Giáo Trình Pali 2 – Đệ Nhị Chuyển Hoá Ngữ: Chuyển Hoá Ngữ Danh Động Từ & Bất Biến Chuyển Hoá Ngữ

II. LOẠI THỨ HAI : CHUYỂN HÓA NGỮ
DANH ĐỘNG TỰ (BHĀVATADDHI)

(1)-tā, -tta, -ttana, -ṇya và -ṇeyya được tiếp theo một số danh từ để chỉ trạng thái, bản chất hay tính cách của sự vật.

-tā :

lahu (nhẹ) + tā : lahutā (sự nhẹ nhàng).

sūra (anh hùng) + tā : sūratā (sự anh hùng).

seṭṭha (cao nhất) + tā : seṭṭhatā (sự vĩ đại)

hīna (tầm thường) + tā : hīnatā (sự tầm thường).

-tta :

manussa + tta : manussatta (tình trạng con người, nhân đạo)

yācaka + tta : yācakatta (tình trạng ăn mày).

bahussuta + tta : bahussutatta (tình trạng thông thái).

-ttana :

puthujjana + ttana : puthujjanattana (tình trạng người phàm phu) .

jāyā + ttana : jāyattana (tình trạng người vợ).

-ṇya :

aroga (sức khỏe) + ṇya : ārogya (sự khỏe mạnh).

dubbala (yếu) + ṇya : dubbalya  (sự yếu đuối).

(ṇ ở trong ṇya là dấu hiệu chỉ sự tăng cường nguyên âm đầu).

(2)Nhiều phụ âm đứng trước ṇya đổi hình thức của chúng cùng với ya của vĩ ngữ .

t + ṇya : tya  đổi thành cca

l + ṇya : lya  đổi thành lla

d + ṇya : dya  đổi thành jja

ṇ + ṇya : ṇya  đổi thành ñña

j + ṇya : jya  đổi thành jja

s + ṇya : sya  đổi thành ssa.

paṇḍita + ṇya : paṇḍitya : paṇḍicca (sự thông thái).

adhipati + ṇya : ādhipatya : ādhipacca (sự chủ tể, sự cai trị).

bahusuta + ṇya : bāhusutya : bāhusacca (sự học rộng). (chữ u trong suta được đổi thành a).

kusala + ṇya : kosalya : kosalla (sự khéo léo).

vipula + ṇya : vepulya : vepulla (sự tăng thêm, sự dồi dào).

suhada + ṇya : sohadya : sohajja (sự thân mật).

rāja + ṇya : rājya : rajja (vương nghiệp, vương quốc).

nipuṇa + ṇya : nepuṇya : nepuñña (tài khéo, kinh nghiệm).

gilāna + ṇya : gelanya : gelañña (sự đau ốm).

sumana + ṇya : somanasya (thêm một chữ s vào ngữ căn) : somanassa (vui).

bhisaja (y sĩ) + ṇya : bhesajya : bhesajja (thuốc, công việc của y sĩ).

-ṇeyya :

adhipati + ṇeyya : ādhipateyya (địa vị chủ tể; uy quyền).

saṭha + ṇeyya : sāṭheyya (sự gian lận)

patha + ṇeyya : pātheyya (lương thực đi đường).

(3)“-ṇa” được tiếp sau một ít danh từ để chỉ trạng thái, tình trạng.

paṭu + ṇa: pāṭava (tài khéo; chuyên môn)

garu + ṇa: gārava (sự nặng nề; sự kính trọng).

Chú ý : Những chuyển hóa ngữ hình thành với “tā” thuộc về nữ tính, những chuyển hóa ngữ hình thành với tta, ttana, ṇyaṇeyya thuộc về trung tánh.

pāṭavagārava thuộc về nam tánh.

paṭutā, garutā (nữ) và paṭuttaṃ, garuttaṃ (trung) cũng được hình thành.

III. BẤT BIẾN CHUYỂN HÓA NGỮ
VÀ TRẠNG TỪ CHUYỂN HÓA NGỮ (AVYAYATADDHITA)

(4)“-kkhattuṃ” được tiếp sau những con số đếm để hình thành những trạng từ cấp số nhân.

eka + kkhattuṃ : ekakkhattuṃ (một lần).

dvikkhattuṃ (hai lần). 

dasakkhattuṃ (mười lần).

sahassakkhattuṃ (ngàn lần). 

bahukkhattuṃ  (nhiều lần).

(5)“-dhā” được tiếp sau những số đếm để hình thành những trạng từ chỉ cách thế.

pañca + dhā : pañcadhā  (theo năm cách)

dasadhā (theo mười cách). 

satadhā (một trăm kiểu cách).

bahudhā (bằng nhiều cách). 

katidhā (bằng không biết bao nhiêu cách).

(6)“-so” được tiếp sau một số danh từ để hình thành những trạng từ có ý nghĩa phân phối.

Ví dụ :

pañcaso (từng năm cái một). 

ṭhānaso (tùy theo nơi chỗ). 

padaso (từng chữ một). 

sabbaso (trong mọi cách). 

yoniso (tùy theo cách, đúng cách). 

bahuso (bằng nhiều cách: hầu hết).

(7)“-thà” và “-thaṃ” được tiếp sau một số đại danh từ để hình thành những trạng từ chỉ cách thức.

ta + thā : tathā (như vậy, bằng cách ấy).

ya + thā : yathà (như) 

añña + thā : aññathà (bằng một cách khác).

ubhaya + thā : ubhayathā (bằng cả hai cách)

sabba + thā : sabbathā (bằng mọi cách). 

kiṃ+ thaṃ : kathaṃ (bằng cách nào). 

ima + thaṃ : itthaṃ (như thế).

(ima đổi thành ith của tiếp vĩ ngữ được gấp đôi).

(8)“-ana” được tiếp sau một số bất biến từ để hình thành những tĩnh từ :

ajja + tana : ajjatana  (thuộc về hôm nay).

sve + tana : svātana (thuộc về ngày mai).

hīyo + tana : hīyattana (thuộc hôm qua).

purā + tana : purātana (thuộc về những ngày trước, xưa cũ):

sanaṃ + tana : sanantana (cũ xưa).

(sve đổi thành svāhīyo đổi thành hīya trước tana).

(9)“-tra” “-ttha”, “-hiṃ” và “-haṃ” được tiếp sau một số đại danh từ để hình thành trạng từ chỉ nơi chốn.

sabba + tra : sabbatra  pastedGraphic.png (khắp mọi nơi).
sabba + ttha : sabbattha
ta + tra : tatra pastedGraphic.png (ở đấy).
ta + ttha : tattha
ya + ttha : yattha (bất cứ ở đâu) 
añña + tra  : aññatra (ở ngoài, ở một chỗ khác, ngoại trừ, ngoài ra).
ima + ttha (ở đây). (ma bị hủy bỏ và đổi thành e).
ima + tra : atra (ở đây). (ma bị bỏ và i đổi thành a).
kiṃ + hiṃ : kuhiṃ (ở đâu) (kiṃ đổi thành ku). 
kiṃ + haṃ : kahaṃ. (kiṃ đổi thành ka).
ta + hiṃ, haṃ : tahiṃ, tahaṃ (ở đấy).

(128)“-dā”, “-dāni” và “-dācanaṃ”  được tiếp sau một số đại danh từ để hình thành những trạng từ chỉ thời gian :

ya + dā : yadā (bất cứ lúc nào; mỗi khi). 

ta+ dā : tadā (khi ấy).

sabba + dā : sabbadā (mãi mãi)

eka + dā : ekadā (một thuở, ngày).

kiṃ + dà : kadā (khi nào ?)

ima + dāni : idāni (bây giờ).

kiṃ + dācanaṃ : kudācanaṃ (đôi khi)

(na kudācanaṃ : không bao giờ).

(129)“-ha” và “-dha” được tiếp sau “-ima” để hình thành hai trạng từ chỉ nơi chốn:

ima + ha = iha (ở đây)

ima + dha = idha (ở đây). (ma của ima : bị hủy bỏ).

BÀI TẬP 22

DỊCH RA TIẾNG VIỆT
VÀ DỊCH NGHĨA CÁC CHUYỂN HÓA NGỮ.
1/  Āyasmā Ānandatthero Bhagavato sāvakesu bāhusaccena paṇḍiccena ca aggo ahosi.

2/  Medhāvinī māṇavī dullabhaṃ manussattaṃ labhitvā bahuṃ puññaṃ upaciṇāti.

3/  Rogī vejjena dinnabhesajjaṃ upasevitvā ārogyaṃ paṭilabhitvā attano somanassaṃ pakāsesi.

4/  Ekadā Mahākassapatthero gelaññenābhipīḷito Rājagahato avidūre Pipphaliguhāyaṃ vihari.

5/  Medhāvino sissā garūnaṃ mahantaṃ gāravaṃ dassetvā nānāsatthesu pāṭavaṃ labhanti.

6/  “Yathā tasmiṃ gehe ṭhapetvā māṇavakassa pallaṅkaṃ aññaṃ kiñci āsanaṃ na dissati, tathā adhiṭṭhāsi.”  (Samp.i. 38).

7/  “Tato paṭṭhāya yattha yattha paṇḍitasamanabrāhmaṇā atthī ti vadanti, tattha tattha gantvā sākacchaṃ karonti.” (Dh.A 1,90).

8/  “Sahassakkhattuṃ attānaṃ

Nimminitvāna Panthako

Nisīd’ ambavane ramme 

Yāva kālappavedanā.”    (Dh.A.i, 248).

9/  “Mettāsahagatena cetanā ekaṃ disaṃ pharitvā viharati, tathā dutiyaṃ, tathā tatiyaṃ, tathā catutthaṃ.”  (D.ii, 49, etc).

10/  “Adhanānaṃ dhane ananuppadiyamāne dāḷiddiyaṃ vepullaṃ agamāsi : dāḷiddiye vepullaṃ gate adinnādānaṃ vepullaṃ agamāsi.” (D.ii, 68).

11/”Devatā tassa nepuññaṃ

Pakāsetuṃ mahājane 

Chādesuṃ potthakaṃ so pi

Dvattikkhattuṃ pi taṃ akā” (Mhv.37, 238).

12/ “Tassa khipantassa nāsikā asidhārāya paṭihatā dvidhā chijji.”  (J.Asilakkhaṇa).

NGỮ VỰNG
  • Akā: làm (đt) (quá khứ)
  • Adinnādāna : sự trộm cắp, lấy vật mà người ta không cho (trung).
  • Adhana : nghèo (tt).
  • Adhiṭṭhāti: quyết định (đt).
  • Anuppadiyamāna : được cho (htpt).
  • Abhipīḷita: đau đớn; bị áp bức bởi (htpt).
  • Avidūra : gần (tt).
  • (Asi) -dhārā : lưỡi (gươm) (nữ)
  • Upacināti : sưu tập, lượm lặt (đt).
  • Upasevitvā : sau khi uống (thuốc) (bbqk).
  • Pakāsesi : tuyên bố, công bố (đt).
  • Paṭilabhitvā: sau khi lấy lại (bbqk).
  • Paṭihata: bị va nhằm (qkpt).
  • Panthaka: tên một vị tỳ kheo (nam).
  • Pavedana: sự công bố (trung).
  • Khipanta: hắt hơi; (ném) (htpt).
  • Carita : sự sống, cuộc đời, sự lang thang (trung). 
  • Chādeti: che giấu, đậy lại (đt).
  • Chijjati : được cắt, bị bẻ gãy (đt).
  • Ṭhapetvā: trừ ra, sau khi đặt (bbt).
  • Tato paṭṭhāya: từ đó, kể từ đấy (bbt).
  • Dāḷiddiya: sự nghèo khó (trung).
  • Dullabha: hiếm, khó được (tt).
  • Nānāsattha : những khoa học khác nhau (trung).
  • Nimminitvā : sau khi tạo ra (bbqk)
  • Pipphaliguhā : một động mang tên cây Pipphali (nữ).
  • Pharitvā: sau khi hòa tan (bbqk)
  • Mahājana: công chúng (nam).
  • Yāva : cho đến khi (bbt).
  • Ramma: duyên dáng (tt).
  • Sākacchā: cuộc tiếp kiến, thảo luận (nữ).
DỊCH RA TIẾNG PĀLI
VÀ SỬ DỤNG NHỮNG CHUỂN HOÁ NGỮ KHI CÓ THỂ

  1. “Vào thuở ấy tà phái của những người khổ hạnh lang thang nhóm họp lại vào ngày 14, rằm và mồng tám của nửa tháng, và tụng đọc giáo lý của họ.” B.T.402.
  2. “Vào lúc ấy Visākhā, khi thấy độ 15 hay 16 tuổi, đi đến chỗ ấy trên đường đi đến sông tắm, trang điểm bằng tất cả những nữ trang của cô và được hầu cận bởi năm trăm thiếu nữ.” Ibid.455.
  3. “Những phụ nữ hầu cận của cô chạy đến phòng lớn này, và y phục và đồ trang sức của họ không bị ướt. Nhưng cô tuyệt đối không chạy.” – Ibid.456.
  4. “Khi ấy, hỡi các thầy, ta tiếp tục du hành từ chỗ này đến chỗ khác và đến gần Benares, đến vườn nai Isipatana, và đến chỗ mà bọn năm tu sĩ đang ở.” Ibid. 343.
  5. “Bấy giờ thế giới trong khi hoại diệt, hoại diệt liên tiếp bảy lần do lửa, lần thứ tám do nước, rồi lại bảy lần nữa do lửa, và lần thứ tám do nước.” – Ibid. 329.
  6. “Bấy giờ sau khi những chúng sinh này đã bắt đầu ăn cái đất ngon lành ấy, thì tuỳ mức độ một số trở nên đẹp đẽ và một số xấu xí. Rồi những người đẹp khinh miệt những kẻ xấu”.
  7. “Khi một thời gian lâu dài trôi qua như thế, đây đó những ao nước khô cạn dần. Rồi, dần dần từng con một những con cá và rùa cũng chết và tái sinh trong thế giới Phạm Thiên; những người ở trong các địa ngục cũng thế.” Ibid. 321.
  8. “Một con chim như thế bay về hướng đông, về hướng nam, về hướng tây, về hướng bắc, về phía dưới và về những khu vực trung gian, và nếu nó thấy đất ở đâu thì liền bay đến đó.” – Ibid.
  9. “Bấy giờ tin đồn rằng vị trưởng lão đã bị ám sát bởi những kẻ cướp đường lan khắp lục địa của Ấn Độ, và vua A Xà Thế gửi đi những người do thám để săn tìm chúng.” Ibid 223.
  10. “Nhưng chúng không thể đồng ý tất cả; và ba người trong bọn không xuất gia. Nhưng bốn người còn lại thì xuất gia, và tên người Bà la môn Koṇḍañña làm lãnh tụ của họ. Và năm người này được gọi là “nhóm năm vị trưởng lão”. Ibid.53.
NGỮ VỰNG
  • Đồng ý : samanuñño bhavati (đt) ; anujānāti. 
  • Tuỳ mức độ, dần dần : anukkamena (trt)
  • Bất cứ ở đâu : yattha katthaci (bbt)
  • Khu vực trung gian : anudisā (nữ)
  • Phụ nữ tuỳ tùng, hầu cận : sevikā, parivāritthī (nữ)
  • Người ở địa ngục : nerayika (nam)
  • Bắt đầu : āraddha (qkpt)
  • Vườn nai : migadāya (nam)
  • Gửi đi, phái đi : vissajjesi, pesesi (đt)
  • ……  sañcarati (đt)
  • Đọc tụng : sajjhāyati (đt)
  • Khô cạn : sussati (đt)
  • Còn lại : avasesa (tt), avasiṭṭha (qkpt)
  • Trôi qua : atikkanta (qkpt)
  • Tin đồn : pavatti (nữ)
  • Y phục và đồ trang sức : vatthābharaṇa (trung)
  • Đất ngon lành : paṭhavojā (nữ)
  • Ướt : temeti (đt)
  • Bộ phái : gaṇa, nikāya (nam)
  • Đẹp : abhirūpa (tt)
  • 16 tuổi : solasavassika (tt)
  • Người cướp đường : panthaghātaka (nam)
  • Kẻ do thám : carapurisa (nam)
  • Liên tiếp : paṭipāṭiyā (trt)
  • Săn tìm : pariyesituṃ (vị b. thể)
  • Đất : thala (trung)
  • Lan rộng : pattharati (đt)
  • Cũng thế : tath `eva (bbt)
  • Con rùa : kacchapa (nam)
  • Nhóm họp : sannipatati (đt)
  • Xấu xí : virūpa; dubbaṇṇa (tt)
  • Lúc : khaṇa (nam)
  • Khổ hạnh lang thang : paribbājaka (nam)
  • Từng con một : ekeka (tt)
  • Hoại diệt : vinassanta (htpt)
  • Phương dưới : uddhaṃ (bbt)
* Bài viết trích từ cuốn: "Giáo trình PĀḶI, nguyên tác: THE NEW PALI COURSE, Tác giả Prof. A. P. Buddhadatta, Maha Nayaka Thera, Dịch giả: Ngài Thích Minh Châu.
Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app