Giáo Trình Pali 3 – Chương V. Cú Pháp Của Danh Từ, Chỉ Định Cách, Xuất Xứ Cách

CHỈ ĐỊNH CÁCH

Một người được cho một vật gì, người hay vật gì cho nó, một điều gì được làm, được đặt ở chỉ định cách.

Do đó, đôi khi chỉ định cách được dùng như một túc từ gián tiếp với những động từ tha động có túc từ trực tiếp ở đối cách.

  1. Khi một vật gì được cho một người nào: “Mama ayye upasaṅkamitvā tesaṃ dānaṃ dehi”. Dha.i, 434.
  2. Khi một việc gì được làm cho một người nào: “jātassa kho? Vipassissa kumārassa setacchattam. Dhārayittha”. D.ii, 19.
  3. Khi diễn tả sự ưa thích hay không ưa thích đối với một người hay một vật”
  • Devā pi tesaṃ pihayanti
    Sambuddhānaṃ satīmataṃ. Dhp. 181.

(Cả đến những vị trời cũng yêu mến những người nào có chánh giác và chánh niệm)

  • Gehe itthīnaṃ pi putta – dhītānaṃ pi amacca – brāhmaṇa – gahapatādīnaṃ pi appiyo amanāpo ….. ahosi”. J.ii, 240.
  1. Khi một người nào được thông báo về một việc gì: “Te attanā laddhaguṇaṃ tathāgatassa arocesuṃ”
  2. Khi ý nghĩa về mục đích được diễn đạt: “Tiṭṭhatu sugato kappaṃ bahujanahitāya, bahujanasukhāya, lokānukampāya, atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṃ”. D.ii, 104.
  3. Diễn tả sự thích hợp, xứng hợp, được dùng chỉ định cách: Nayidaṃ Devadaṭṭassa anucchavikam. Sāriputtattho – rassa anucchevikaṃ”. Dha.i, 79.
  1. Trong những từ ngữ như: “Dùng để làm gì” …. Nhân vật đại danh từ được đặt ở chỉ định cách: “Kiṃ me gharāvāsena?”
  2. Khi một điều gì bị từ chối, nhân vật đại danh từ đặt ở chỉ định cách: “mayhaṃ evarūpāya jaṭāya kiccaṃ natthi”
  3. Những bất biến từ namo, sotthi, svāgataṃ, lābhā và những tiếng diễn đạt ý nghĩa của chúng cần một chỉ định cách:

(a) Namo te purisā jañña, namo te purisuttama”. Theg. kệ 629.

(b) “Sotthi bhadante hotu rañño, sotthi janapadassa”. D.i, 96.

(c) “Tassā te svāgataṃ bhadde:

Atho te adurāgataṃ”. Thig. kệ 337.

(d) Lābhā vata me, …. Yassa me satthā arahaṃ”. S.i, 119.

  1. Những động từ căn sau đây cần chỉ định cách:

(a) Su (nghe) theo sau pati hay pati + ā

(b) Ṭhā (đứng) theo sau upa

(c) Dubha (thù nghịch, chống đối)

(d) Khā (rõ ràng) theo sau pa hay không

(e) Kudha (giận dữ)

(a) “Bhadante ti te bhikkhū Bhagavato paccassosuṃ”. D.ii, 290.

(b) “Appamattā ayyassa upaṭṭhānaṃ karohi”. mittānisaṃsa sutta.

(d) “Disā pi me na pakkhāyanti”. D.ii, 99.

(e) “Mā me kujjha, mahāvīra”. Thig. kệ 293.

  1. Khi một điều gì được nói hay giảng cho một người nào, người nghe được đặt ở chỉ định cách:

(a) “Mayaṃ akathetvā kassa kathesi tāta?”

(b) “Bodhisatto brāhmaṇassa dhammaṃ desesi”

  1. Bất biến từ alaṃ đôi khi được theo sau bằng chỉ định cách: “Dessā ca me, alaṃ me; āpucchā ‘haṃ gamissāmi”. Thig. kệ 416. (Tôi ghét bỏ nàng. đối với tôi, nàng vừa rồi. tôi sẽ xin phép để đi xa.
  2. Khi một ý nghĩ khởi lên cho một người nào, người ấy được đặt ở chỉ định cách: “Atha kho salavatiyā gaṇikāya etad ahosi”. V. M, 269.
  3. Những tiếng có tiền trí từ pātu và āvī cần chỉ định cách: “Rañño mahāsudassanassa … dibbaṃ cakkaratanam. Pāturahosi”. D.ii, 172

XUẤT XỨ CÁCH

Ý nghĩa nguyên thủy của xuất xứ cách là sự tách rời, nhưng nó cũng diễn đạt nhiều ý nghĩa khác:

1. Sự tách rời:

(a) Puriso gehā nikkhamati

(b) Rukkhamhā phalaṃ patati

(c) So assapiṭṭhito otari (bước xuống)

2. Sự đo bề đáy, bề rộng, hay khoảng cách được chỉ bằng xuất xứ cách:

(a) “So kira sāvatthito avidūre khettaṃ kasati”. Dh.a.ii, 37.

(b) Pājagahato pañca – cattāḷīsa – yojana – matthake sāvatthī”

(c) “Gambhīrato gāvutaṃ, puthulato dve gāvutā, deva”. Dha.ii, 120.

3. Khi diễn tả một phương hướng: “Dakkhiṇato nagarassa Bhagavato sarīraṃ jhāpessāma”. D.ii, 160.

4. Khi diễn tả một nguyên nhân hay lý do:

(a) “kāmato jayatīsoko, kāmato jāyatī bhayaṃ”. Dhp. 215

(b) “Kasmā nu tumhaṃ daharā na mīyare?. J.iv, 52.

5. Khi diễn tả sự thoát khỏi một cái gì: “mutto ‘haṃ sabbapāsehi, ye dibbā ye ca mānusā”. S.i, 106.

6. Những động từ có nghĩa: tránh, kiêng nhịn, sợ, ghét” cần một xuất xứ cách theo sau:

(a) Pānātipācā viramāmi khippaṃ”. Dha.i, 32.

(b)Pāpā cittaṃ nivāraye”. Dhp. kệ 116.

(c) Bhāyāmi paccāgamanāya tassa”. J.ii, 242.

(d) Pāpakehi akusalehi dhammehi aṭṭīyati harāyati jigucchati”

7. Những bất biến từ ārakā, aññatra, yāva, uddhaṃ, adho đòi hỏi xuất xứ cách:

Ārakā: ārakā hoti saddhammā

Nabhaso paṭhavī yathā”. Theg. kệ 1078.

(vị ấy còn cách xa diệu pháp như đất xa trời)

Aññatra: “So …. Aññatra uccāra – passāvakammā aññatra niddā – kilamatha – paṭivinodanā …. vassasataṃ gantvā … kālaṅkato” (s.i, 62)

(và ta, ngoại trừ tiểu tiện, đại tiện, ngủ để lấy lại sức, đã đi 100 năm và chết (không đạt được mục đích)

(xem chương IV để biết thêm những tỷ dụ về các bất biến từ khác)

8. Ṭhā (đứng) có u dẫn đầu cần một xuất xứ cách:

  • “Vuṭṭhāhi ca Bhagavā tamhā ābādhā”. M. 81.
  • “Sāyahasamayaṃ paṭisallānā viṭṭhito”. S.v.9.

9. Tỷ giảo từ “Tara” và những tiếng chỉ ý nghĩa tương tự, cần xuất xứ cách:

  • “Te pan’ ete asappurisā tiracchānagatehi pi guṇahīnā” Rasavāhinī
  • “Malā ve pāpakā dhammā, asmiṃ loke paramhi ca; tato malā malataraṃ, avijjā paramaṃ malaṃ”. Dhp, 242-3 9 cấu uế chính là những ác pháp, đời này và đời sau, có cấu uế tệ hại hơn cấu uế, vô minh là cấu uế tối thượng)

10. Những từ ngữ “Từ khi”, “khởi từ”, hay “từ lúc ấy” được diễn đạt bằng xuất xứ cách:

“Aruṇuggamanato paṭṭhāya yāva majjhantikasamayā”

11. Những trạng từ pubbe, pure, puretaraṃ, paraṃ, oraṃ ….. cần xuất xứ cách:

  • “Na me diṭṭho ito pubbe”. Dha.iii, 226.
  • “Therehi puretaraṃ eva ekapassena gantvā”. Dha.i, 111.
  • “Tato paraṃ paccantimā janapadā”. J.  nidāna
  • “Oraṃ me chahi māsehi kālakiriyā bhavissati”

Nandaka – petavatthu.

12. Từ ngữ “có nghĩa là” “như là” theo ý nghĩa …. được diễn đạt bằng xuất xứ cách:

“Yo sukhaṃ dukkhato ‘ddakkhi”
Dukkhaṃ addakkhi sallato”. S.iv, 207.

(Kẻ nào thấy hạnh phúc là khổ, và thấy khổ là mũi tên)

TỶ DỤ NHÓM 19

Về chỉ định cách và xuất xứ cách

1. “Bodhisatto: “idān’ esa hatthipiṭṭhā patitvā marissatī ‘ti hatthito apatanattham. Bhīmasenaṃ yottena parikkhipitvā gaṇhi” Bhīmasena. J.i, 355 – 359.

2. “Dīghato tiṃsayojaṃ, vitthārato paṇṇarasayojanam. assamaṃ māpehi”

3. (a) “Laddhāna vitthaṃ na dadanti mohā”. Theg. kệ 776.
(b) Tasmā hi paññā va dhanena seyyo”. Theg. kệ 784.

4. “Kuṭumbikassa te gehe bhattaṃ bhuñjanato varataraṃ mīlhaṃ khādituṃ …. Kutumbikena dinnasāṭakānaṃ nivāsanato varataraṃ naggena carituṃ”. Dha.ii, 53.

5. “Atha kho āyasmā mahā – kassapo tassa sattāhassa accayena tamhā samādhimhā vuṭṭhāsi”.dha.i, 427.

6. “Dasahi ca lokadhātuhi devatā yebhuyyena sannipatitā honti”. Dii, 253.

7. “Tvaṃ pana mahābrahmunā pi uttaritaro ti? Āma, jambuka, ahañ hi Brahmaunā pi atibrabmā ti”. Dha.ii, 60.

8. “Tathāgato atīte Buddhe …. Jātito pi anussarati, nāmato pi, …. Gottato pi …. Āyuppamānato pi”. D.ii, 10.

9. “Anaṅgaṇassa posassa niccaṃ sucigavesino. Vāḷaggamattaṃ pāpassa abbhāmattaṃ va khāyati”. Theg. kệ 1001.

10. “Catunnaṃ, bhikkhave, dhammānaṃ ananubodhā appaṭivedhā evaṃ idaṃ dīghaṃ addhānaṃ sandhavitaṃ saṃsaritaṃ mamañ c’ eva tumhākañ ca”. A.ii, 1; D. ii, 122.

11. “Vipassī kumāro bahuno janassa piyo asi manāpo”. D.ii, 20.

12. “Bandhumā rājā vipassissakumārassa tayo pāsāde kārāpesi”. D.ii, 21.

13. “Vipassissa Bodhisattassa rahogatassa paṭisallīnassa evaṃ cetaso parivitakke udapādi”. D.ii, 30.

14. “Alābhā vata me, na vata me lābhā, dulladdhaṃ vata me, na vata me suladdhaṃ yassa me anabhirati uppannā”. S.i, 185.

15. “Siyā kho pana bhoto rañño mahāyaññaṃ vajamānassa kocid eva vippaṭisāro”. D.i, 138.

16. “Ajjatagge dānā ‘haṃ, āvuso Ānanda, aññatr’ eva Bhagavatā, aññatra bhikkhusaṅghā uposathaṃ karissāmi”. Dha.i, 142.

17. “Evaṃ, devā ti kho so mahāmatto rañño māgadhassa seṇiyassa Bimbisārassa paṭissutvā āyasmato piḷindivacchassa pañca ārāmikasatāni pādāsi”. V. M. 207.

18. “Svāgataṃ, bhante, Bhagavato; cirassaṃ kho, bhante, Bhagavā imaṃ pariyāyaṃ akāsi yad idaṃ ldh’ āgamanāya”. D.iii, 1

CHÚ GIẢI NHÓM 19

1. Yottena ….. gaṇhi: túm bắt sau khi quấn bằng một sợi dây.

2. Hãy làm sẵn một nơi ẩn cư dài ba mươi do tuần, rộng nười lăm do tuần.

3. (a) Sau khi được của cải, vì ngu si chúng không bố thí
(b) Bởi thế, trí tuệ thật là tốt hơn của cải.

4. Thà ngươi ăn phẩn còn tốt hơn ăn đồ ăn trong nhà của người gia chủ, …. Thà đi trần truồng còn hơn mặc y phục cho bởi người gia chủ.

6. Dasahi lokadhātūhi: từ mười thế giới hệ (mỗi thế giới hệ có 10. 000 thế giới).

7. Tvaṃ ….. uttaritaro: ngươi còn cao hơn cả Đại Phạm Thiên à?

8. (a) Jātito: từ sanh chủng
(b) Āyuppamāṇato: từ thọ mạng

9. Đối với người vô cấu, người luôn luôn tìm kiếm những gì thuần khiết, thì xem lỗi nhỏ bằng đầu sợi tóc cũng lớn như đám mây.

10. Này các tỳ kheo, chính do không thấu hiểu, không thâm nhập bốn pháp mà cả các ngươi và ta cứ vẫn luân lưu trong vòng sanh tử lâu dài này.

13. Tư tưởng như vầy khởi lên trong tâm Bồ Tát Tỳ Bà Thi đang độc cư thiền tịnh.

14. Ôi, thật là một sự mất mát cho tôi! Ôi, thật là không lợi cho tôi! Ôi, thật là một lợi ích cả hai cho tôi! Ôi, thật là một lợi ích không thích thú cho tôi, khi sự bất mãn khởi lên nơi tôi!

16. (a) Ajjatagge: bắt đầu từ hôm nay
(b) Aññatra Bhagavatā: không có thật

17. (a) Paṭissutvā: sau khi đồng ý
(b)Pañca – ārāmika ….. satāni: 500 người thợ xây ngôi Tịnh xá.

18. Thiện Lai Thế Tôn, đã lâu Bạch Thế Tôn, Thế Tôn mới tạo dịp đi đến nơi nầy.

* Bài viết trích từ cuốn: "Giáo trình PĀḶI, nguyên tác: THE NEW PALI COURSE, Tác giả Prof. A. P. Buddhadatta, Maha Nayaka Thera, Dịch giả: Ngài Thích Minh Châu.
Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app