Buổi 12: Phận Sự Hàng Ngày Của Người Con Phật – Hướng Dẫn Thiền Rải Tâm Từ & Hồi Hướng – Sư Hộ Giới

Những phần sau này mọi người thuộc cũng được, không cũng không quan trọng, bởi vì trước khi mình hành thiền, hay trước khi mình đi đâu, mình đang làm gì mọi người đọc từ “Yassānubhāvato yakkhā…”, hoặc là từ câu 1 đến câu 10 là được rồi.

 

Thay vì tâm mình nói hát đi hát đi thì mình niệm “Karaṇīya matthakusalena…” Không phải mọi người nghe bài nhạc cái mọi người hát liền đâu, trong tâm nó nói trước đó, để ý đi, hay ai nói cái gì đó đầu tiên nó không để ý, trong tâm nó thúc “nghe đi, nghe đi” là mình nghe. Chứ trên đời không có gì tự nhiên hết, mình biết hay không thôi. Nên Đức Phật ra đời chỉ cho mình cái nhân tại sao mình nghe, tại sao mình giận, tại sao mình tham, tại sao mình có trí tuệ, tại sao mình có đức tin. Đức Phật đặc biệt là vậy. Muốn có cái đó thì chỉ cần 1 chữ thôi là sati, hoặc appamādena, đó là điều kiên quyết cho nên ekayano là ở chỗ đó, ekayano là chỉ cần sati thôi là đủ, appamādena. Thực ra khi cái đó trí tuệ mới theo dõi được. Ở đây Sư cũng nhắc lại, ở đây thật ra trên đời này không có cái gì là tự nhiên hay nó bất chợt cả, nó có nhân duyên hết, mình có thấy, có biết kịp hay không thôi, đó là điều quan trọng.

Cho nên bây giờ mình học được bài kinh, học được Ân Đức Phật bằng Pali, thì thay vì trong tâm nó xúi mình hát, xúi mình nghe, xúi mình giận, xúi mình thương, xúi mình tham gì đó, thì mình quay đầu lại, mình dạy lại nó, lúc này không có hát mà Karaṇīya matthakusalena, ví dụ như vậy, lúc này không có đọc tin tức, không có tám mà lúc này phải 9 Ân Đức Phật, ví dụ như vậy, thì mình mới giữ mình được.

Cái chính là mọi người đừng có dễ duôi. Hát đâu có sao đâu, đúng rồi, hát đâu có sao, đi nói chuyện đâu có sao, có làm khổ gì ai đâu, vui nữa, nhưng 1 người muốn giải thoát khổ, muốn tâm mình ổn định, muốn mình thấy được nāma, rūpa, khāndha hay thấy được Chân lý 4 sự thật của bậc Thánh mà đi hát, đi tám thì làm sao mà tâm ổn định được. Nó không phải là giác ngộ nhưng nó là nhân duyên hỗ trợ, nên trong Phật giáo đâu phải chỉ có Bát Chánh Đạo không thôi đâu, có 37 pháp hỗ trợ cho Thánh Đạo, là 37 yếu tố, nhân duyên cùng hội cùng thuyền, hỗ trợ cho Thánh Đạo. Đây cũng vậy, thay vì hát, tám, thả tâm bơ vơ thì mình hướng vào Ân Đức Phật. Mình nhiều lúc để tâm cô đơn à, nó muốn đến đâu thì đến, muốn đi đâu thì đi, tại sao vậy? Tại mình không có gì để giữ chân nó. Nên khi học phận sự hàng ngày xong ít nhất nó cũng có điểm để nó tựa. Đó là quy y, ngày xưa nó muốn tựa mà không có. Cho nên cố gắng, 9 Ân Đức Phật và bài Karāṇiya matthakusalena, ngang đó cũng được, không thì Yassānubhāvato yakkhā… Tốt nhất là nguyên cả phận sự hàng ngày, vì khi quý vị thuần thục rồi thì chừng 15p thôi, rồi sau đó ngồi thiền hay làm gì thì làm. Mình con Phật nên mình cứ làm cho Đức Phật, cho giáo pháp đã. Đó là điều nên.

Hôm qua dạy đến bài Yaṃ dunnimittaṃ avamaṅgalañca, giờ học tiếp. Thực ra phần này không quan trọng đâu, vì không phải của Đức Phật dạy mà của các bậc thầy tổ soạn ra, là lời cầu nguyện. Cùng là Pali, nhưng chỉ những lời dạy của Đức Phật ý nghĩa rất là sâu sắc, giải mấy cũng không hết, rồi các Ngài ra các câu này để tán thán, tán dương, ca ngợi Đức Phật thì nghĩa giống từ điển vậy thôi, nó không có sâu gì.

3 Điều Mong Muốn – Āsīsā

Yaṃ dunnimittaṃ avamaṅgalañca, yo cāmanāpo sakuṇassa saddo;

Pāpaggaho dussupinaṃ akantaṃ, buddhānubhāvena vināsamentu.

Yaṃ (nào) 

Dunnimittaṃ: nimitta = tướng trạng, tướng mạo; du = xấu; dunnimittaṃ =  những điềm xấu, những tướng xấu. Như nhìn thấy sấm chớp là biết trời mưa.

Avamaṅgalañca: ava = không tốt; maṅgala = hạnh phúc ???? avamaṅgalañca = bất hạnh, không mang lại hạnh phúc. Thực ra sau này các Ngài tranh luận cũng rất là nhiều, vì từ avamaṅgalañca này tìm trong tam tạng, kinh điển không có, nó chỉ có trong Bà la môn.

Yo: nào, hoặc

Cāmanāpo: không thích 

Sakuṇassa: của loại chim (như mình là không thích tiếng quạ, cú, còn các vị Sư tu hành trong rừng thì con gì cũng không thích cả, vì hành thiền cần yên tĩnh)

Saddo:

Pāpaggaho: pāpa = xấu, gaha = sao, tinh tú (Vì người Ấn Độ hay Miến sinh ra họ không lấy theo ngày tháng, họ lấy thứ, mỗi thứ là ứng với 1 ngôi sao, như chủ nhật ứng với mặt trời, thứ 2 ứng với mặt trăng, … Có 8 hướng nên thứ 4 họ chia ra 2 ngôi sao cho đủ 8). Nên cái này nói không phải của Đức Phật là vậy đó.

Dussupinaṃ: du = xấu; supinaṃ = mộng 

Akantaṃ: không thích

Buddhānubhāvena: do oai lực Ân Đức Phật 

Vināsamentu: vināsam = tiêu diệt; entu = hãy là

Nghĩa thứ nhất là do nhờ oai lực của Ân Đức Phật khiến những điều xấu kia tiêu tan, nghĩa 2 là do nhờ oai lực thiện tâm mình niệm Ân Đức Phật. Thực ra 2 nghĩa là 1 thôi. Giống như nói ông kia đốt nhà, thì nói ông kia làm nhà cháy, nhưng nó là nhân thôi, còn nhà cháy là do lửa, nhưng cái lửa đó không phải tự nhiên. Mình niệm Ân Đức Phật mà Ân Đức Phật là 1 người không có gì thì sao tiêu tan được, thứ nhất nó phải có oai lực thì mình niệm mới có tác dụng. Nên nghĩa nào cũng được.

  • Cả câu này: do nhờ oai lực thiện tâm niệm Ân Đức Phật mà những điềm xấu, điều bất hạnh, tiếng chim không ưa, sao vận xấu, những mộng xấu không thích được tiêu tan.

Yaṃ dunnimittaṃ avamaṅgalañca, yo cāmanāpo sakuṇassa saddo;

Pāpaggaho dussupinaṃ akantaṃ, buddhānubhāvena vināsament

Do nhờ oai lực thiện tâm niệm Ân Đức Pháp mà những điềm xấu, điều bất hạnh, tiếng chim không ưa, sao vận xấu, những mộng xấu không thích được tiêu tan.

Yaṃ dunnimittaṃ avamaṅgalañca, yo cāmanāpo sakuṇassa saddo;

Pāpaggaho dussupinaṃ akantaṃ, saṃghānubhāvena vināsamentu.

Do nhờ oai lực thiện tâm niệm Ân Đức Tăng mà những điềm xấu, điều bất hạnh, tiếng chim không ưa, sao vận xấu, những mộng xấu không thích được tiêu tan.

Bài Kệ Chia Phước

Ettāvatā ca amhehi, sambhataṃ puññasampadaṃ;

Sabbe devānumodantu, sabbasampattisiddhiyā.

Ettāvatā ca: chỉ bấy nhiêu đó thôi (ý nói khiêm nhường), tức là từ khi sám hối, đến lễ Phật, tam quy ngũ giới, niệm Ân Đức Phật, đọc kinh tâm từ 

Amhehi: chúng tôi 

Sambhataṃ: sam = tốt đẹp; bhataṃ = thực hành ???? làm với đức tin, trí tuệ, hoan hỷ, không cần tác động 

Puññasampadaṃ: puñña = phước thiện; sampadaṃ = đầy đủ ???? đầy đủ phước thiện: là có giữ giới, hành thiền, hoặc có bàn thờ Phật thì lau chùi bàn thờ Phật thì gọi hộ độ, phục vụ; quy y, giữ giới.

Sabbe: tất cả

Devānumodantu: devā: chư thiên lúc nãy mình đã thỉnh; ānumodantu: xin hoan hỉ ???? ý là hoan hỉ những phước thiện mà tôi đã làm đó

Sabbasampattisiddhiyā: Sabba = tất cả; sampatti = đầy đủ, hạnh phúc, an lạc, quả báu tốt đẹp; siddhiyā: thành tựu

  • Với đức tin hợp với trí tuệ hoan hỷ không cần tác động chúng tôi đã thực hành đầy đủ các phước thiện bấy nhiêu đó thôi; xin tất cả các Chư Thiên hoan hỷ với phước thiện ấy và sau khi hoan hỷ rồi được thành tựu đầy đủ những hạnh phúc an lạc cõi người cõi trời và Niết-bàn.

Dānaṃ dadantu saddhāya, sīlaṃ rakkhantu sabbadā;

Bhāvanā-bhiratā hontu, gacchantu devatā-gatā.

Đây là đoạn trong bài Kệ Khuyến Khích, Việt Nam mình hay nói là tiễn Chư Thiên hồi quy, nhưng thực ra không cần đâu, Chư Thiên tự về rồi, xong thì tự về chứ không cần mời về đâu.

Dānaṃ: bố thí, cúng dường, làm từ thiện, trai tăng… 

Dadantu: hãy làm, ý là hãy làm bố thí, cúng dường, làm từ thiện… 

Saddhāya: với đức tin trong sạch, hợp trí ???? ý hãy bố thí với đức tin trong sạch, chứ không phải bố thí theo kiểu buôn bán. Sư thấy ở Việt Nam mình ngày giỗ mới đến chùa trai tăng, còn ngày thường không thấy, thì mình bố thí do đức tin hay vì muốn mấy Sư làm mướn? Còn bố thí đức tin nghĩa là ông Sư ăn rồi chỉ học với tu, không làm gì cả, mình không lên bố thí cúng dường thì ông ăn cái gì. Nên khi là Phật tử mình phải cúng dường, hộ độ, gọi là Saddhāya, còn đợi đến ngày giỗ mới làm thì không phải là Saddhāya. Nên đây gọi là đức tin hợp trí, tức là ngoài biết về nhân quả, còn nghĩ đến phận sự của 1 người tại gia cư sĩ. 

  • Dānaṃ dadantu saddhāya: Với đức tin trong sạch hợp trí, hãy bố thí, cúng dường, làm từ thiện. Mình bố thí là để diệt tham, chứ không phải để sinh cõi trời, Chư Thiên… 

Sīlaṃ: giới 

Rakkhantu: hãy giữ gìn 

Sabbadā: bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào. Tức không phải chỉ giữ giới khi ở chùa mà ở bất kỳ nơi đâu. ???? có đức tin rồi hãy giữ giới nữa.

Giới được ví như trang phục. Nhưng mọi người thấy rằng người trẻ mặc đồ người trẻ, người già thì mặc đồ người già. Nhưng giới thì già trẻ giữ đều được, bất kỳ nơi chốn nào đều tốt đẹp.

Bhāvanā: phát triển thiền định, thiền tuệ (phát triển thiện tâm). Lúc mình đang nghe pháp này là lúc đang phát triển định tâm, nghe pháp, thuyết pháp cũng là nhân để phát triển thiện tâm bhāvanā, chứ không phải cứ ngồi rồi nghĩ chuyện này chuyện kia là thiền đâu. Thiền trong Phật giáo là để phát triển thiện tâm.

Bhiratā: hãy vui lên. Bhi = siêu; ratā = vui ???? hành thiền phải thấy vui thì thiện tâm mới tăng trưởng.

Hontu: hãy ???? hãy với đức tin rồi hoan hỉ hành thiền. Mình hoan hỉ vì mình đã bố thí, giữ giới khắp mọi nơi rồi, nên giờ mình hành thiền vui thôi, còn không thì ngồi thiền chỉ nghĩ đến việc xấu mình đã làm, việc thiện mình chưa làm, lúc thì hối hận chứ không vui được đâu.

Gacchantu: đã đến đây 

Devatā: Chư Thiên

Gatā: hãy về lại

Sabbe Buddhā balappattā, paccekānañca yaṃ balaṃ;

Arahantānañca tejena, rakkhaṃ bandhāmi sabbaso.

Sabbe: tất cả 

Buddhā: Chư Phật 

Balappattā: bala = lực (trí lực và thần thông lực); pattā = đã đạt được 

Paccekānañca: Đức Phật Độc Giác 

Yaṃ balaṃ: oai lực của

Arahantānañca tejena: oai lực của bậc arahan (5 oai lực: giới – định – tuệ – giải thoát – giải thoát tri kiến)

Rakkhaṃ: hộ trì 

Bandhāmi: vững chắc ???? hộ trì vững chắc 

Sabbaso: trong tất cả mọi thời

???? cũng là Pali nhưng lời của Phật nhiều ý nghĩa, còn lời của Thầy Tổ thì chỉ có vậy thôi, đặt cái nghĩa vào là xong.

Bhavatu sabbamaṅgalaṃ, rakkhantu sabbadevatā;

Sabbabuddhā-nubhāvena, sadā sukhī bhavantu te.

Bhavatu sabbamaṅgalaṃ, rakkhantu sabbadevatā;

Sabbadhammā-nubhāvena, sadā sukhī bhavantu te.

Bhavatu sabbamaṅgalaṃ, rakkhantu sabbadevatā;

Sabbasaṃghā-nubhāvena, sadā sukhī bhavantu te

Chư Tăng hay chúc phúc 3 lời kệ này đây.

Bhavatu: hãy

Sabbamaṅgalaṃ: thành tựu mọi hạnh phúc

Rakkhantu: hãy bảo vệ, hãy giữ gìn, hộ trì 

Sabbadevatā: tất cả chư thiên

Sabbabuddhā-nubhāvena: do nhờ oai lực của Chư Phật; hoặc do oai lực đảnh lễ, niệm ân đức Chư Phật 

Sadā: khắp, trong mọi thời 

Sukhī: an lạc 

Bhavantu te: mong cho quý vị

Sabbadhammā-nubhāvena: do nhờ oai lực của Chư Pháp; hoặc do oai lực đảnh lễ, niệm ân đức Chư Pháp

Sabbasaṃghā-nubhāvena: do nhờ oai lực của Chư Tăng; hoặc do oai lực đảnh lễ, niệm ân đức Chư Tăng.

….

Bài Pháp được Sư Hộ Giới thuyết trong lớp Phận Sự Hàng Ngày Của Người Con Phật, bản text do bạn Vũ Thái Bình tốc ký và tóm lược.

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Nhận thấy những lợi lạc vô cùng quý báu của Dhamma mà Bậc Giác Ngộ chỉ dạy, khoảng Rằm tháng 4 âm lịch năm 2020, con Dhamma Nanda và các bạn hữu Dhamma đã có tác ý phát triển trang Theravada.vn và hệ thống Phật Giáo Theravāda, nhằm tổng hợp lại các tài liệu Dhamma quý báu mà các Bậc Trưởng Lão và các Bậc Thiện Trí đã dày công lưu giữ và truyền dạy, nhằm đem lại lợi lạc đến nhiều người, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam.

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app