Buổi 13: Phận Sự Hàng Ngày Của Người Con Phật – Nghĩa Bài Rải Tâm Từ & Hồi Hướng | Sư Hộ Giới Giảng

Sau 2 tuần, hy vọng mọi người không còn sợ Pali nữa, làm sao thấy nó gần gũi, vì mình là con Phật mà. Phật không phải ở Việt Nam cũng không phải ở Trung Quốc, Phật nói tiếng Pali thôi. Nên mình con Phật mình phải thấy gần.

 

Ở cõi người mình, thường người giàu mà sang, như dòng dõi vua chúa thường sinh con khó, mình nói họ vô phước, nhưng mình nói sai, phải nói là mình vô phước không sinh vào nhà họ được, chứ họ không vô phước đâu. Vì để sinh vào nhà giàu khó lắm, ngoài 5 giới ra còn phải có bố thí, hành thiền mới vào được, đây là cõi người thôi. Còn cõi trời khó hơn, đôi lúc mấy triệu năm mới có 1 vài người sinh lên. Cõi người cũng vậy, nhiều dòng tộc sang mấy chục năm mới sinh ra được 1 người, không biết là trai hay gái. Những dòng tộc càng sang càng cao quý thì càng hiếm muộn bấy nhiêu. Đó không phải họ vô phước họ làm ác, mà do mình không có phước để sinh vào gia đình họ, phải có phước mới sinh vào được, trên trời càng hiếm nữa. Nói để mình biết sau này còn đi nhận bà con, chứ lên trên đó cô đơn lắm, bởi vì không có ai. Nên ở đây Đức Phật dạy mình ngoài làm phước ra nên khuyên người ta làm phước để về làm thân quyến của mình.

Nếu những người tốt như thế này cùng tâm cùng chí cùng hướng thế này không làm thân quyến của mình, những người khác vào làm thân quyến của mình thì sao mình an lạc được. Nghĩ lại đi, thân quyến trong Phật giáo không phải là cùng máu mủ, máu mủ khác, thân quyến khác, thân quyến gọi là Vissāsa? là cùng làm thiện pháp, cùng phát triển thiện pháp, cái đấy gọi là thân quyến. Còn mình đây là gì? Mình nhận máu mủ làm thân quyến cho nên đau khổ. Nên mình nhận những người cùng thực hành thiện pháp, giống như mình có 5 giới, họ cũng có 5 giới, mình bố thí, họ cũng có bố thí, mình có hành thiền, họ cũng có hành thiền thì đó gọi là thân quyến của mình. Trên cõi trời có ai sinh ra ai đâu, giờ làm sao biết thân quyến. Ở đây còn có cha mẹ sinh ra con cái, trên trời đâu có ai mang thai sinh. Hồi trước ở đây mình làm cái gì đó, rồi mình thân với họ mình sinh ra trên đó làm thân quyến của họ. Sinh vào cùng chỗ nên tự động làm thân quyến, chứ không có máu mủ. Mình đây còn có máu mủ, đi thử ADN chứ trên làm sao đi thử. Nên nó đúng ở đây thôi. Nên Sư nói những ai học từ buổi đầu đến buổi cuối đầy đủ thì giơ tay lên để sau đi nhận thân quyến cho đúng, chứ không có gì cả.

Làm ác không rủ ai cũng được, nhưng làm thiện thì nên rủ, khuyến khích người khác. Vì để người tốt làm thân quyến của mình hiếm lắm. Cõi người khó chừng nào, cõi trời còn hiếm hơn nữa. Đó là điều nên thấy biết. Qua đây Sư cũng hoan hỉ, đó là rất nhiều người cha mẹ để tên của con nhỏ vào trong việc làm phước này, đó cũng là truyền thống trong lịch sử của Đức Phật, rất là hay để sau này nhắc cho nhớ lại. Thời Đức Phật cũng vậy thôi, đôi lúc cha mẹ làm lấy tên con, rồi sau này lớn lên nhắc mình lại. Có nhiều người từ trong bụng mẹ đã làm phước rồi, đến khi ra đời cũng làm phước, đến khi lớn lên cũng làm phước, khi nhắc lại thì nó hoan hỉ, (đầu tiên thì không hoan hỉ, nhưng lớn lên thì hoan hỉ), đó là 1 trong những điều Đức Phật nói để cho con thừa kế những pháp mà không những đời này mà còn đời sau nữa – pháp xuất thế gian mình. Ngoài thừa kế tiền của ra thì cũng nên cho nó thừa kế phước.

Thực ra thừa kế phước nó lớn hơn nhiều, nên đó là 1 trong những điều mà mình nên làm đúng truyền thống. Và hy vọng rằng những người giơ tay đây, bây giờ ít nhất khi nhắc đến chữ Pali, nghe đến Pali, ngày xưa thay vì nhăn mặt nhăn mày, bây giờ hoan hỉ. Ít nhất tâm hoan hỉ đã, rồi hiểu biết hay không là việc khác. Hoan hỉ là có phước rồi. Đức Phật cũng đã dạy: 1 người thực hành đức tin, tinh tấn, trí tuệ, chánh niệm, thiền định – có 5 pháp như vậy thực hành thiền miên mật khi đọc 1 câu chuyện hay nghe ai nói về bậc Thánh, thì người này trong tâm luôn hy vọng không biết ngày nào mình chứng đắc. Cái này là có. Còn người không có đức tin, không tinh tấn, không có trí tuệ, không có chánh niệm, chẳng có thiền định thì khi nghe tin ai chứng Thánh thì thấy chả dính dáng gì đến mình. Đây cũng vậy, những người con Phật khi nghe đến ngôn ngữ của Đức Phật, hiểu không hiểu không quan trọng, mình nên hoan hỉ rồi sau đó tìm hiểu biết thêm. Đó là lợi ích thiết thực nhất của những người cùng học như thế này. Và sau này sinh tử luân hồi, Đức Phật nào ra đời cũng dạy ngôn ngữ này à, nên mình sẽ dễ làm nhân làm duyên cho mình đến với Phật giáo hơn, chứ không trầy trật như kiếp này nữa. Có nhiều người kiếp này trầy trật lắm rồi, bây giờ mình không học kiếp sau lấy gì để thuận duyên với Phật giáo. Nên hãy cố gắng.

Qua lớp này hy vọng mọi người ít nhất có đức tin trong sạch, rồi cố gắng thực tập. Cái chính là khi quý vị thực tập được, thì những người thân ngay trong ngôi nhà của quý vị, những người gần gũi quý vị sẽ hưởng được trước tiên. Khi mình thực tập mình cứ âm thầm làm thôi, đừng mong chờ gì cả, làm 1 thời gian mình nguyện thử đi, nhưng hướng đến điều tốt đừng hướng đến điều xấu, vì hướng đến điều xấu cũng ra chứ không phải không đâu. Nên Phật giáo rất là căn bản, trước khi chứng ngộ phải giữ giới, vì giới đã giữ thân khẩu mình đỡ đi rồi, rồi thiền định thiền tuệ. Chứ mình không có giới, giới không trong sạch, mình thực tập 1 pháp nào đó có kết quả, mình lại nghĩ đến những điều không tốt, nó ra những điều không tốt thì cũng có hại lắm chứ không phải không, vì mình người phàm mà, tâm mình rất nguy hiểm, nên cứ hướng đến điều tốt rồi thực hành, thực hành nó mới ra điều tốt. Còn mình hướng đến điều xấu rồi thực hành nó cũng ra chứ không phải không, nghiệp mà. Nên cố gắng hướng đến điều tốt. Cho nên tại sao trong giáo pháp Đức Phật những điều đó đa số dạy điều tốt là nhiều, để tâm con người hướng đến. 

Rải tâm từ:

Hôm nay mình sẽ học bài rải tâm từ. Bài kinh tâm từ đúng rồi, nhưng mọi ngày để mọi người rõ hơn, thì đây là cách thực tập để phát triển tâm từ cho chắc lên. Nói qua 1 chút về tâm từ, thì người muốn thực hành tâm từ thứ nhất không nên rải đến 2 hạng người: người khác giới (rải chung thì được, nhưng hướng đến người khác giới để rải phát triển tâm từ, để mong cầu thì không nên, vì nó sẽ phát sinh ái nhiều hơn, từ ái này rất nguy hiểm, sau này cũng vậy, không bao giờ rải đến người khác giới), người chết. Đâu là 2 hạng người tâm từ không bao giờ phát triển được, dù mình đã hành thiền rồi cũng không nên. Vì thiền định có thể mất bất cứ lúc nào, như có nhiều câu chuyện đang bay trên trời gặp cái này cái kia rớt xuống vì không còn thần thông. Nên người có tâm từ, dù đã vào tam thiền đi nữa mà rải đến người khác giới ái sinh lên thì tâm thiền định sẽ mất, còn người chết cũng không bao giờ phát sinh tâm từ lên được vì chết rồi, mình tới đó không có hợp.

Ngoại trừ 2 hạng người kia ra, khi bắt đầu mình không nên chọn 3 hạng người này làm đối tượng để  hướng tâm từ đến, thứ nhất người mình quá thương yêu cũng không được, dù cùng giới nhưng quá thương yêu giống như cha mẹ với con trai, con gái, vì quá thương yêu nó che mờ đi, nó khổ mình cũng khổ, nó vui mình cũng vui, nên không phát triển được tâm từ. Người quá xa lạ để khởi sinh tâm từ vì mình không biết gì về họ, không có tâm trạng gì về họ, khó phát triển tâm từ. Hạng người thứ 3 là kẻ thù, vì kẻ thù là tâm sân, trong khi tâm từ mình còn non trẻ mà hướng đến họ trước tiên. Nên Sư dạy những nguời mà nói rằng mỗi lần gặp ai con sân, rồi con theo dõi tâm sân thế này, thì cái đó không được đâu, bởi vì mình chưa đủ năng lực, nên Sư hay dạy niệm Ân Đức Phật hoặc đổi đối tượng đi mới được. Còn người mình đã sân rồi thực hành rải tâm từ không nổi lên nữa, huống gì vipassana. Tâm từ còn không sinh được thì vipassana thấy cái gì, mọi người thấy tâm từ với vipassana cái gì khó hơn thì biết rồi. Thiền định với thiền tuệ thì đương nhiên thiền tuệ phải khó hơn rồi. Cho nên người mình ghét không được bắt đầu, còn sau này xong rồi thì được.

Đó là 3 hạng người không nên bắt đầu. Còn bắt đầu với ai, các bậc thầy tổ chỉ bắt đầu với chính mình, mình rõ mình nhất, hoặc không phải chính mình thì bắt đầu với người bạn thân cùng giới, mình hiểu biết họ, cũng không quá quyến luyến họ, không quá xa lạ với họ, cũng không phải người thù. Thực ra trước đây mình với họ cũng là tâm từ rồi, giờ mình phát triển nó lên nhiều lần, 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, lâu lâu mình nghĩ đến nó thôi mình đã vui rồi, giờ 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ cứ như vậy thuần thục phát triển lên đến khi nào người mình nhẹ nhàng, thư thái pīti, sukha, passaddhi nó cứ theo tuần tự như vậy. Mình niệm hồi thấy người mình rất thư thái, êm ái, cuối cùng là nhẹ nhàng, bay bổng, mát mẻ rồi mới bắt đầu đi vào thiền định sukha. Vào 1 cái thấy nó an lạc liền là chưa đúng đâu, có nhiều người thưa với Sư mà Sư không dạy trực tiếp nên không biết, chứ còn thấy qua những câu hỏi thì họ nói nhưng mình chưa bắt mạch thì chưa biết được đâu, đó là triệu chứng thôi, triệu chứng là người bệnh khai còn bác sĩ đo huyết áp, bắt mạch lại chứ, chứ đưa triệu chứng rồi bác sĩ bốc thuốc liền thì sao được. Nên phải hỏi đi hỏi lại. Trong thiền đòi hỏi phải sâu sát hơn, thì mới có kết quả. Nên câu soạn ở đây là bắt đầu với mình.

Ahaṃ avero homi, abyāpajjo homi, anīgho homi, sukhī attānaṃ pariharāmi.

Ahaṃ: tôi. Tôi đây không phải là atta, không phải là người mà là danh xưng bình thường, nên không phải tà kiến. 

Avero: tôi không có sân hận, không có sân hận, không có sự khó chịu trong tâm. Thực ra khi mình đang hành còn non trẻ, mình hành vậy mà tâm mình đâu theo mình, tâm nghĩ cái này cái kia, không toại nguyện tâm khó chịu lên, nhất là khi tâm mình đang an tịnh, 1 điều không toại nguyện thôi là thấy rất khó chịu, nên avero là không bất mãn với những đối tượng khi mình hành thiền.

Homi: nguyện cho

Abyāpajjo homi: nguyện cho tôi không có giận dữ. Nãy là trong tâm không có khó chịu, giờ là không giận dữ, là cấp độ cao hơn. Bên kia lấy tâm làm đối tượng, còn đây là tâm không lấy 1 vật gì đó, âm thanh nào đó, chúng sinh nào đó làm đối tượng. 2 đối tượng khác nhau nhưng chủ thể giống nhau, mình nguyện cho tâm mình không sân hận thôi.

Anīgho homi: họ dịch là không khổ thân, nhưng thực ra cảm giác từ thân đưa lại. Hồi nãy abyāpajjo là cảm giác thẳng vào trong tâm, còn anīgho cũng là sân hận thôi, nhưng mà cảm giác này xuất phát từ thân là nhiều. Thực ra abyāpajjo và anīgho là giống nhau, nhưng có nhiều ngài giải thích là anīgho phải qua thân trước rồi mới vào tâm sau. Còn abyāpajjo là từ đối tượng 1 chúng sinh đi thẳng vào trong tâm, còn avero là chính tâm trước bắt tâm sau làm đối tượng để sân.

Mình học Phật đừng có đi theo ngôn từ làm gì, vì nó trị cho mình mà. Sư đang nói trạng thái thứ nhất là nguyện cho tâm này của tôi không khó chịu với tâm kia của tôi, thứ 2: nguyện cho những cảnh, người, đối tượng không làm cho tâm tôi khổ, thứ 3: nguyện cho tâm tôi không khổ khi những cảnh kia tiếp xúc với thân mình, tức là thân có thể khổ nhưng tâm không khổ.

Sukhī: an lạc

Attānaṃ: thân khandhā này (tức là xúc, thọ, tưởng, hành, thức) 

Pariharāmi: mang vác, tức là thân mình mang vác này, chứ thân đâu có tự đi được. Trong thân này gồm có sắc (sắc thân), thọ, tưởng (ghi nhận, biết), sankhara hành, thức viññana.

Nguyện cho tôi mang vác thân này được nhè nhàng thư thái.

Vì Đức Phật ví thân này như là bao tải đựng đồ nặng, mình là culi khuôn vác thân atta này. 

Thân này có nặng không? Nặng chứ, không phải chỉ nặng mấy chục kg thôi đâu. Ở thì không phải như chó mèo ở đâu cũng được, phải xây nhà xây biệt thự, chung cư mới ở được, nặng lắm. Mặc: không phải như mấy Sư quấn quấn là được, đây thì mai kiểu này mai kiểu kia, tủ đồ này sang tủ đồ khác. Ăn: cái này mới nặng nhất, ăn buổi sáng rồi buổi trưa nó há miệng ra đói đói, tối cũng há miệng đói, khuya cũng há miệng đói, chỉ có chết nó mới hết há miệng đói thôi, mà nó chết đâu phải chỉ mình nó chết, cả thọ tưởng hành thức đi theo nó luôn. Nên nặng là nặng ở chỗ đó. Đó là chưa kể bệnh tật đó. Nên mình làm sao cố gắng sukhī attānaṃ pariharāmi – nguyện cho tôi mang vác thân này được nhẹ nhàng. Đó là chưa kể bệnh tật đó.

Khi nguyện như vậy mình thấy mình mát mẻ chưa? Tâm từ đó. Mình mới hiểu nghĩa không thôi mình đã thấy nhẹ nhàng thư thái lắm rồi.

Sīmaṭṭha Devatā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

Sīmaṭṭha: cùng trú xứ, cùng lãnh vực

Devatā: Chư Thiên ???? Sīmaṭṭha Devatā những Chư Thiên ở quanh đây, cùng trú xứ với tôi. Với Sư thì có Sīmaṭṭha Sangham nữa, các vị Sư sống với tôi, còn đây Sư bỏ câu đó đi.

Amhākaṃ mātāpitu-ācariya-ñātimittā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

Amhākaṃ: của chúng tôi. Ở đây nhiều người nên dùng amhākaṃ là số nhiều, còn nếu có mình mình thôi thì dùng mama (của tôi)

Mātā: mẹ

Pitu: cha, trong Pali là mẹ trước, cha sau, mẹ lớn hơn.

Ācariya: thầy tổ, thầy dạy

Ñāti: bà con thân quyến, máu mủ ruột thịt

Mittā: bạn bè

Imasmiṃ gāme, imasmiṃ nigame, imasmiṃ nagare: Sabbe sattā, sabbe pāṇā; Sabbe bhūtā, sabbe puggalā, Sabbe attabhāvapariyāpannā; Sabbā itthiyo, sabbe purisā, Sabbe ariyā, sabbe anariyā; Sabbe devā, sabbe manussā, Sabbe vinipātikā, Averā hontu, abyāpajjā hontu, Anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

Imasmiṃ: này, đây, tại đây

Gāme: ở đây Sư để chữ làng, nhưng mọi người ở nhà nên để từ gehe (geha – tại ngôi nhà này)

Imasmiṃ gāme: tại ngôi làng này, tại khu phố này

Imasmiṃ nigame: tại quận này, tại huyện này. Ngày xưa gāme định nghĩa trong pali là vùng không có chợ, vùng nào rộng lớn có chợ là nigame, nơi nào có quan lớn ở, vua ở là nagare.

Imasmiṃ nagare: tại thành phố này

Sabbe sattā: tất cả chúng sinh 

Sabbe pāṇā: tất cả chúng sinh

Sabbe bhūtā: tất cả chúng sinh

Sabbe puggalā: tất cả chúng sinh

Sabbe attabhāvapariyāpannā: tất cả chúng sinh

Giống như mình gọi chung là nữ giới, nhưng những người nhỏ thích gọi họ là cô gái, thì có chúng sinh thích gọi sattā, là pāṇā… đều giống nhau cả. Chứ không cần dịch pāṇā là chúng sinh có sinh mạng, bhūtā là chúng sinh có sắc thân rõ ràng, puggalā là chúng sinh có địa vị, attabhāvapariyāpannā chúng sinh có thân hình đầy đủ…

Sabbā itthiyo: tất cả nữ giới

Sabbe purisā: tất cả nam giới

Sabbe ariyā: tất cả các bậc thánh nhân

Sabbe anariyā: tất cả phàm nhân 

Sabbe devā: tất cả chư thiên, phạm thiên

Sabbe manussā: tất cả nhân loại 

Sabbe vinipātikā: tất cả chúng sinh rơi vào trong 4 cõi khổ

Averā hontu, abyāpajjā hontu, Anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

Puratthimāya disāya, puratthimāya anudisāya, dakkhiṇāya disāya, dakkhiṇāya anudisāya, pacchimāya disāya, pacchimāya anudisāya, uttarāya disāya, uttarāya anudisāya, heṭṭhimāya disāya, uparimāya disāya; Sabbe sattā, sabbe pāṇā; Sabbe bhūtā, sabbe puggalā, Sabbe attabhāva-pariyāpannā; Sabbā itthiyo, sabbe purisā, Sabbe ariyā, sabbe anariyā; Sabbe devā, sabbe manussā, Sabbe vinipātikā, Averā hontu, abyāpajjā hontu, Anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu

Puratthimāya: hướng đông, hướng mặt trời mọc

Disāya: trong

Trước khi rải tâm từ cần xác định phương hướng trước. Người Myanmar rất giỏi về xác định phương hướng, họ không xác định hướng phải, trái mà xác định theo phương hướng, họ đứng quay mặt về phía mặt trời là hướng đông, tay phải là hướng nam, sau lưng là hướng tây, tay trái là hướng bắc.

Puratthimāya anudisāya: hướng kế hướng đông theo chiều kim đồng hồ, mình gọi là Đông Nam

Dakkhiṇāya disāya: hướng Nam, dakkhiṇāya = hướng tay phải

Dakkhiṇāya anudisāya: hướng kế hướng Nam, mình gọi là hướng Tây Nam

Pacchimāya disāya: hướng sau lưng, hương Tây 

Pacchimāya anudisāya: hướng kế hướng Tây theo chiều kim đồng hồ, mình gọi là Tây Bắc 

Uttarāya disāya: hướng Bắc, hướng tay trái 

Uttarāya anudisāya: hướng kế hướng Bắc theo chiều kim đồng hồ, mình gọi là Đông Bắc

Heṭṭhimāya disāya: hướng dưới 

Uparimāya disāya: hướng trên 

Sabbe sattā, sabbe pāṇā; Sabbe bhūtā, sabbe puggalā, Sabbe attabhāva-pariyāpannā; Sabbā itthiyo, sabbe purisā, Sabbe ariyā, sabbe anariyā; Sabbe devā, sabbe manussā, Sabbe vinipātikā, Averā hontu, abyāpajjā hontu, Anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu

NGUYỆN CÚNG DƯỜNG TAM BẢO

Imāya dhammānudhammapaṭipattiyā Buddhaṃ pūjemi. (Lạy)

Imāya dhammānudhammapaṭipattiyā Dhammaṃ pūjemi. (Lạy)

Imāya dhammānudhammapaṭipattiyā Saṃghaṃ pūjemi. (Lạy)

Addhā imāya paṭipattiyā jātijarābyādhimaraṇamhā parimuccissāmi

Có 2 cách cúng dường đến Đức Phật, 1 là āmisapūjā là cúng dường vật thực, hoa hướng, thứ 2 là Dhammapūjā, Dhammapūjā cái cao nhất là thực hành thiền tuệ, cái thấp nhất là lễ lạy, xưng tán, niệm Ân Đức Phật, tam quy, ngũ giới. Cho nên mình đang thọ trì tam quy ngũ giới đây là cúng dường bằng Dhamma chứ không āmisā. Thực ra khi làm phận sự hàng ngày, đến ngay phần rải tâm từ này mình có thể hành thiền đề mục của mình hoặc đi kinh hành 5-10p, 1 tiếng, rồi mới nguyện cúng dường Tam Bảo, nếu không hành thiền được thì cúng dường luôn.

Imāya: này

Dhammā: pháp, ý không phải là vật thực, đối tượng mình thực hành

Ānudhammapaṭipattiyā: sự thực hành thuận theo Bát Chánh Đạo đưa đến giải thoát khổ.

Pūjemi: cúng dường.

Đức Phật dạy rằng cúng dường Pháp là cao thượng nhất, mình cúng dường cái cao thượng nhất chả lẽ cái thấp hơn mình không cúng dường. Ý là cần làm cả āmisapūjā như trang trí đèn hoa, nhang thơm, lau chùi quét dọn, trai tăng vật thực…

Addhā: lời khẳng định, chắc chắn rằng

Imāya paṭipattiyā: với sự thực theo hành đúng Pháp này

Jātijarābyādhimaraṇamhā: jātt = sinh; jarā = lão; byādhi = bệnh; maraṇam = tử (nhiều nơi chỉ ghi là jātijarāmaraṇamhā nhưng mình ghi ra cho đủ)

Parimuccissāmi: pari = hoàn toàn; muccissāmi = con sẽ giải thoát khỏi sinh, già, bệnh, chết.

LỜI PHÁT NGUYỆN

Idaṃ me puññaṃ nibbānassa paccayo hotu.

Idaṃ: này

Me: của con

Puññaṃ: phước thiện

Nibbānassa: niết-bàn

Paccayo: nhân duyên

Hotu: hãy

  • Phước thiện này của tôi hãy làm nhân duyên đưa đến Niết-bàn.
    Là nhân duyên thôi, còn trực tiếp đến Niết-bàn là Thánh Đạo, Thánh Quả. Vipassanā cũng là nhân duyên thôi. Khi đủ 8 nhân Bát Chánh Đạo thì  có Thánh Đạo, Thánh Quả. Mình hành hàng ngày thiếu cái này hụt cái kia, đắp trước bồi sau, hồi sẽ đầy đủ. Chứ đợi nó đầy đủ mới hành thì còn đâu nữa, nên cứ đắp bồi thôi, lâu ngày sẽ đủ, cái chính là luôn tinh tấn.
  • Câu nguyện này nghĩa là, ai dù làm việc thiện dù nhỏ dù lớn, thì đều trở thành Parami, mình không nguyện thì nó cho quả rồi nó mất đi, mình có nguyện thì ngoài cho quả báu thế gian còn giữ lại năng lực cho đến khi Niết-bàn. Giống 1 người trồng cây mà không có mục đích mua xe, thì sẽ thu hoạch rất ít, còn có mục đích thì vừa có ăn, vừa có xe. Cần nguyện cho thật tâm, hợp trí.
  • Câu này là các vị đời sau mới thêm vô, còn câu nguyện dưới là Chư Bồ Tát Chánh Đẳng Giác, Thanh Văn đều nguyện.

Idaṃ me puññaṃ āsavakkhayāvahaṃ hotu

Āsavakkhayāvahaṃ: āsava = lậu hoặc, cái gì rình rập phi pháp, đó là tham cõi dục giới, tham sắc giới, vô sắc giới, tà kiến, vô minh. 4 cái này chảy rỉ ngày đêm vào mắt, mũi, tai, lưỡi, thân, ý. Khayā = tận diệt, hết rồi. Vahaṃ = khiến cho.

Cái lậu này chảy rỉ rất là âm thầm, dơ bẩn.

  • Phước thiện này dẫn đến làm cho những pháp chảy rỉ từ kiếp này qua kiếp khác, đời này qua đời khác khô khan, tận diệt đi.

CHIA PHƯỚC, HỒI HƯỚNG

Imaṃ me puññabhāgaṃ sabbe sattā samaṃ paṭilabhantu.

Imaṃ me puññabhāgaṃ mātāpitu-ācariya-ñāti-mittānañceva sesasabbasattānañca devatānañca ārakkhadevatānañca visesato guṇavantānañca dema, sabbepi te puññapattiṃ laddhāna “Sādhu! Sādhū’ti sukhitā hontu, dukkhā muccantu sabbadhā.

Imaṃ me = của tôi

Puññabhāgaṃ: phần phước. Me puññabhāgaṃ = phần phước của tôi, tức là phước đó rất lớn, nhưng mình có được phần nào thì mình chia phần đó.

Sabbe sattā: tất cả chúng sinh

Samaṃ: đồng đều

Paṭilabhantu: hưởng được ???? tức mình có bao nhiêu thì họ hưởng được bấy nhiêu. Phước không bao giờ hết, nay chia rồi mai nhớ lại chia tiếp vẫn được, phước càng tăng trưởng, giống như cho ánh sáng, cho nước giếng, nước hồ, múc đi nó đầy lại.

Mātāpitu-ācariya-ñāti: mẹ cha – thầy tổ – thân quyến

Mittānañ: bạn bè (số nhiều); ceva: cùng với 

Sesa = ngoài ra; sabbasattānañca: đến tất cả chúng sanh 

Devatānañca: đến Chư Thiên 

Ārakkhadevatānañca: đến những Chư Thiên hộ trì con 

Visesato: đặc biệt đến 

Guṇavantānañca: những bậc ân nhân của con 

Dema: xin chia đến (pujema = xin dâng đến ???? có thể thêm từ này dùng trong trường hợp dâng đến những bậc cao thượng)

Sabbepi: sabbe =tất cả ; pi = cũng vậy

Te: quý vị ???? sabbepi te = tất cả quý vị cũng vậy

Puññapattiṃ: khi mà phước đến

Laddhāna: có được ???? puññapattiṃ laddhāna: khi mà có được phước đến được

 “Sādhu! Sādhū’ti: hãy nói lên lời Sādhu

Sukhitā: an lạc ???? ai mà an lạc rồi thì tiếp tục an lạc

Dukkhā muccantu: ai ở cảnh khổ thì thoát khỏi cảnh khổ 

Sabbadhā: khắp mọi nơi

NGUYỆN ƯỚC

Buddhasāsanaṃ ciraṃ tiṭṭhatu.

Tiṭṭhatu: đứng yên

Ciraṃ: trường tồn, lâu dài.

Trường tồn thì mới có phát triển, giữ cho lâu dài là tốt lắm rồi.

Tổng kết:

Đây là bản đơn giản nhất phận sự của 1 người con Phật. Hãy cố gắng thực hiện để lợi lạc cho mình, cho người khác. Trong Phật giáo nhìn mình chứ đừng nhìn người khác.

Câu hỏi:

Câu hỏi 1: Để thành 1 thiền sư cần điều kiện gì và ai là người ấn chứng cho vị đó?

Bên Myanmar và các nước khác thì trong mỗi thiền viện có 1 tiêu chí nhất định. Riêng trong Tam Tạng (Tìm hiểu pháp hành của Sư Hộ Pháp) thì phải đa văn, túc biến, tức là học, biết nhiều Tam Tạng mới dạy được. Thiền không thể mang kinh nghiệm của mình ra để dạy, đến Ngài Sariputta cũng chịu. Nên người sau này dạy được vì họ học nhiều, nhất là Trung Bộ Kinh. Như Sư học thì ở trường thiền có những bài kinh họ phải học thuộc, hiểu nghĩa từ đông sang tây, nên phải giỏi về pháp học trước, có kinh nghiệm về pháp hành thì càng tốt. Nên bản đồ họ đã học thuộc rồi, ai hỏi họ chỉ được.

Còn trong Phật giáo mỗi nơi 1 điều kiện.

Câu hỏi 2: khi xem các bộ phim thiền Sư người Miến Điện, trong tâm con hoan hỉ vô cùng như xem phim về Đức Phật, nước mắt cứ trào ra. Vậy đó là tâm gì ạ?

Nước mắt trào ra chỉ có tâm sân thôi. Nhưng nước mắt có 2 loại, 1 loại nước mắt nóng, và 1 loại nước mắt mát. Ví dụ như khi gặp 1 người bạn thân lâu ngày gặp lại rớt nước mắt, thì rớt nước mắt vẫn do có ấm ức ở trong lòng nên mới khóc. Nên khi khóc nền tâm sân ít, tâm hoan hỉ nhiều hơn thì nước mắt mát. Còn khóc tâm sân bực bội thật sự thì nước mắt nóng. Nhưng đến bậc Thánh Nhập Lưu còn khóc được mà, nên mình cứ khóc không sao. Khi rớt nước mắt như vậy nếu mình thuộc 1 bài kệ Pali thì có thể tụng cho tâm lắng dịu những điều đó. Nên mình học để biết cách biến đổi đối tượng.

Câu hỏi 3: các đầu sách Pali học cho những người mới bắt đầu?

Sư không học từ tiếng Việt nên Sư không tin tưởng để giới thiệu, học ai thì Sư chỉ được. Tốt nhất nên học Pali Pali luôn. Khi mình hiểu ngôn ngữ gốc thì mình diễn tả sao cho người nghe hiểu là được rồi.

Câu 4: Mình chia phước bằng tâm có được không ạ?

Phải nói ra lời, không nói ra lời thì không ai nghe được đâu. Đối với Phật giáo không phải là siêu nhiên, là siêu thường thôi. Đã nghe là phải có lỗ tai.

Ở thời Đức Phật có 1 thị giả theo hầu Đức Phật, ông có Thiên Nhãn Thông, ông nhìn thấy Chư Thiên muốn nghe Chư Thiên nói chuyện gì. Nên xin Đức Phật chỉ cho ông tu Thiên Nhĩ Thông. Nhưng Đức Phật là người trí tuệ biết ông này kiếp trước làm nghiệp ác nên sắc vi tế để tâm nghe nương nhờ không có, nên Đức Phật lặng thinh không dạy. Ông đó nghĩ ở bên hộ độ Đức Phật mà Đức Phật không dạy, sợ mình hơn, sợ mình biết. (Nên đọc những câu chuyện này mới biết đến Đức Phật còn bị vậy). Rồi một hôm theo Đức Phật vào kinh thành đi khất thực, khi đi ra ông gặp 1 ông tu hành như chó, ông nhìn ông đó mới nghĩ trong tâm, ông này mới là bậc Arahan này, chứ Đức Phật ăn cũng ăn ngon, có mặc này. Đức Phật mới biết quay lại nói rằng: “này Sonakhata, những hạng không ra gì ông còn nói là bậc Arahan”, ông mới nói “Đức Phật ganh tị với ông đó à”, thế là ông đó bỏ Đức Phật, theo ông đó tu để thành giống con chó. 

Câu chuyện này cho thấy muốn nghe được là phải có lỗ tai. Nên hồi hướng phải nói ra bằng lời thì ai có tai mới nghe được. Mà tai mỗi người khác nhau, có người nghe trong 5m, có người nghe 10m, nên đừng lấy người mình đi so với các hạng khác. Mình chỉ hơn các loại khác là ở brain thôi, chứ sức lực mình sao so với con voi được. Mình hơn nó là ở sati, sampajañña, tức có chánh niệm, có giới… thì mới hơn, nên Đức Phật dạy cái mình hơn thôi, còn thế gian giờ đang dạy cái mình thua các loài kia không à. 6 múi sao bằng 1 múi của con von được, nên tập làm gì, tập cái gì mà hơn nó đó. Nên đừng nghĩ mình đọc không ai nghe được, tốt nhất bằng ngôn ngữ Pali – là ngôn ngữ phổ thông của Chư Thiên và các loại phi nhân, còn tiếng Việt mình nói thì Chư Thiên Việt nghe được thôi.

Câu hỏi 5: Khi niệm Ân Đức Phật, lúc đầu con cố gắng định nghĩa Arahan thì không nhập định được, sau đó con không định nghĩa nữa, chỉ niệm Araham không quan tâm nghĩa, niệm miên mật đã rơi vào trạng thái cơ thể không bị chi phối bởi trạng thái vật lý, không đau chân, không đau lưng, không cần điều khiển nhưng người vẫn ngồi vững, cơ thể ở trạng thái lâng lâng, nhưng vẫn chưa vào hoàn toàn trạng thái vô thức, chỉ khi con cố gắng nhiếp tâm thì mới vào được, và phải nhiếp tâm liên tục chứ chưa thể tự rơi vào định tĩnh. Sư cho con hỏi con hành như vậy đúng chưa?

Hỏi này tức là người này hành cũng khá rồi, nhưng mà ở đây nói là niệm Ân Đức Phật thì chỉ vào cận định được thôi, vì Ân Đức Phật rất rộng lớn bao la, tâm không thể nhiếp được. Nhưng mà những trạng thái không mệt mỏi là do mình ở trạng thái hỷ dạng nhẹ. Nếu người nào mạnh hơn thì thấy piti, sau đó thấy yên lặng là samadi, những trạng thái này nằm trong trạng thái đang niệm Ân Đức Phật chuẩn bị đến cận định thôi, chứ không sao. Rơi vào định tĩnh thì không có đâu, niệm Ân Đức Phật chỉ rơi vào 3 trạng thái kia thôi. Như vậy khi mình tới ngang đó, thấy ổn định rồi thì mình hướng đến các đề mục chính của mình được thì tốt, còn không ngang đó cứ niệm vậy thôi cho thuần thục. Thiền định có thể hôm nay có hôm sau mất, nhưng mình có thể ghi nhớ những trạng thái này, để ý xem những nguyên nhân tại sao nó đi vào được như vậy, thì để ý cho rõ, đừng mong vào định để làm gì, niệm Ân Đức Phật để tâm khắng khít như vậy là tốt rồi. Khi có những trạng thái không đau nhức để nó hỗ trợ mình hành các đề mục thiền khác, nếu mình có kinh qua thì mình hướng lại những đề mục thiền căn bản thì nó rất là vững chắc, vì giờ mình không còn đau nhức, mình lấy nó làm đối tượng thiền vipassanā rất là tốt, còn không mình cứ niệm Ân Đức Phật khi nào các trạng thái này mất đi, rồi rõ ràng hơn. Như vậy là tốt rồi. Còn nghĩa thì học lúc trước thôi, lúc hành thiền không cần để ý ý nghĩa nữa. Tâm phóng quá thì mình mới nghĩ lại Ân Đức Phật cho tâm bám vào. Những trạng thái nhẹ nhàng, không đau nhức này là trạng thái trước khi mình vào thiền định, gọi là nimitta.

Câu hỏi 6: Nhờ Sư hướng dẫn con cách hành thiền tâm từ

Phải hướng dẫn trực tiếp cơ, còn qua máy nóng lạnh lại hành nóng lạnh thì không tốt, nên gặp Sư, hoặc 1 vị nào cũng được, chuyên, giỏi họ chỉ cho.

Câu hỏi 7: có bạn hỏi con “ý từ đâu ra” mà con không biết trả lời thế nào cho đúng.

Nếu ai hỏi họ ý từ đâu ra thì hỏi họ lại tiếng đàn từ đâu ra. Nếu trả lời từ cây đàn thì trong cây đàn có tiếng không? Không có, nhưng nó phải có cái tay đánh vào cây đàn. Ý cũng vậy, nó phát từ thân mình, nhưng nó phải có đối tượng (như cánh tay đánh vào cây đàn). Ví dụ như mình nhắm mắt thì ý thấy không thấy, mở mắt ra thì cái gì trước mặt nó thấy. Thì cái trước mặt giống như ngón tay, còn ý xuất phát từ thân mình. Nên mình phải nói là ý có rất là nhiều, nên anh phải hỏi rõ ý nào. Giống như có rất nhiều người, thì phải hỏi rõ người ngồi ở đâu, người nào chứ. Trong Phật giáo có 121 ý.

Câu hỏi 8: con có câu hỏi, hiện nay có rất nhiều đạo hữu chia sẻ pháp trên facebook, zalo. Con đôi khi cũng muốn gieo duyên với mọi người, và cũng trích dẫn, share các bài viết với mong muốn mang lại lợi lạc cho người đọc để họ có duyên đến với Phật Giáo Nam Tông. Nhưng con đọc được trong kinh là không được chia sẻ Pháp khi chưa được hỏi hay yêu cầu, và chỉ những vị Sư mới được dạy Pháp. Con chia sẻ như vậy có phạm tội bất kính với Tam Bảo không ạ?

Phạm hay không phạm thì xem ở tâm mình, tâm thiện thì làm, tâm bất thiện thì không làm. Còn việc chia sẻ pháp thì chỉ mấy ông Sư mới được phép thì mình trích dẫn, nhưng phải trích dẫn có trình độ, tốt nhất là trích dẫn từ Pali. Thực ra người nói là tùy theo họ, do họ cố ý, còn tội nhất là người nghe không hiểu mà tin theo làm. Sợ thì đừng làm, làm thì đừng sợ, đó mới là theo Phật giáo, vì nghiệp mình làm thì mình hưởng thôi. Mình làm với thiện tâm thì thiện tâm sẽ trả lại, mình làm với tâm lo sợ thì sau tâm lo sợ sẽ trả lại. Nên người chia sẻ cũng cần có trình độ chia sẻ để mang lại lợi lạc cho người nghe, đừng có chia sẻ cái đúng thành cái sai.

Giống như con ong đi hút mật, nó không phá sắc, hương hoa, nó chỉ hút mật trong nhụy rồi nó đi thôi, nó không phân biệt hoa xấu, hoa đẹp. Người dạy Pháp cũng vậy, đừng phá hoại 1 cái gì trên thế gian này cả, chỉ dạy Pháp rồi đi thôi, đừng có vướng bận. Còn với người nghe thì đừng nhìn người khác làm gì hay không làm gì, chỉ nhìn mình đã làm gì hay không làm gì thôi.

Câu hỏi 9: Sư giảng con thấy có phân biệt tâm từ và tâm bi, với chúng sinh đang đau khổ mình không phát sinh tâm từ được. Nhưng trong kinh con thấy Đức Phật phát tâm từ với tất cả chúng sinh, cả chúng sinh đang sợ?

Đúng rồi. Trong bài kinh Đức Phật dạy tất cả chúng sinh, nhưng mà những chúng sinh không giới hạn miễn là chúng sinh đang không đau khổ thì mình rải tâm từ. Còn khi nào chúng sinh đang đau khổ thì mình phát sinh tâm bi. Chỉ chúng sinh đang không đau khổ mình mới mong cho họ an lạc, chứ đang đau khổ thì mong cho họ hết khổ trước, đó là tâm bi.

Đối tượng đến làm khổ mình, Đức Phật không gọi tâm từ nữa, mà là nhẫn nại. Cũng là vô sân nhưng gọi tên khác rồi. Người đang đến chửi mình sao mình rải tâm từ, tâm bi, mà rải tâm nhẫn nại. Thực ra cũng là tâm vô sân, nhưng khác đối tượng nên là tên khác. Như cũng bà đó, trên công ty thì gọi là giám đốc, còn về nhà là bà nội trợ.

….

Bài Pháp được Sư Hộ Giới thuyết trong lớp Phận Sự Hàng Ngày Của Người Con Phật, bản text do bạn Vũ Thái Bình tốc ký và tóm lược.

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Nhận thấy những lợi lạc vô cùng quý báu của Dhamma mà Bậc Giác Ngộ chỉ dạy, khoảng Rằm tháng 4 âm lịch năm 2020, con Dhamma Nanda và các bạn hữu Dhamma đã có tác ý phát triển trang Theravada.vn và hệ thống Phật Giáo Theravāda, nhằm tổng hợp lại các tài liệu Dhamma quý báu mà các Bậc Trưởng Lão và các Bậc Thiện Trí đã dày công lưu giữ và truyền dạy, nhằm đem lại lợi lạc đến nhiều người, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam.

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app