ĐỊNH NGHĨA MỆNH ĐỀ

(73)Một mệnh đề là một phần của câu, chứa đựng một động từ đã chia (một câu phức tạp phải có ít nhất hai mệnh đề, một chính một phụ)

Có ba loại mệnh đề:

  1. Mệnh đề danh từ: thay thế một danh từ, làm chủ từ hay túc từ.
  2. Mệnh đề tĩnh từ: thay thế tĩnh từ và làm cho chủ từ hay túc từ thêm rộng nghĩa.
  3. Mệnh đề trạng từ: thay thế một trạng từ và trở thành khoáng trương của thuật từ.

Tỷ dụ:

  1. Mệnh đề danh từ:

“Saccaṃ kira tvaṃ, Nanda, sambahulānaṃ bhikkhūnaṃ evaṃ ārocesi?” (Này Nanda, có đúng chăng, ngươi đã thông báo như vậy cho nhiều tỷ kheo)

Ở đây, thuật từ là: Saccaṃ (hoti) chủ từ là “tvaṃ sambahulānaṃ bhikkhunaṃ evaṃ ārocesi”. Đây là một mệnh đề danh từ vì nó thay thế chủ từ.

“Satthā tato pi jīvakambavanam. Gantukāmo” Tattha maṃ nethā: ti āha” (Đức Đạo sư muốn đi nói với Jīvaka: “hãy đem ta đến đấy Nếu ta đặt câu hỏi: “Ngài nói gì?” thì câu trả lời là “Hãy đem ta đến đấy” (tattha maṃ netha). Cả mệnh đề này làm túc từ cho āha.

  1. Mệnh đề tĩnh từ

“Yaṃ nissitā jagatiruhaṃ vihaṅgamā, svāyaṃ aggiṃ pamuñcati” (Sukuṇa – jātaka) (cây là chỗ những con chim nương ở, cây ấy bốc lửa)

Ở đây, chủ từ svāyaṃ = so + ayaṃ (cây ấy)

Toàn thể dòng đầu (hiểu ngầm động từ honti) đứng làm thuộc từ bổ nghĩa cho chủ từ.

  1. Mệnh đề trạng từ

(a) “Yadā te vivadissanti, tadā ehinti me vasaṃ” (cho đến khi nào chúng còn tranh chấp, cho đến khi ấy chúng còn chịu ảnh hưởng của tôi.

(b) “Kīdiso nirayo āsi, yatha dūsī apaccatha” (cái địa ngục như thế nào, nơi mà dūsī chịu khổ sở?)

NHỮNG MỆNH ĐỀ TRẠNG TỪ KHÁC NHAU

(74)Cũng như có nhiều loại trạng từ và đoản cú trạng từ, mệnh đề trạng từ cũng có nhiều loại như vậy.

(a) Mệnh đề trạng từ chỉ thời gian:

“Purā agacchate etaṃ anāgataṃ mahabbhayaṃ

Subbacā hotha sakhilā aññamaññaṃ sagāravā”. Theg.v,987.

(Trước khi nỗi sợ hãi lớn này sẽ đến trong tương lai, các ngươi hãy nhu hòa hiền lành, tôn trọng nhau)

(b) Chỉ nơi chốn:

“Maññe sovaṇṇayo rāsi, soṇṇamālā ca, Nandako

Yattha dāso āmajāto thito thullāni gajjati”. J.i, 226.

(Tôi nghĩ rằng có một đống vàng và những tràng hoa bằng vàng ở nơi Nandaka, người nô tỳ từ lúc sơ sinh, đang đứng nói những lời thô tháo)

(c) Chỉ cách thức:

“Yathā sāradikaṃ bījaṃ khette vuttaṃ virūhati, evaṃ rūhatu te nasā”. J.ii, 322. (Những hạt giống mùa xuân được gieo trong một cánh đồng sẽ nẩy mầm (mau chóng), mong cho cái mũi của ngươi hãy mọc như vậy) 

(d) Chỉ lý do:

“Yato ca so bahutaraṃ bhojanaṃ ajjhupāhari, tato tatth’ eva saṃsīdi, amattaññū hi so ahu”. J.ii, 293. (Vì nó ăn quá nhiều, nó ngã quỵ tại chỗ ấy. Nó không biết tiết độ)

(e) Chỉ mức độ:

“Yāva so mattaṃ aññāsi bhojanasmiṃ vihaṅgamo tāva addhānaṃ āpādī; mātarañ ca aposayī”. Ibid. (chừng nào con chim ấy biết tiết độ trong sự ăn uống, chừng ấy, nó có thể bay xa và nuôi mẹ)

(f) Chỉ hậu quả:

“Sace yujjhitukāmo ‘si, jayaṃ samma dadāmi te”. J.ii, 11 

(Nếu ngươi sẵn sàng chiến đấu, ta sẽ cho ngươi chiến thắng)

GHI CHÚ

  1. Thể tuyệt đối ở định sở cách, hay một đoản cú, hay một mệnh đề có thể tuyệt đối ở định sở cách, được liệt vào nhóm mệnh đề trạng từ thời gian.
  2. Một danh từ ở sở dụng cách hay một đoản cú, hay một mệnh đề có nghĩa ấy, được liệt vào nhóm mệnh đề trạng từ cách thức.
  3. Những đoản cú có một phân từ bất biến quá khứ, như gantvā được liệt vào nhóm mệnh đề trạng từ thời gian, vì chúng chỉ một việc gì được làm trước khi hành động chính thức xảy ra.

(75)Do những ví dụ nêu trên, ta thấy rằng:

(i) Một mệnh đề danh từ được dẫn nhập bằng iti (hiểu ngầm)

(ii) Một mệnh đề tĩnh từ được dẫn nhập bằng đại danh từ

(iii) Một mệnh đề trạng từ được dẫn nhập bằng:

  1. Yathā (tathā)
  2. Yadā (tadā)
  3. Yattha (tattha)
  4. Yena (tena)
  5. Yato (tato)
  6. Yāva (tāva)
  7. Yāvatā (tāvatā)
  8. Ce, sace, yadi
  9. Iva, viya
  10. Yadā, atha
  11. Seyyathā pi (evaṃ eva)

TỶ DỤ NHÓM 16

Định nghĩa những mệnh đề khác nhau:

  1. “Yo vejayanta – pāsādaṃ
    Pādaṇguṭṭhena kampayi
    Tādisaṃ bhikkhum āsajja
    Kaṇha, dukkhaṃ nigacchasi”. Theg. kệ 1194.
  2. “Evaṃ etaṃ, mahāvīra, yathā samaṇa, bhāsasi
    Ettha c’eke visīdanti paṅkamh’ iva jaraggavo”. Ibid. kệ, 1154.
  3. “ Seyyathā pi nāma suddhaṃ vatthaṃ apagatakāḷkaṃ sammadeva rajanaṃ paṭiggaṇheyya, evaṃ eva tesaṃ caturāsīti – pāṇasahassānaṃ tasmiṃ yeva āsane virajaṃ vītamalaṃ dhammacakkhum. Udapādi”. D.ii, 43.
  4. “Sare hatthehi bhañjitvā katvāna kuṭim acchi saṃ
    Tena me sarabhaṅgo ti nāmaṃ sammutiyā ahu”. Theg. kệ 487.
  5. “Labheyya nu kho so coro coraghātesu: “āgamentu tāva bhavanto coraghātā, amukasmiṃ me gāme vā nigame vā mittāmaccā ñātisālohitā, yāvāhaṃ tesaṃ uddassetvā āgacchāmī ‘ti?. D.ii, 321.
  6. “No ce labhetha nipakaṃ sahāyaṃ
    Saddhiṃ caraṃ sādhuvihāri dhīraṃ
    Rājā ‘va raṭṭhaṃ vijitaṃ pahāya
    Eko care mātaṅga’ raññe va nāgo”. Dha.i, 62.
  7. “Evaṃ mahāsatto khuddaka – makkhikāya pivanamattam. Pi lohitaṃ ānuppādetvā, sattarājāno palāpetvā, kaṇiṭṭha – bhātaraṃ oloketvā, kāme pahāya, isipabbajjam. Pabbajitvā, abhiññā ca samāpattiyo ca nibbattetvā, jīvitapariyosaane brahma lokūpago ahosi”. J.ii, 90.
  8. “Kosalarājā mahantena balena āgantvā Bārānasiṃ gahetvā taṃ rājānaṃ māretvā tass. Eva aggamahesiṃ attano aggamahesiṃ akāsi”. J.i, 407 – 410. (asātarūpa).
  9. “Eko kuṭumbiko ekassa therassa vihāraṃ katvā taṃ tattha viharantaṃ catūhi paccayehi upaṭṭhahi”. Dha. ii, 52.
  10. 10. “Caratha, bhikkhave, cārikaṃ bahujana – hitāya, bahujanasukhāya … devamanussānaṃ”. V. M. 21.
  11. 11.“Na arahati bhavaṃ kūṭadanto samaṇaṃ Gotamaṃ dassanāya upasaṅkamituṃ, samaṇo tv’ eva Gotamo arahati bhavantaṃ kūṭadantaṃ dassanāya upasaṅkamituṃ”. D.i, 129.
  12. 12.“Atha kho pāyāsi Rājañño uttaraṃ māṇavaṃ āmantāpetvā etad’ avoca: saccaṃ kira tvaṃ, tāte uttara, evam anuddisasi iminā ‘haṃ dānena pāyāsiṃ Rājaññaṃ imasmiṃ yeva loke samāgacchiṃ, mā parasmiṃ ‘ti”. D.ii, 355.
  13. 13. “Abhijānāsi no tvaṃ, rājañña, divāseyyaṃ upagato supinakaṃ passitā ārāmarāmaṇeyyakaṃ vanarāmaṇeyyakaṃ?”. D.ii, 333.
  14. 14. “So vata, Cunda, attanā palipa – palipanno paraṃ palipa – palipannaṃ uddharissatii ti n’ etaṃ ṭhānaṃ vijjati”. M. I, 45.
  15. 15.“Tassa ce, bhikkhave, kulaputtassa evaṃ uṭṭhahato ghaṭato vāyamato te bhogā nābhinipphajjanti, so socati, kilamati, paridevati”. M.i, 86.
  16. 16.“Addhā kho, bhante, evaṃ sante tassa purisassa sappāṭihīrakataṃ bhāsitaṃ sampajjati”. D.i, 198.
  17. 17. “Yagghe, bhavaṃ jāneyya: samaṇo mahākaccāno brāhmaṇānaṃ mante ekaṃsena apavadati paṭikkosatī ti”. S.iv, 118.

CHÚ GIẢI NHÓM 16

1. Sau khi đả thương vị tỷ kheo ấy (một việc làm) khiến cho cung trời vua Đế Thích rung chuyển với ngón chân cái của ông ta, này Kaṇha, ngươi sẽ chịu khổ sở.

2. Này Mahāvīra, này Sa Môn, đúng như ngươi nói; ở đây, một vài người chìm đắm giống như con bò già chìm đắm trong một ao lầy.

3. Như một miếng vải sạch đã hết những vết dơ có thể sẵn sàng ăn màu nhuộm, cũng thế, pháp nhãn thanh tịnh vô cấu phát sinh nơi 84.000 người ngay tại chỗ ngồi này.

4. Sara, ở đây có nghĩa một loại lau sậy.

5. Bây giờ liệu kẻ trộm có được phép từ những người hành quyết rằng: “Xin Chư vị hành quyết hãy đợi tôi trở về sau  khi trình diện với bạn bè huyết thống của tôi ở làng kia, thành phố kia.

6. Nếu các ngươi không có được một người bạn, một người có đức hạnh và khôn ngoan để cùng đi, thì hãy như một vị vua từ bỏ vương quốc đã chiếm được, ngươi hãy đi một mình như một con voi đi trong rừng.

7. (a) Abhiññā ca samāpattiyo ca: thắng tri và thiền chứng

(b) Brahmalokūpago ahosi: sanh lên cõi phạm thiên.

9. Catūhi ….. upaṭṭhahi: hỗ trợ cho vị ấy bằng bốn duyên (tứ sự cúng dường: thực phẩm, dược phẩm, y phục, trú xứ).

10. Hãy đi, này các tỷ kheo, vì lợi ích của nhiều người, vì an lạc của nhiều người, vì lòng thương tưởng đối với thế gian, vì mục đích, vì lợi ích và an lạc của trời người.

11. Thật không thích hợp để cho tôn giả Kūṭadanta đến yết kiến sa môn Gotama, trái lại thật thích hợp để sa môn Gotama đến yết kiến. Tôn giả Kūṭadanṭa.

12. Rồi vương tử Pāyāsi cho gọi thanh niên Uttara mà bảo rằng: Uttara thân mến, có đúng thật chăng, nghe rằng ngươi nói thế này: Mong rằng do sự bố thí này, tôi được gặp vương tử  Pāyāsi  ngay trong đời này, không phải đời sau.

13.  “Này vương tử, có phải ngươi nhận rằng trong khi ngươi đang ngủ trưa, ngươi đã mộng thấy những khu vườn khả ái?”

14. “Này Cunda, một người tự mình bị sa lầy lại chắc chắn kéo người khác ra khỏi bùn lầy, sự tình ấy không xảy ra”.

15. Này các tỷ kheo, nếu những tài sản ấy không đến cho người thiện gia nam tử tinh cần, nỗ lực, cố gắng như thế, thì nó sẽ sầu khổ, phiền muộn, than khóc.

16. Bạch Thế Tôn, sự tình là như vậy, thì lời nói của người ấy trở thành có căn cứ.

17. Xin Tôn giả biết cho rằng: sa môn Mahākaccāna một mực công kích, bài bác giáo điển của Bà La Môn.

* Bài viết trích từ cuốn: "Giáo trình PĀḶI, nguyên tác: THE NEW PALI COURSE, Tác giả Prof. A. P. Buddhadatta, Maha Nayaka Thera, Dịch giả: Ngài Thích Minh Châu.
Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app