

“Yāva kīvañ ca, bhikkhave, bhikkhū, abhiṇhasannipātā ….. bhavissanti yuddhi yeva bhikkhūnaṃ pāṭikaṅkhā”. D.ii, 76 (Này các tỷ kheo, cho đến chừng nào những vị tỷ kheo hội họp thường xuyên, chừng ấy chúng tỷ kheo có hy vọng hưng thịnh)

  1. Yāvad eva: chỉ vừa đủ cho

“Yāvad eva anatthāya ñattaṃ bālassa jāyati”. Dhp. kệ 72 (Sự hiểu biết phát sinh cho kẻ ngu chỉ đủ cho sự bất lợi – người ngu hiểu biết chỉ thêm hại)

  1. Yāvatā: vì; cho đến

“Yavatā, Cundī, sattā apadā vā dipadā vā catuppadā vā …. Tathāgato tesasaṃ aggam akkhāyati”. A.iii, 35 (Này Cundī, cho đến bao nhiêu loài hữu tình hoặc không chân, hoặc hai chân hoặc bốn chân …. Như Lai được xem là bậc tối thượng ở trong chúng)

Yāvatihaṃ: cho đến bao nhiêu ngày

Yāvatāyukaṃ: cho đến trọn đời

Yāvadiccakaṃ: cho đến tùy thích

  1. Yebhuyyena: phần lớn; hầu hết

a. “Yebhuyyena, Ānanda, dasasu lokadhātūsu devatā sannipatitā Tathāgataṃ dassanāya”. D.ii, 139

(Này A Nan, hầu hết Chư thiên trong 10 phương thế giới đều tụ hội để chiêm ngưỡng Như Lai)

b. Atha kho te, bhikkhave, bhikkhū yebhuyyena ekāhen’ eva janapadacārikaṃ pakkamiṃsu”. D.ii, 48 (Rồi này các tỷ kheo, ngay hôm ấy hầu hết những vị tỷ kheo ấy khởi hành đi đến nhiều tỉnh)

  1. Raho: một cách kín đáo; sự bí mật

a. “Natthi loke raho nāma pāpakammaṃ pakubbato”. A.i, 149 (Không có sự bí mật trên đời, khi một người phạm tội ác)

b. “ ‘kāsi pāpakaṃ kammaṃ

Āvī vā yadi vā raho”. Thig. kệ 247

(Đừng làm việc ác công khai hay kín đáo)

  1. Re: tiếng xưng hô với người dưới, tỏ ý khinh bỉ

“Ehi, re dāsa kiṃ akkosasī” ti ākaḍḍhitvā … taṃ ṭhānaṃ bhindāpetvā … dhanaṃ āhara”. J.i, 225 (Đến đây, này nô lệ, nguyền rủa cái gì” sau khi nói vậy và đuổi nó đi, người ấy đào chỗ ấy lấy hết của cải)

  1. Labbhā: có thể được phép

(xem số 6 và 9 trong tỷ dụ nhóm 9)

  1. Lābhā: có lợi, được lợi

“Lābhā te, mahārāja; suladdhaṃ te, mahārāja, yassa te kule evarūpo putto uppanno”. D.ii, 10 (Này Đại Vương, thật lợi lạc cho Ngài; thật may mắn cho Ngài, khi một người con trai như vậy sanh vào gia đình Ngài)

  1. Vata: chắc chắn; dĩ nhiên; quả vậy

“Lābhā vata no anappakā

Ye mayaṃ Bhagavantam addasāma”. Sn. kệ 31

(Thật lợi ích không ít cho chúng ta, những người đã thấy Đức Thế Tôn)

Đi kèm aho (aho vata) từ ngữ này diễn đạt một ước mong, hy vọng

“Jātidhammānaṃ bhikkhave sattānaṃ evaṃ icchā uppajjati: aho vata mayaṃ na jātidhammā assāma, na ca vata no jāti āgaccheyyāti”. D.ii, 397 (Này các tỷ kheo, mong ước như vầy phát khởi nơi những hữu tình phải chịu sự sanh ra: ôi ước gì chúng ta không bị sanh, ước gì chúng ta khỏi phải ra đời)

  1. Vā: hoặc

“Idha pana, māṇava, ekacco itthī vā puriso vā sattānaṃ viheṭhaka – jātiko hoti pāṇinā vā leḍḍunā vā daṇḍena vā”. M.iii, 294 ( Này thanh niên, lại nữa ở đây, một vài đàn bà hay đàn ông có bản tánh hay tác hoại chúng sanh hoặc bằng tay, hoặc bằng nắm (đất đá) hoặc bằng gậy)

  1. Vinā: không có

“Kokāliko sāriputta – aggallānehi sahā pi vinā pi vattituṃ nasakkoti” (vyaggha – jātaka) (Kokālika không thể sống với Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, cũng không thể sống không có hai vị ấy)

  1. Viya: giống như

“Ekam’ eko va maccānaṃ

Go vajjho viya nīyati”. Sn. kệ 589

(Từng người một bị dẫn đến cái chết, giống như con bò phải bị giết)

  1. Ve: khẳng định từ

“Taṃ ve pasahati māro

Vāto rukkhaṃ va dubbalaṃ”. Dhp. kệ 7

(Ma vương chắc chắn nhiếp phục nó như gió quật ngã cây yếu)

  1. Sakiṃ: một lần Sakid eva: chỉ một lần

a. “Rājāno nāma caṇḍā, sakiṃ kuddhā hattha – pādādiche – danena bahum pi anatthaṃ koronti”. Dha.ii, 44

(Những vị vua hung bạo, một khi nổi giận làm nhiều tai hại, bằng cách chặt tay chân…..)

b. Idha bhikkhave bhikkhu tiṇṇaṃ saṃyojanānaṃ parikkhayā …. Sadid eva imaṃ lokaṃ āgantvā dukkhass’ antaṃ karoti”. A.ii, 236 

(Ở đây, này các tỷ kheo, vị tỷ kheo sau khi đoạn tận 3 kiết sử, chỉ còn trở lại đời này một lần, chấm dứt đau khổ)

  1. Sakkā: có thể

“Sakkā nu kho, bhante, evaṃ evaṃ diṭṭhe ‘va dhamme sandiṭṭhikam sāmaññaphalaṃ paññapetun ti?”. D.i, 51

(Bạch Thế Tôn, Ngài có thể trình bày ra một kết quả thiết thực nơi đời này của hạnh Sa môn?)

  1. Sakkhi: đối diện với; chính mình

“Taṃ me idaṃ bhate. Sakkhi diṭṭhaṃ”. D.ii, 271

(Bạch Thế Tôn, chính con đã thấy việc này)

(xem thêm ví dụ số 160)

  1. Sace: nếu

“Sace ayyā imaṃ temasaṃ dha vasissanti”. Dha.i, 290

  1. Sajju: ngay tức khắc, mau chóng

“Na hi papaṃ kataṃ kammaṃ

Sajju khīraṃ va muccati”. Dhap. kệ 71

(Tội ác đã làm không kết quả tức khắc cũng như sữa không đông ngay)

  1. Satataṃ: luôn luôn, liên tục

“Rattindivaṃ satataṃ appamatto

Sabbā disā pharati appamaññaṃ”. Sn. kệ 507

(Ngày đêm liên tục tinh cần biến mãn tâm vô lượng khắp tất cả phương hướng)

  1. Sanikaṃ: từ từ; nhẹ nhàng

“Atha naṃ kumbhiṃ oropetvā ubbhinditvā mukhaṃ vivaritvā sanikaṃ nillokema”. D.ii, 333 (Rồi sau khi hạ cái bình xuống, mở dây buộc và mở miệng bình, chúng tôi cẩn thận quán sát)

  1. Samantā: mọi phía

“Dāvaggi ….. tassa padesassa samantā saḷasa – karīsa – mattaṭṭhānaṃ pāpupi”. vaṭṭhaka – jātaka (Lửa rừng lan khắp vùng ấy chỉ chừa 16 sào đất)

  1. Samitaṃ: liên tục

“Carato ca me tiṭṭhato ca suttassa ca jāgarassa ca satataṃ samitaṃ ñaṇadassanaṃ paccupaṭṭhitaṃ”. M.i, 93

(Khi đi, khi đứng, khi ngủ, khi thức, tri kiến hiện hữu liên tục trong ta)

  1. Sampati: vừa mới

“Sampati – jāto, Bodhisato samehi pādehi paṭiṭṭhahitvā uttārabhimukho sattapadavītihārena gacchati”. D.ii, 15 (Vị Bồ Tát mới sinh đứng vững trên chân mình, mặt hướng về phía Bắc đi bảy bước)

  1. Samma: dùng để nói với bạn

“Āma, samma, idānāhaṃ vihāraṃ gantvā theraṃ tayā katapaṇasālāya nisinnakaṃ disvā āgato ‘mhi”. Dha.i, 19

(Vâng, này bạn, tôi vừa đến tinh xá trở về đây, sau khi trông thấy vị trưởng lão ngồi trong cái chòi lá do bạn làm)

  1. Sammā: đúng, phải, thích đáng

“Brāhmano ‘smī ti ca vadamāno sammā vadeyya, na ca pana musāvādaṃ āpajjeyya?”. D.i, 123 (Có phải nó nói đúng, không phạm lỗi nói dối khi bảo rằng “Tôi là một người Bà – la – môn)

  1. Sayaṃ: tự mình

“Sayaṃ eva odanaṃ sādhayāmi

Sayaṃ eva bhājanaṃ dhoviṃ”. Thig. kệ 412

(Tôi tự làm cơm tự rửa chén bát)

  1. Sasakkaṃ: chắc chắn, dĩ nhiên”Evarūpaṃ te, Rāhula, kāyena kammaṃ sasakkaṃ na karaṇīyaṃ”. M.i, 415 (Này Rāhula, hành động như vậy chắc chắn ngươi không nên làm với thân ngươi)
  2. Saha: là một liên từ đặt trước danh từ liên kết với nó

“Tadā te pi cattāro Mallarājaputtā pāṭihāriyaṃ disvā laddhappasādā pabbajitvā ….. na cirass ‘eva saha paṭisambhidāhi arahattaṃ pāpuniṃsu” 

(Godhikatheragāthaṭthakathā) (Sau khi thấy thần thông, 4 vương tử dòng họ Malla có được lòng tin, xuất gia và chẳng bao lâu đắc quả A La Hán với bốn vô ngại giải (gồm 4 phần: atha, dhamma, nirutti, patibhāna)

Đôi khi nó có nghĩa “lập tức”, “ngay liền khi”

“Saha” sacce kate mayhaṃ mahā pajjalito sikhī vajjesi soḷasa karīsāni udakaṃ patvā yathā sikhī” vaṭṭaka – jātaka”. I, 215 (Khi đã nói lên sự thật, lập tức đám cháy cháy tạt qua một bên đến 16 kārīsa như bị gặp một làn nước)

TRONG HỢP TỪ

Sahagata: câu hữu (đồng thời)

Sahagāmī: đồ chúng

Sahajāta: câu sanh, cùng sanh

Sahajīvī: sống chung

Sahanandī: vui theo, cùng vui

Sahaseyyā: ngủ cùng giường

  1. Sahasā: một cách vội vàng; thình lình; cưỡng bức

“Na tena hoti dhammaṭṭho yen’ atthaṃ sahasā naye”. Dhp. kệ 156 (Ngươi đâu phải pháp trú)

“Yo ñātīnaṃ sakhānaṃ vā dāresu patidissati

Sahasā ampiyena vā, taṃ jaññā vasato iti”. Sn. kệ, 123

(Người nào được bắt gặp ở với vợ của bà con hay bạn bè, cưỡng bức hay đồng tình, người ấy là người vô lại?)

  1. Sādhu: tốt lành; thưa vâng

a. “Sādhu kho, samma sārathi, pabbajito nāma; sādhu samacariyā; sādhu puññakiriyā” d.ii, 26 (Này bạn đánh xe, thật lành thay, là hạnh xuất gia, lành thay là tịnh hạnh, lành thay làm các công đức)

b. “Sā: sādhu deva ti vuttanayen’ eva taṃ sabbaṃ katvā”. Dha.iii, 13 (Cô ấy nói “vâng thưa Ngài” và làm tất cả những gì cô được chỉ bảo)

  1. Sāmaṃ: tự mình

“Idaṃ me, bhante, navaṃ dussayugaṃ Bhagavantaṃ uddhissa sāmaṃ kantaṃ, sāmaṃ vāyitaṃ”. M.iii, 253 (Bạch Thế Tôn, cặp y phục mới này do chính con làm cho Thế Tôn, do chính con dệt lấy)

  1. Sāyaṃ: vào buổi chiều

“Ath’ assa sāyaṃ pi punadivase pi nadhurabhattaṃ pacitvā adāsi”. Dha.i, 234 (Rồi vào buổi chiều hôm sau, sau khi nấu cơm ngọ xong, nó cho ăn)

  1. Sāhu: như Sādhu

“Appasmim pi sāhu dānaṃ, api ca saddhāya pi sāhu dānaṃ”. S.i, 21

(Lành thay sự bố thí từ một nơi thiếu thốn, càng lành hơn nếu được cho với tín tâm)

  1. Su: là một phân từ nghi vấn, thường có thêm đại danh từ nghi vấn, thường có thêm đại danh từ nghi vấn đi kèm.

“Evaṃ su te Bagavanto saṅgamma samāgamma unnādino ….. vihariṃsu”. D.iii, 54 (Những bậc Thế Tôn ấy có sống như vậy, nghĩa là sống tụ hội đông đảo, ồn náo không?)

  1. Suṭṭhu: tốt

“So tam pi suṭṭhu upadhāretvā pasannamānaso … maggaṃ paṭipajji”. tập sớ chaṭṭavimāna (Sau khi nghĩ kỹ về điều ấy với tâm hoan hỷ, nó lên đường)

  1. Sudaṃ: một phân từ chỉ định

“Tatra sudaṃ āyasmā kumāra – kassapo Setavyānaṃ viharati uttarena Setavyaṃ Siṃsapāvana”. D.ii, 317

(Tại đấy tôn giả kumāra – kassapa sống ở phía Bắc Setavyā trong rừng cây Siṃsapā)

  1. Suve, sve: ngày mai

a. “Yañ ca viññū pasaṃsanti anuvicca suve suve

Nekkhaṃ Jambonadass’ eva ko taṃ nindituṃ arahati?”. Dhp. kệ 229-230 (Nếu một người được những người có trí biết rõ ca tụng ngày này qua ngày khác, thì ai chê được người ấy, như đồng tiền vàng làm ở sông Jumbū?)

b. Sve dāni bhavaṃ Pokkharasāti samaṇaṃ Gotamaṃ dassanāya upasaṅkamissati”. D.i, 108

(Ai này Tôn giả Pokkharasāti sẽ đến yết kiến Sa môn Gotama)

  1. Seyyathā pi: giống như

“Gaṅkamo lohitena phuṭo ahosi seyyathā pi gavāghātanaṃ”. V.M. 182

(Chỗ kinh hành bị tràn đầy cả máu như là nhà một người đồ tể)

  1. Seyyathīdaṃ (seyyathā + idaṃ): như sau

“Satthā tassa … dhammaṃ desento ānupubbikatham. Kathesi, seyyathīdaṃ? Dānakathaṃ, sīlakathaṃ, sagga –kathaṃ, kāmānaṃ ādīnavaṃ akāraṃ saṅkilesaṃ”. Dha.i, 6 (Đức đạo sư trong khi thuyết pháp cho vị ấy, tuần tự thuyết, nghĩa là thuyết về bố thí, về giới, về cõi trời, về sự nguy hiểm, điên rồ, nhiễm ô của các dục”

  1. Hambho: phân từ ở hô cách diễn tả sự ngạc nhiên hay khinh miệt.

“Hambho purisa, idāni ‘si kiñcā pi maṃ viraddho, aṭṭha pana mahāniraye aviraddho ye ‘āsī ti” kuruṇgamigajātāka

(Ê, này người kia, mặc dù bây giờ ngươi đã hụt ta, nhưng ngươi sẽ không hụt tám đại địa ngục đâu)

  1. Handa: tiếng kêu gọi dùng để nhấn mạnh

“Handa, kuto nu tvaṃ, mahārāja, āgacchasi divādivassa”. S.i,97

(Đại Vương, Ngài từ đâu đến, vào lúc giữa trưa này)

“Handa, eko gamissāmi araññaṃ udhavaṇṇitaṃ”. Theg. kệ 558

(Một mình tôi sẽ đến sống nơi ngôi rừng được Phật tán dương)

  1. Halaṃ: đủ rồi, không nên

“Kicchena me adhigataṃ, halaṃ dāni pakāsituṃ”. D.ii, 38

(Ta đã đạt đến điều này một cách khó nhọc. Thôi, bây giờ ta không nên công bố nó)

  1. Have: chắc chắn; dĩ nhiên

“Bālā have nappasaṃsanti dānam”. Dha.iii, 188

  1. : than ôi

Hā! Yogā vippayogantā!

Hā! niccaṃ sabbasaṅkhataṃ!

Hā! Jīvitaṃ vināsantaṃ!

Icc’ āsi paridevanā”. Apa. 540

(Than ôi! Mọi kết hợp chấm dứt trong ly tán!

Than ôi! Hết thảy hữu vi đều vô thường!

Than ôi! Sự sống chấm dứt bằng tử vong!

Ở đây người ta than khóc như vậy)

  1. Hi: bởi vì; quả vậy

“Tassa hi dve pajāpatiyo, imassa aṭṭha; aṭṭhahi parikkhipitvā gahita kiṃ karissati, bhante ti?”. Dha.i, 73 (Người kia chỉ có hai vợ người này có tám. Bạch Thế Tôn, nó sẽ làm sao khi bị vây bắt bởi tám người này)

  1. Hiyyo, hīyo: hôm qua

“kin nu kho, mahāsamaṇa, hīyo nāgamāsi?”. M.v. trg. 28

(Thưa Đại Sa môn, tại sao hôm qua Ngài không tới?”)

  1. Huraṃ: ở đấy; bên kia thế giới; trước khi

a. “Devā manussā idha vā huraṃ vā

Saggesu vā sabbanivesanesu”. S.i, 12

(Chư Thiên và người ở cõi này hoặc bên kia thế giới, hoặc ở trong tất cả trú xứ)

b.Ye me pubbe viyākaṃsu

Huraṃ Gotamasasanaa”. Sn. kệ 1084

(Những người thuyết giảng cho tôi trước đây, trước khi có giáo lý của Gotama)

  1. Hurāhuraṃ: từ chỗ này đến chỗ khác

“So phalavati hurāhuraṃ

Phalam icchaṃ va vanasmi vānaro”. Dha. kệ 334

(Nó nhảy từ đời này đến đời khác như con vượn muốn hái quả trong rừng)

  1. Heṭṭhā: xuống; dưới; phía dưới. Trong hợp thể có nghĩa “thấp hơn”

“Seyyathā pi, Poṭṭhapāda, puriso nisseṇiṃ kareyya pāsādassa ārohaṇāya tass’ eva pāsādassa heṭṭhā”. D.i, 198 (Này Poṭṭhapāda, cũng như người làm cầu thang để lên tòa lâu đài, nó phải làm ngay dưới chân tòa lâu đài ấy)

Heṭṭhābhāga: phân dưới

Heṭṭhā – pādatalesu: từ dưới gót chân

* Bài viết trích từ cuốn: "Giáo trình PĀḶI, nguyên tác: THE NEW PALI COURSE, Tác giả Prof. A. P. Buddhadatta, Maha Nayaka Thera, Dịch giả: Ngài Thích Minh Châu.
Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app