Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã (Anattalakkhaṇasutta)

(videos do Sư Hộ Giới thuyết giảng trong dịp Rằm Tháng 6 Lịch Sử & Pháp Vị, phần dịch tiếng Việt ở dưới được trích trong tài liệu Sư Hộ Pháp biên soạn)

Ngày rằm tháng 6 (âm-lịch), Đức-Phật Gotama thuyết pháp lần đầu tiên bài kinh Dhammacakkappavattanasutta: Kinh Chuyển-Pháp-Luân, để tế độ nhóm 5 vị tỳ-khưu, Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama. Tiếp theo sau, mỗi ngày một vị trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, đến ngày 19 tháng 6, nhóm 5 vị tỳ-khưu đều trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

Đến ngày 20 tháng 6, Đức-Phật Gotama thuyết bài kinh Anattalakkhaṇasutta: Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã, để tế độ nhóm 5 vị tỳ-khưu trở thành bậc Thánh A-ra-hán.. (nội dung tiếng Việt ở cuối bài)

 

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Uyyojanagāthā

Dhammacakkaṃ pavattetvā, āsaḷhiyaṃ hi puṇṇame,

Nagare Bārāṇasiyaṃ, Isipatanavhaye vane.

Pāpetvādiphalaṃ nesaṃ, anukkamena desayi,

Yaṃ taṃ pakkhassa pañcamyaṃ, vimuttatthaṃ bhāṇāma he.

Anattalakkhaṇasutta

Evaṃ me sutaṃ. Ekaṃ samayaṃ Bhagavā Bārāṇasiyaṃ viharati Isipatane migadāye. 

Tatra kho Bhagavā pañcavaggiye bhikkhū āmantesi: ‘Bhikkhavo’ti.

‘Bhadante’ti, te bhikkhū Bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca: 

  1. Rūpaṃ, bhikkhave, anattā

Rūpañca hidaṃ, bhikkhave, attā abhavissa, nayidaṃ rūpaṃ ābādhāya saṃvatteyya, labbhetha ca rūpe: ‘evaṃ me rūpaṃ hotu, evaṃ me rūpaṃ mā ahosī’ti. 

Yasmā ca kho, bhikkhave, rūpaṃ anattā, tasmā rūpaṃ ābādhāya saṃvattati, na ca labbhati rūpe: ‘evaṃ me rūpaṃ hotu, evaṃ me rūpaṃ mā ahosī’ti. 

  1. Vedanā, anattā

Vedanā ca hidaṃ, bhikkhave, attā abhavissa, nayidaṃ vedanā ābādhāya saṃvatteyya, labbhetha ca vedanāya: ‘evaṃ me vedanā hotu, evaṃ me vedanā mā ahosī’ti. 

Yasmā ca kho, bhikkhave, vedanā anattā, tasmā vedanā ābādhāya saṃvattati, na ca labbhati vedanāya: ‘evaṃ me vedanā hotu, evaṃ me vedanā mā ahosī’ti. 

  1. Saññā, anattā

Saññā ca hidaṃ bhikkhave, attā abhavissa nayidaṃ saññā ābādhāya saṃvatteyya, labbhetha ca saññāya: ‘evaṃ me saññā hotu, evaṃ me saññā mā ahosī’ti. 

Yasmā ca kho bhikkhave, saññā anattā, tasmā saññā ābādhāya saṃvattati, na ca labbhati saññāya: ‘evaṃ me saññā hotu, evaṃ me saññā mā ahosī’ti. 

  1. Saṅkhārā, anattā

Saṅkhārā ca hidaṃ bhikkhave, attā abhavissaṃsu, nayidaṃ saṅkhārā ābādhāya saṃvatteyyuṃ, labbhetha ca saṅkhāresu: ‘evaṃ me saṅkhārā hontu, evaṃ me saṅkhārā mā ahesun’ti. 

Yasmā ca kho bhikkhave, saṅkhārā anattā, tasmā saṅkhārā ābādhāya saṃvattanti, na ca labbhati saṅkhāresu: ‘evaṃ me saṅkhārā hontu, evaṃ me saṅkhārā mā ahesun’ti. 

  1. Viññāṇaṃ, anattā

Viññāṇañca hidaṃ bhikkhave, attā abhavissa nayidaṃ viññāṇaṃ ābādhāya saṃvatteyya, labbhetha ca viññāṇe: ‘evaṃ me viññāṇaṃ hotu, evaṃ me viññāṇaṃ mā ahosī’ti.

Yasmā ca kho bhikkhave, viññāṇaṃ anattā, tasmā viññāṇaṃ ābādhāya saṃvattati, na ca labbhati viññāṇe: ‘evaṃ me viññāṇaṃ hotu, evaṃ me viññāṇaṃ mā ahosī’ti. 

Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave: 

  1. Rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’ti?
  • Aniccaṃ, bhante.
  • Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’ti?
  • Dukkhaṃ, bhante.
  • Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ: ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ti?
  • No hetaṃ, bhante.
  1. Vedanā niccā vā aniccā vā’ti?
  • Aniccā, bhante.
  • Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’ti?
  • Dukkhaṃ, bhante.
  • Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ: ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ti?
  • No hetaṃ, bhante.
  1. Saññā niccā vā aniccā vā’ti?
  • Aniccā, bhante.
  • Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’ti?
  • Dukkhaṃ, bhante.
  • Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ: ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ti?
  • No hetaṃ, bhante.
  1. Saṅkhārā niccā vā aniccā vā’ti?
  • Aniccā, bhante.
  • Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’ti?
  • Dukkhaṃ, bhante.
  • Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ: ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ti?
  • No hetaṃ, bhante.
  1. Viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’ti?
  • Aniccaṃ, bhante.
  • Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’ti?
  • Dukkhaṃ, bhante.
  • Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ: ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ti?
  • No hetaṃ, bhante.

Tasmātiha, bhikkhave, 

  1. yaṃ kiñci rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.
  1. Yā kāci vedanā atītānāgatapaccuppannā ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikā vā sukhumā vā hīnā vā paṇītā vā, yā dūre santike vā sabbā vedanā ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. 
  1. Yā kāci saññā atītānāgatapaccuppannā ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikā vā sukhumā vā hīnā vā paṇītā vā, yā dūre santike vā sabbā saññā ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. 
  1. Ye keci saṅkhārā atītānāgatapaccuppannā, Ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikā vā sukhumā vā hīnā vā paṇītā vā, ye dūre santike vā sabbe saṅkhārā ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. 
  1. Yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ, ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā, yaṃ dūre santike vā sabbaṃ viññāṇa ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’tievametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. 

Evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako rūpasmimpi nibbindati, vedanāyapi nibbindati, saññāyapi nibbindati, saṅkhāresupi nibbindati, viññāṇasmimpi nibbindati. Nibbindaṃ virajjati. Virāgā vimuccati. Vimuttasmiṃ ‘vimuttami’ti ñāṇaṃ hoti. “Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā”ti pajānātī’ti. 

Idamavoca bhagavā. Attamanā pañcavaggiyā bhikkhū Bhagavato bhāsitaṃ abhinandun’ti. 

Imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne pañcavaggiyānaṃ bhikkhūnaṃ anupādāya āsavehi cittāni vimucciṃsūti.

Anattalakkhaṇasuttaṃ niṭṭhitaṃ 

Chuyen Phap Luan
Ảnh đoàn Phật tử ở Việt Nam, Úc.. cùng Ngài Tam Tạng 10, Sư Hộ Giới, Sư Thiện Đức và Chư Tăng đến chiêm bái các Thánh Tích tại Ấn Độ

Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã (Anattalakkhaṇasutta)

(bản dịch trích trong tài liệu Sư Hộ Pháp biên soạn)

Ngày rằm tháng 6 (âm-lịch), Đức-Phật Gotama thuyết pháp lần đầu tiên bài kinh Dhammacakkappavattana- sutta: Kinh Chuyển-Pháp-Luân, để tế độ nhóm 5 vị tỳ- khưu, Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama. Tiếp theo sau, mỗi ngày một vị trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, đến ngày 19 tháng 6, nhóm 5 vị tỳ- khưu đều trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

Đến ngày 20 tháng 6, Đức-Phật Gotama thuyết bài kinh Anattalakkhaṇasutta: Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã, để tế độ nhóm 5 vị tỳ-khưu trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Phần I: Ý Nghĩa Kệ Khai Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã

Dhammacakkaṃ pavattetvā…

Khu rừng yên tịnh nơi phóng sinh nai

Tên gọi là I-si-pa-ta-na

Gần kinh thành Ba-ra-na-xi ấy,

Ngày rằm tháng sáu, trăng tròn sáng tỏ,

Đức-Phật thuyết bài kinh Chuyển-pháp-luân,

Ngài Koṇḍañña trở thành bậc Thánh Nhập-lưu,

Tuần tự theo mỗi ngày, thêm một vị.

Nhóm năm tỳ-khưu thành Thánh Nhập-lưu,

Đến ngày 20 tuần trăng hạ huyền

Đức-Phật thuyết kinh Trạng-thái-vô-ngã.

Tế độ tỳ-khưu trở thành A-ra-hán.

Này chư thiện-trí! Xin hãy lắng nghe

Chúng tôi tụng kinh Trạng-thái-vô-ngã.

Phần II: Ý Nghĩa Bài Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã (Anattalakkhaṇasutta) (1)

Lời của Ngài Trưởng-lão Ānanda bạch với Ngài Đại- Trưởng-lão Mahākassapa rằng:

–     Evaṃ me sutaṃ…

–   Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa khả kính! Con là Ānanda, được nghe bài kinh Trạng-thái- vô-ngã từ Đức-Thế-Tôn như vầy:

Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn ngự tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana (trước kia chư Phật Độc-Giác thường ngự xuống). Tại nơi đây, Đức-Thế-Tôn bèn gọi nhóm 5 tỳ-khưu rằng:

–   Này chư tỳ-khưu!

Chư tỳ-khưu đáp lời Đức-Thế-Tôn:

–   Dạ, Kính bạch Đức-Thế-Tôn.

Đức-Thế-Tôn thuyết giảng kinh Trạng-thái-vô-ngã như sau:

Ngũ-Uẩn Là Vô-Ngã

1- Sắc-uẩn là vô-ngã.

–     Này chư tỳ-khưu! Sắc-uẩn này là vô-ngã (không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta).

–    Này chư tỳ-khưu! Thật vậy, nếu sắc-uẩn này là ta (ngã) thì sắc-uẩn này không bị biến đổi, không bị bệnh hoạn, các con có thể mong muốn sắc-uẩn này rằng:

“Sắc-uẩn của tôi được khỏe mạnh, đẹp đẽ như thế này. Sắc-uẩn của tôi đừng có bệnh hoạn, xấu xí như thế kia.”

– Này chư tỳ-khưu! Sự thật, bởi vì sắc-uẩn này là vô- ngã, do đó, sắc-uẩn này bị biến đổi, bị bệnh hoạn.

Vì vậy, các con không thể mong muốn trong sắc-uẩn này rằng:

“Sắc-uẩn của tôi được khỏe mạnh, đẹp đẽ như thế này. Sắc-uẩn của tôi đừng có bệnh hoạn, xấu xí như thế kia.”

(Sắc-uẩn như thế nào tùy thuộc vào nhân-duyên, không tùy thuộc theo ý muốn của mình).

2-   Thọ-uẩn là vô-ngã

–   Này chư tỳ-khưu! Thọ-uẩn này là vô-ngã (không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta).

–   Này chư tỳ-khưu! Thật vậy, nếu thọ-uẩn này là ta (ngã) thì thọ-uẩn này không bị biến đổi, không bị bệnh thân, không bị bệnh tâm, các con có thể mong muốn trong thọ-uẩn này rằng:

“Thọ-uẩn của tôi được an-lạc như thế này. Thọ-uẩn của tôi đừng khổ đau như thế kia.”

–   Này chư tỳ-khưu! Sự thật, bởi vì thọ-uẩn này là vô- ngã, do đó thọ-uẩn này bị biến đổi, bị bệnh thân, bị  bệnh tâm.

Vì vậy, các con không thể mong muốn trong thọ-uẩn này rằng:

“Thọ-uẩn của tôi được an-lạc như thế này. Thọ-uẩn của tôi đừng khổ đau như thế kia.”

(Thọ-uẩn như thế nào tùy thuộc vào nhân-duyên, không tùy thuộc theo ý muốn của ta).

3-   Tưởng-uẩn là vô-ngã

–    Này chư tỳ-khưu! Tưởng-uẩn này là vô-ngã (không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta).

–   Này chư tỳ-khưu! Thật vậy, nếu tưởng-uẩn này là ta (ngã), thì tưởng-uẩn này không bị biến đổi, không bị bệnh tâm, các con có thể mong muốn trong tưởng-uẩn này rằng:

“Tưởng-uẩn của tôi tưởng nhớ điều tốt, điều thiện như thế này.

Tưởng-uẩn của tôi đừng tưởng nhớ điều xấu, điều ác như thế kia.”

–   Này chư tỳ-khưu! Sự thật, bởi vì tưởng-uẩn này là vô- ngã, do đó, tưởng-uẩn này bị biến đổi, bị bệnh tâm. Vì vậy, các con không thể mong muốn trong tưởng-uẩn này rằng:

“Tưởng-uẩn của tôi tưởng nhớ điều tốt, điều thiện như thế này.

Tưởng-uẩn của tôi đừng tưởng nhớ điều xấu, điều ác như thế kia.”

(Tưởng-uẩn như thế nào tùy thuộc vào nhân-duyên, không tùy thuộc theo ý muốn của ta).

4-   Hành-uẩn là vô-ngã

–    Này chư tỳ-khưu! Hành-uẩn này là vô-ngã (không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta).

–    Này chư tỳ-khưu! Thật vậy, nếu hành-uẩn này là ta (ngã), thì hành-uẩn này không bị biến đổi, không bị bệnh tâm, các con có thể mong muốn trong hành-uẩn này rằng:

“Hành-uẩn của tôi hành thiện-nghiệp như thế này. Hành-uẩn của tôi đừng hành ác-nghiệp như thế kia.”

–   Này chư tỳ-khưu! Sự thật, bởi vì hành-uẩn này là vô- ngã, do đó, hành-uẩn này bị biến đổi, bị bệnh tâm.

Vì vậy, các con không thể mong muốn trong hành-uẩn này rằng:

“Hành-uẩn của tôi hành thiện-nghiệp như thế này. Hành-uẩn của tôi đừng hành ác-nghiệp như thế kia.”

(Hành-uẩn như thế nào tùy thuộc vào nhân duyên, không tùy thuộc theo ý muốn của ta).

5-   Thức-uẩn là vô-ngã

–     Này chư tỳ-khưu! Thức-uẩn này là vô-ngã (không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta).

–    Này chư tỳ-khưu! Thật vậy, nếu thức-uẩn này là ta (ngã), thì thức-uẩn này không bị biến đổi, không bị bệnh tâm, các con có thể mong muốn trong thức-uẩn này rằng:

“Thức-uẩn của tôi biết điều tốt, điều thiện như thế này. Thức-uẩn của tôi đừng biết điều xấu, điều ác như thế kia”

–    Này chư tỳ-khưu! Sự thật, bởi vì thức-uẩn này là vô- ngã, do đó, thức-uẩn này bị biến đổi, bị bệnh tâm. Vì vậy, các con không thể mong muốn trong thức-uẩn này rằng:

“Thức-uẩn của tôi biết điều tốt, điều thiện như thế này. Thức-uẩn của tôi đừng biết điều xấu, điều ác như thế kia”

(Thức-uẩn như thế nào hoàn toàn tùy thuộc vào nhân- duyên, không tùy thuộc theo ý muốn của ta).

Ngũ-Uẩn Có 3 Trạng-Thái-Chung

6- Sắc-uẩn có 3 trạng-thái-chung

–   Này chư tỳ-khưu! Các con nhận thức thế nào về điều này? Sắc-uẩn này là thường hay vô-thường?

–    Kính bạch Đức-Thế-Tôn, sắc-uẩn này sinh rồi diệt là vô-thường.

–    Này chư tỳ-khưu! Sắc-uẩn nào là vô-thường. Vậy, sắc-uẩn ấy là khổ hay lạc?

–  Kính bạch Đức-Thế-Tôn, sắc-uẩn nào sinh rồi diệt luôn luôn biến đổi, vô-thường, nên sắc-uẩn ấy là khổ.

–   Này chư tỳ-khưu! Sắc-uẩn nào là vô-thường, khổ, có trạng-thái thường biến đổi.

Vậy, các con có nên theo chấp-thủ với tâm tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến nơi sắc-uẩn ấy rằng:

“Sắc-uẩn ấy là của ta (do tâm tham-ái), sắc-uẩn ấy là ta (do tâm ngã-mạn), sắc-uẩn ấy là tự ngã của ta (do tâm tà-kiến) hay không?”

–    Kính bạch Đức-Thế-Tôn, quả thật không nên theo chấp-thủ sắc-uẩn ấy như vậy. Bạch Ngài.

7-   Thọ-uẩn có 3 trạng-thái-chung

–   Này chư tỳ-khưu! Các con nhận thức thế nào về điều này? Thọ-uẩn này là thường hay vô-thường?

–     Kính bạch Đức-Thế-Tôn, thọ-uẩn này sinh rồi diệt là vô-thường.

–     Này chư tỳ-khưu! Thọ-uẩn nào là vô-thường. Vậy, thọ-uẩn ấy là khổ hay lạc?

–   Kính bạch Đức-Thế-Tôn, thọ-uẩn nào sinh rồi diệt luôn luôn biến đổi, vô-thường, nên thọ-uẩn ấy là khổ.

–    Này chư tỳ-khưu! Thọ-uẩn nào là vô-thường, khổ, có trạng-thái thường biến đổi.

Vậy, các con có nên theo chấp-thủ với tâm tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến nơi thọ-uẩn ấy rằng:

“Thọ-uẩn ấy là của ta (do tâm tham-ái), thọ-uẩn ấy là ta (do tâm ngã-mạn), thọ-uẩn ấy là tự ngã của ta (do tâm tà-kiến) hay không?”

–    Kính bạch Đức-Thế-Tôn, quả thật không nên theo chấp-thủ thọ-uẩn ấy như vậy. Bạch Ngài.

8-   Tưởng-uẩn có 3 trạng-thái-chung

–   Này chư tỳ-khưu! Các con nhận thức thế nào về điều này? Tưởng-uẩn này là thường hay vô-thường?

–    Kính bạch Đức-Thế-Tôn, tưởng-uẩn này sinh rồi diệt là vô-thường.

–    Này chư tỳ-khưu! Tưởng-uẩn nào là vô-thường. Vậy, tưởng-uẩn ấy là khổ hay lạc?

–   Kính bạch Đức-Thế-Tôn, tưởng-uẩn nào sinh rồi diệt luôn luôn biến đổi, vô-thường, nên tưởng-uẩn ấy là khổ.

–   Này chư tỳ-khưu! Tưởng-uẩn nào là vô-thường, khổ, có trạng-thái thường biến đổi.

Vậy, các con có nên theo chấp-thủ với tâm tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến nơi tưởng-uẩn ấy rằng:

“Tưởng-uẩn ấy là của ta (do tâm tham-ái), tưởng-uẩn ấy là ta (do tâm ngã-mạn), tưởng-uẩn ấy là tự ngã của ta (do tâm tà-kiến) hay không?”

–    Kính bạch Đức-Thế-Tôn, quả thật không nên theo chấp-thủ tưởng-uẩn ấy như vậy. Bạch Ngài.

9-   Hành-uẩn có 3 trạng-thái-chung

–   Này chư tỳ-khưu! Các con nhận thức thế nào về điều này? Hành-uẩn này là thường hay vô-thường?

–   Kính bạch Đức-Thế-Tôn, hành-uẩn này sinh rồi diệt là vô-thường.

–   Này chư tỳ-khưu! Hành-uẩn nào là vô-thường. Vậy, hành-uẩn ấy là khổ hay lạc?

–  Kính bạch Đức-Thế-Tôn, hành-uẩn nào sinh rồi diệt luôn luôn biến đổi, vô-thường, nên hành-uẩn ấy là khổ.

–   Này chư tỳ-khưu! Hành-uẩn nào là vô-thường, khổ, có trạng-thái thường biến đổi.

Vậy, các con có nên theo chấp-thủ với tâm tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến nơi hành- uẩn ấy rằng:

“Hành-uẩn ấy là của ta (do tâm tham-ái), hành-uẩn ấy là ta (do tâm ngã-mạn), hành-uẩn ấy là tự ngã của ta (do tâm tà-kiến) hay không?”

–    Kính bạch Đức-Thế-Tôn, quả thật không nên theo chấp-thủ hành-uẩn ấy như vậy. Bạch Ngài.

10-   Thức-uẩn có 3 trạng-thái-chung

–   Này chư tỳ-khưu! Các con nhận thức thế nào về điều này? Thức-uẩn này là thường hay vô-thường?

–     Kính bạch Đức-Thế-Tôn, thức-uẩn này sinh rồi diệt là vô-thường.

–    Này chư tỳ-khưu! Thức-uẩn nào là vô-thường. Vậy, thức-uẩn ấy là khổ hay lạc?

–   Kính bạch Đức-Thế-Tôn, thức-uẩn nào sinh rồi diệt luôn luôn biến đổi, vô-thường, nên thức-uẩn ấy là khổ.

–    Này chư tỳ-khưu! Thức-uẩn nào là vô-thường, khổ, có trạng-thái thường biến đổi.

Vậy, các con có nên theo chấp-thủ với tâm tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến nơi thức-uẩn ấy rằng:

“Thức-uẩn ấy là của ta (do tâm tham-ái), thức-uẩn ấy là ta (do tâm ngã-mạn), thức-uẩn ấy là tự ngã của ta (do tâm tà-kiến) hay không?”

–    Kính bạch Đức-Thế-Tôn, quả thật không nên theo chấp-thủ thức-uẩn ấy như vậy. Bạch Ngài.

Trí-Tuệ-Thiền-Tuệ Không Chấp-Thủ Ngũ-Uẩn

11-Trí-tuệ-thiền-tuệ không chấp-thủ nơi sắc-uẩn

–   Này chư tỳ-khưu! Vì vậy, những sắc-uẩn nào đã sinh trong thời quá-khứ, sẽ sinh trong thời vị-lai, đang sinh trong thời hiện-tại, hoặc sắc-uẩn bên trong của mình, hoặc sắc-uẩn bên ngoài mình (của người khác), hoặc sắc-uẩn thô, hoặc sắc-uẩn vi-tế, hoặc sắc-uẩn thấp hèn, hoặc sắc-uẩn cao quý, hoặc sắc-uẩn nào sinh ở nơi xa, hoặc sắc-uẩn nào sinh ở nơi gần.

Vậy, các con nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đúng theo thật-tánh của tất cả sắc-uẩn ấy rằng:

“Sắc-uẩn ấy không phải là của ta, sắc-uẩn ấy không phải là ta, sắc-uẩn ấy không phải là tự ngã của ta.”

12-   Trí-tuệ-thiền-tuệ không chấp-thủ nơi thọ-uẩn

–   Này chư tỳ-khưu! Vì vậy, những thọ-uẩn nào đã sinh trong thời quá-khứ, sẽ sinh trong thời vị-lai, đang sinh trong thời hiện-tại, hoặc thọ-uẩn bên trong của mình, hoặc thọ-uẩn bên ngoài mình (của người khác), hoặc thọ-uẩn thô, hoặc thọ-uẩn vi-tế, hoặc thọ-uẩn thấp hèn, hoặc thọ-uẩn cao quý, hoặc thọ-uẩn nào sinh ở nơi xa, hoặc thọ-uẩn nào sinh ở nơi gần.

Vậy, các con nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đúng theo thật-tánh của tất cả thọ-uẩn ấy rằng:

“Thọ-uẩn ấy không phải là của ta, thọ-uẩn ấy không phải là ta, thọ-uẩn ấy không phải là tự ngã của ta.”

13-   Trí-tuệ-thiền-tuệ không chấp-thủ nơi tưởng-uẩn

– Này chư tỳ-khưu! Vì vậy, những tưởng-uẩn nào đã sinh trong thời quá-khứ, sẽ sinh trong thời vị-lai, đang sinh trong thời hiện-tại, hoặc tưởng-uẩn bên trong của mình, hoặc tưởng-uẩn bên ngoài mình (của người khác), hoặc tưởng-uẩn thô, hoặc tưởng-uẩn vi-tế, hoặc tưởng- uẩn thấp hèn, hoặc tưởng-uẩn cao quý, hoặc tưởng-uẩn nào sinh ở nơi xa, hoặc tưởng-uẩn nào sinh ở nơi gần.

Vậy, các con nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đúng theo thật-tánh của tất cả tưởng-uẩn ấy rằng:

“Tưởng-uẩn ấy không phải là của ta, tưởng-uẩn ấy không phải là ta, tưởng-uẩn ấy không phải là tự ngã  của ta.”

14-   Trí-tuệ-thiền-tuệ không chấp-thủ nơi hành-uẩn

– Này chư tỳ-khưu! Vì vậy, những hành-uẩn nào đã sinh trong thời quá-khứ, sẽ sinh trong thời vị-lai, đang sinh trong thời hiện-tại, hoặc hành-uẩn bên trong của mình, hoặc hành-uẩn bên ngoài mình (của người khác), hoặc hành-uẩn thô, hoặc hành-uẩn vi-tế, hoặc hành-uẩn thấp hèn, hoặc hành-uẩn cao quý, hoặc hành-uẩn nào sinh ở nơi xa, hoặc hành-uẩn nào sinh ở nơi gần.

Vậy, các con nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đúng theo thật-tánh của tất cả hành-uẩn ấy rằng:

“Hành-uẩn ấy không phải là của ta, hành-uẩn ấy không phải là ta, hành-uẩn ấy không phải là tự ngã của ta.”

15-   Trí-tuệ-thiền-tuệ không chấp-thủ nơi thức-uẩn.

– Này chư tỳ-khưu! Vì vậy, những thức-uẩn nào đã sinh trong thời quá-khứ, sẽ sinh trong thời vị-lai, đang sinh trong thời hiện-tại, hoặc thức-uẩn bên trong của mình, hoặc thức-uẩn bên ngoài mình (của người khác), hoặc thức-uẩn thô, hoặc thức-uẩn vi-tế, hoặc thức-uẩn thấp hèn, hoặc thức-uẩn cao quý, hoặc thức-uẩn nào sinh ở nơi xa, hoặc thức-uẩn nào sinh ở nơi gần.

Vậy, các con nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đúng theo thật-tánh của tất cả thức-uẩn ấy rằng:

“Thức-uẩn ấy không phải là của ta, thức-uẩn ấy không phải là ta, thức-uẩn ấy không phải là tự ngã của ta.”

16-   Trí-tuệ-thiền-tuệ nhàm chán trong ngũ-uẩn

–    Này chư tỳ-khưu! Thật-tánh của ngũ-uẩn như vậy, bậc Thánh Thanh-văn có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ,  biết rõ ngũ-uẩn đúng theo thật-tánh, nên phát sinh trí-tuệ- thiền-tuệ nhàm chán trong sắc-uẩn, nhàm chán trong thọ-uẩn, nhàm chán trong tưởng-uẩn, nhàm chán trong hành-uẩn, nhàm chán trong thức-uẩn.

Khi trí-tuệ-thiền-tuệ nhàm chán trong ngũ-uẩn, nên tâm xả ly tham-ái, do tâm xả ly tham-ái, nên chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo giải thoát khỏi mọi tham-ái, mọi phiền-não. Trí-tuệ-quán-triệt biết rõ rằng:

“A-ra-hán Thánh-quả đã giải-thoát hoàn toàn mọi phiền-não trầm-luân. Không còn phải thực-hành pháp- hành bát-chánh-đạo nữa, mọi phận sự trong tứ Thánh- đế đã hoàn thành xong, phạm hạnh cao-thượng đã hoàn thiện xong. Kiếp này là kiếp chót, không còn tái-sinh kiếp nào nữa.”

Nhóm 5 Tỳ-khưu Trở Thành Bậc Thánh A-ra-hán

Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh trạng-thái vô- ngã này xong, nhóm 5 tỳ-khưu phát sinh đại-duy-tác-tâm vô cùng hoan hỷ với lời giáo huấn của Đức-Thế-Tôn.

Trong khi Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh này, nhóm 5 tỳ-khưu thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc đến A-ra- hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não trầm-luân, không còn chấp-thủ trong ngũ-uẩn này nữa (trở thành bậc Thánh A-ra-hán).

 

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Nhận thấy những lợi lạc vô cùng quý báu của Dhamma mà Bậc Giác Ngộ chỉ dạy, khoảng Rằm tháng 4 âm lịch năm 2020, con Dhamma Nanda và các bạn hữu Dhamma đã có tác ý phát triển trang Theravada.vn và hệ thống Phật Giáo Theravāda, nhằm tổng hợp lại các tài liệu Dhamma quý báu mà các Bậc Trưởng Lão và các Bậc Thiện Trí đã dày công lưu giữ và truyền dạy, nhằm đem lại lợi lạc đến nhiều người, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app