Giáo Trình Pali 3 – Chương V. Cú Pháp Của Danh Từ, Sở Thuộc Cách, Định Sở Cách

SỞ THUỘC CÁCH

Sở thuộc cách diễn tả quyền sở hữu nó có hiệu năng hạn chế một tĩnh từ. 

(a) Purisassa hattho

(b) Seṭṭhino putto

Ngoài ra sở thuộc cách còn được dùng để:

  1. Diễn tả sự liên hệ giữa một vật hay một người với một động tác
  • Hatthassa sammiñjanaṃ (sự co tay)
  • Khandhanaṃ pātubhāvo
  • Assassa dhāvanaṃ
  1. Diễn tả cái gì cấu tạo nên một vật, hay thành phần tạo nên một vật gì:
  • Suvaṇṇassa rāsi
  • Tilānaṃ muṭṭhi
  • Yodhānaṃ samūho (sự tập hợp các chiến sĩ)
  • Sippikānaṃ sataṃ (ngọc trai)
  1. Diễn tả tình trạng của sự vật:

(a) Rūpassa lahutā (tính nhẹ của sắc)

(b) Tesaṃ anotaraṇabhāvaṃ disvā (sau khi thấy tình trạng chúng không có xuống nước)

  1. Diễn tả một nhóm hay đống gì từ đó một người, vật được tách biệt ra:

(a) Aññataro kho gan’ āyasmā Subhaddo arahataṃ ahosi”. D.ii, 33

(Rồi Tôn giả Subhadda trở thành một vị A La Hán nữa trong số những vị A La Hán)

(b) So esaṃ sabbapacchato gacchataṃ sattiyā paharitvā māretvā”. Dha.i, 80.

  1. Những từ ngữ “tài khéo” “khả năng”, …… và những từ đối nghĩa của chúng cần một sở thuộc cách:

“Kusalo kho ahaṃ diṭṭhadhammikānaṃ atthānaṃ”. D.ii, 241

(Tôi rất thiện xảo về những việc lợi ích thiết thực hiện tại)

  1. Những tiếng chỉ thời gian, nơi chốn, phương hướng, khoảng cách được đặt ở sở thuộc cách:

(a) “Ito tiṇṇaṃ māsānaṃ accayena tathāgato parinibbāyissati”. D.ii, 106.

(Ba tháng nữa kể từ đây, Đức Như Lai sẽ nhập Niết Bàn)

(b) Iṅgha me tvaṃ, Ānanda, antarena yamakasālānaṃ uttarasīsakaṃ mañcaṃ paññāpehi”. D.ii, 137.

(Này Ānanda, ngươi hãy trải giường cho ta, đầu hướng về phương Bắc, giữa cây Sa La song đôi)

(c) Uttarena uttaraṃ nagarassa haritvā”. D.ii, 161.

(sau khi (thi hài) về hướng bắc, đi về phía bắc đô thị)

(d) Catunnaṃ yojanānaṃ matthake (cách xa bốn do tuần)

  1. Khi nói đến một phần trong toàn thể, thì toàn thể được đặt ở sở huộc cách:

(a) Kappassa tatiyo bhāgo (phần thứ ba của kiếp)

(b) Gehassa majjhe (chính giữa nhà)

(c) Rattiyā paṭhame yāme (vào canh đầu của đêm)

  1. Khi một tiếng ở sở thuộc cách diễn đạt một trạng huống đi theo nó, nó được gọi là “sở thuộc cách tuyệt đối” “Sākuṇikassa gumbato jālaṃ mocentass’ eva vikālo jāto” (sammodamāna.J) (khi người bắt chim gỡ lưới ra khỏi bụi cây, thì trời đã tối)

ĐỊNH SỞ CÁCH

Định sở cách chỉ nơi chốn ở trong hay ở trên một cái gì trong đó, trên đó, một vật hay một người đang ở hay một hành động đang được thi hành. Ở Anh ngữ, nó được diễn tả bằng những giới từ in, on, upon, at và trạng từ when, white.

Những nhà văn phạm Pāḷi chia định sở cách ra 4 nhóm:

  1. Opasilesikādhāra: định sở có sự động chạm với vật liên hệ.
  • (a)Mañce sayati (ngủ trên giường)
  • (b)Cāṭiyaṃ odanaṃ pacati (nó nấu đồ ăn trong nồi (ấm).
  1. Sāmīpikādhāra: định sở lân cận, nhưng không đứng ngay chỗ “Sāvatthiyaṃ viharati Jetavane” ở đây ngôi tịnh xá không phải ở trong đô thị, mà ở gần.
  2. Vesayikādhāra: diễn đạt một trú xứ hay một vật gì, trong đó một việc gì xảy ra.
  • (a)Gāme manussā vasanti (những người ở trong làng)
  • (b) Sakuṇā ākāse caranti (chim du hành trên không)
  1. Vyāpikādhāra là loại định sở cách trong đó xứ sở và vật được định xứ hòa lẫn vào nhau, ví dụ:
  • (a)Tilesu telaṃ (dầu ở trong mè)
  • (b)Khīre jalaṃ (nước trong sữa)

1.Định sở cách chỉ thời gian một việc xảy ra:

Aparabhāge mahākāḷo upasampadaṃ labhitvā”. Dha.i, 68 (sau một thời gian)

Ath’ ekā kuladhītā ….. sāyaṇhasamaye amilātā akilantā kālaṃ akāsi”. Ibid.i, 70 (không tàn hư, không mệt mỏi)

2.Khi một người hay vật được lựa chọn từ một toàn thể, cái toàn thể ấy được đặt ở định sở cách:

“Tesu chasu khattiyesu … Anuruddho pūvena parājito pūvatthāya pahiṇi”. Dha.i, 133.

“Tāvatakesu puttanatta – sahassesu ekopi antarā maranaṃ patto nāma nāhosi”. Dha.i.409.

3.Định sở cách chỉ nguyên nhân hoặc lý do của hành động

(a) Sampajānamusāvāde pācittiyaṃ: tội ba dật đề phạm do sự cố ý nói dối.

(b) Ajinamhi haññate dīpi”. J.vi, 61. Con báo bị giết vì bộ da của nó.

4.Những tiếng chỉ sự làm chủ, sở hữu chủ, cần định sở cách:

“Andhabālo ‘si, mahārāja, … dvīsu raṭṭhesu rajjaṃ kāresi, paññā pana te mandā”. Dha.ii, 

5.Định sở cách được dùng một cách tuyệt đối với một phân từ đồng cách với nó:

“Atīte Bārāṇasiyaṃ Brahmadatte rajjaṃ kārente Bodhi satto ….. tassa vinicchayāmacco ahosi” (Kūṭavāṇija. J )

6.Khi một người cẩn thận trong khi làm một việc gì, động tác ấy được đặt ở định sở cách:

“Abhikkante paṭikkante sampānakārī hoti, ālokite vilokite sampajānākarī hoti”. D.ii, 292.

7.Những tiếng có nghĩa tôn kính, kính trọng, yêu thương, thích thú, chào, nắm lấy, hôn, ưa thích và đánh đập cần một định sở cách:

(xem tỷ dụ ở dưới)

8.Định sở cách chỉ những hoàn cảnh trong đó một động tác xảy ra:

“So … tāya pāde sammiñjite nikkhamitvā vegena vihāraṃ gantvā … pabbaji”. Dha.iii, 273.

TỶ DỤ NHÓM 20

Về sở thuộc cách và định sở cách:

  1. Có nghĩa nắm bắt:
    “Gahapatiko otaritvā kesesu gahetvā nāmetvā kappa – rappahārehi koṭṭetvā gale gahetvā āgatamaggabhimukhaṃ khipitvā pakkāmi”. illīsa). J.i,345-554.
  2. Có nghĩa đánh đập:
    “Gahapatiko …. asaniṃ pātento viya khandhe paharitvā rathaṃ ādāya agamasi”. Ibid.
  3. Kính trọng:
    “Tesu assa sagaro; te c’ assu sādhu pūjitā”. S.i, 178.
  4. Chú thích về:
    “Dandhaṃ hi karote puññaṃ, pāpasmiṃ ramatī mane”. Dhp. kệ 116.
  5. Hôn:
    “Atha naṃ seṭṭhī … sīse cumbitvā parivāratthāya tassā pañca – itthisatani datvā taṃ attano jeṭṭhadhītuṭṭhāne ṭhapesi”. Dha.i, 190.
  6. “Yaccekabuddhassa jatassaraṃ ruyha nahayantassa tīre ṭhapitesu kasāvesu cīvaraṃ thenetvā tesaṃ hatthīnaṃ gamanā – gamanamagge sasīnaṃ pārupitvā nisīli”. Dha.i, 80.
  7. “Haṃ mātāputunnaṃ apassantānaṃ yeva bahi gantvā pabbajissami”. Dha,ii, 275.
  8. Uppātesu nimittesu lakkhaṇesu ca kovidaṃ
    Ajjhayakaṃ mantadharaṃ porohicce ṭhapesi so”. Apa. 43.
  9. “Bamaṇo khalu bho Gotamo akāmakānaṃ mātāpitunnaṃ assumukhānaṃ rodantānaṃ agārasmā anagāriyaṃ pabbajjite”
  10. 10. “Tha kho Bhagavā acirapakkantesu Pāṭaligāmikesu upāsakesu suññāgāraṃ pāvisi”. D.ii, 86.
  11. 11. “Gate ṭhite nisinne sutte jāgarite bhāsite tuṇhībhāve sampajānakarī hoti”. D.ii, 292.
  12. 12. “Ajinamhi haññate dīpi; nāgo dantehi haññati;
    Dhanamhi dhanino hanti, aniketaṃ asanthavaṃ”. J.vi, 61.
  13. 13.“Idāni, bhante, deve vassante, deve galagalāyante, vijjutāsu niccharantīsu asaniyā dve kassakā bhātaro hatā, cattaro ca balivaddā ti”. D.ii, 132.
  14. 14. “Addasa kho so, bhikkhave, puriso bahunnaṃ vassanaṃ, bahunnaṃ vassasatānaṃ …. Accayena dibbaṃ cakkaratanam. osakkitaṃ, ṭhānā cutaṃ”. D.iii, 59.
  15. 15. “Khattiyo seṭṭho jane tasmiṃ
    Ye gottapatisārino
    Vijjācaraṇasampanno
    So seṭṭho deva – mānuse”. D.iii, 97.
  16. 16.“Kusalā naccagītassa sakkassa paricārikā”. J.vi, 238.

CHÚ GIẢI NHÓM 20

1. (a) Kesesu gahetvā: sau khi tóm lấy (nó) bằng tóc (của nó)
(b) Kappara … koṭṭetvā: sau khi đánh bằng cùi tay.
(c) Gale gahetvā: sau khi nắm nơi cổ2. Asaniṃ …. Paharitvā: sau khi đánh nó nơi lưng giống như làn sét đánh.

3.  Hãy cung kính các vị ấy; và các vị ấy nên được tôn trọng tốt.

4. Tâm ai chậm khi làm thiện, tâm ấy vui thích khi làm ác.

7. Mātā …. tānaṃ: khi cha mẹ tôi không thấy (biết)

8. Ông ta đặt vào chức vị thủ tướng (cố vấn nghi lễ) một người tinh thông về điềm, triệu và nhân tướng, một người dạy giáo điển Vệ đà và biết các bùa chú.

9. Akāmakānaṃ ….. rodantānaṃ: trong khi cha mẹ không muốn và khóc nước mắt tràn mặt.

10. Acirapakkantesu: không lâu sau khi chúng ra đi.

11. Khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi ngủ, khi thức, khi nói, khi im lặng, vị ấy hành động với sự giác tĩnh.

12. Con báo bị giết vì bộ da, con voi bị giết vì những cái ngà (những kẻ cướp) giết những người giàu vì tài sản, không để lại cho chúng một chỗ ở, không để lại một người tùy tùng.

13. (a)Vijjutāsu … tīsu: khi những làn chớp đang lóe sáng
(b) Asaniyā phalantiyā: khi một tiếng sét đang nổ.

14. Osakkitaṃ, ṭhānā cutaṃ: bị dời chỗ và bị thay đổi vị trí của nó.

15. Người Sát Đế Lỵ với kẻ dựa trên dòng họ, là kẻ cao quý nhất trong loài người; nhưng bậc đầy đủ trí và đức là bậc cao quý nhất trong nhân thiên.

* Bài viết trích từ cuốn: "Giáo trình PĀḶI, nguyên tác: THE NEW PALI COURSE, Tác giả Prof. A. P. Buddhadatta, Maha Nayaka Thera, Dịch giả: Ngài Thích Minh Châu.
Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app