Buổi 8: Hiểu Nghĩa & Học Đọc Tụng Bài Kinh Tâm Từ Mettasutta – Phận Sự Hàng Ngày Của Người Con Phật

Thời Đức Phật chỉ có Đức Phật có tivi thôi, không ai có tivi. 1 ngày Đức Phật xem tivi 6 lần – gọi là trí tuệ toàn giác quán chiếu chúng sinh đó. Có 2 cách, 1 là Ngài đem trí tuệ mình đến ở đó xem, cách thứ 2 là Ngài dùng năng lực kéo cái đó lại gần để xem. Bây giờ có internet, mỗi khi xem tin thấy cứu ai sống được thì mình mừng, cảm động, mặc dù mình biết 1 vài năm nữa người đó cũng chết, nhưng cứ nghe cứu sống hết bệnh là mình mừng. Chúng ta biết rằng, nếu học được theo Pháp này, nghe được theo lời chỉ dẫn giáo huấn của Đức Phật, chúng ta biết rằng Đức Phật không chỉ cứu 1 đời này mà còn cứu mình thoát khỏi 4 cõi khổ, khỏi sinh tử luân hồi nguy hiểm nhiều đời, như vậy mình còn hoan hỉ hơn. Bởi vì hiện tại mình thấy cứu sống thêm có mấy tháng, mấy năm mình đã vui rồi, còn đây biết là sẽ cứu mình hết sinh tử luân hồi nguy hiểm nhiều đời. Mình không thấy, cho nên mình phải nghe pháp, để mình thấy. Mình thấy bằng cách tin vào Phật, tin vào Chư Tăng, những câu chuyện của Đức Phật, từ đấy mình mới học, có được sự lợi ích.

 

Đọc kinh Đức Phật, không giống như đọc tiểu thuyết, thơ văn. Thật ra, có giống nhau là đều có cảm giác vui thích, hoan hỉ. Nhưng hơn thế nữa, trong Phật giáo còn phát sinh trí tuệ nhàm chán để thoát ly sinh tử luân hồi, nên đặc biệt hơn. Nhưng nếu mình không nghe, không học, không nghiên cứu mà chỉ đọc thôi, mà không đọc sách gốc, đọc sách dịch nữa chứ, nên cần suy xét lại, có đúng là Phật dạy hay không. Văn chương của mỗi người có 1 vị, 1 phong cách, nên nếu nghe thôi mà không tìm hiểu, mình sẽ không biết đâu tốt, đâu xấu.

Ở Việt Nam có những vị hay nghĩ cực đoan về việc tụng kinh, lễ bái. Thì Sư nói rằng về hình thức nó có thể giống nhau, nhưng nội dung rất khác. Sau khi học xong những buổi này mọi người sẽ hiểu ra. Cho nên Sư không để tên là đọc tụng kinh, mà ghi là phận sự hàng ngày của người con Phật.

Cho nên, người nào chê mình làm phận sự của 1 người con, thì do họ chưa hiểu mình đang làm gì, việc mình mình cứ làm, mình con Phật nữa mà. Nếu con Phật mà không được những người hướng dẫn chỉ dạy thì mình không làm tròn phận sự. Mà khi đã không làm tròn phận sự thì những điều lợi ích mình đáng được hưởng lại không được hưởng.

THỈNH CHƯ THIÊN

Samantā cakkavāḷesu, atrāgacchantu devatā;
Saddhammaṃ munirājassa, suṇantu saggamokkhadaṃ.
Dhammassavanakālo ayaṃ bhaddantā. (3 lần)

Samantā cakkavāḷesu, atrāgacchantu devatā;

Samantā: chung quanh, ở chung quanh (chung quanh theo hình tròn, không phải theo hình vuông)

Cakkavāḷesu: thái dương hệ (số nhiều); cakka = tròn

Trong Phật giáo là có 10.000 thế giới, tức là 10.000 thái dương hệ, trong mỗi thế giới đó là có tam thiên. Cakkavāḷesu là trong 10.000 thế giới. Tại sao lại là 10.000? Vì chỉ có 10.000 thế giới này khi Đức Phật ra đời là cùng rung động, Chư Thiên, Phạm Thiên trong 10.000 thế giới này đến nghe kinh, nghe pháp của Đức Phật, tu hành chứng ngộ. Qua thế giới 10.001 thì không có ai đến nghe và không có ai đến chứng ngộ cả, cho nên mình thỉnh mời trong 10.000 thế giới thôi, trong 10.000 thế giới này chư thiên, phạm thiên họ mới đến được.

Samantā cakkavāḷesu: trong 10.000 thế giới ở xung quanh đây

Atrāgacchantu: atrā = nơi chỗ tụng kinh này, nơi đây, tại đây; āgacchantu = hãy cùng đến

Devatā: chư thiên và phạm thiên

Oai lực của kinh Phật thì có tác động đến 100.000 triệu thế giới. Nhưng mà hạng những chúng sinh có thể đến nghe được thì chỉ có 10.000 thế giới (thái dương hệ) thôi. Ngoài ra, thế giới vô lượng không ảnh hưởng gì nữa, gọi là thế giới vô lượng. Nên trong kinh Phật, nói về thế gian (thế dương hệ) thì chia làm 3 loại: 1 loại do oai lực của Pháp bảo có thể tu chứng là 10.000 thế giới – 1 loại do oai lực của kinh paritta có thể ảnh hưởng đến 100.000 triệu thế giới – thế giới vô lượng không thể đến được.

Saddhammaṃ munirājassa, suṇantu saggamokkhadaṃ.

Saddhammaṃ: chánh Pháp. Chánh pháp ở đây có rất là nhiều, nhưng chánh pháp mình đang đọc đây là paritta, tức là hạn chế lại, bởi chì chánh pháp của Đức Phật hôm qua học là có 1 pháp học (Tam Tạng) và 9 pháp hành (4 Đạo, 4 Quả, Niết Bàn). Nhưng vì ở đây mình đang tụng đọc kinh paritta, nên saddhammaṃ ở đây là chỉ cho paritta.

Muni = đạo sĩ, rāja = vua, assa = của. Vua của đạo sĩ là Đức Phật.

Munirājassa = của đức Phật

Suṇantu: cùng lắng nghe

Sagga = cõi trời, mokkha = giải thoát, daṃ = đưa đến, cho ra

Saggamokkhadaṃ: đưa đến sinh lại trên cõi chư thiên, phạm thiên, hay đưa đến giải thoát.

  • Dịch cả 2 câu: các vị chư thiên, phạm thiên ở trong 10.000 thế giới quanh đây, xin đến nơi tôi tụng kinh đây lắng nghe chánh pháp paritta của Đức Phật có khả năng đưa đến cõi trời và Niết bàn.

Tức là paritta có khả năng đưa đến cõi trời và niết bàn, chánh pháp của Đức Phật xin quý vị hãy lắng nghe.
Dhammassavanakālo ayaṃ bhaddantā

Ayaṃ: đây

Kālo, kāla = thời gian; Dhamma = pháp paritta; savana = nghe

Bhaddantā: quý vị chư thiên, phạm thiên

Tức là mình mời chư thiên, phạm thiên đến nghe

  • Dịch cả câu: quý vị chư thiên, phạm thiện giờ này nên lắng nghe pháp (kinh hộ trì). (Đây là lời nhắc nhở lại cho các vị chư thiên, phạm thiên chú ý lắng nghe)

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhasa (3 lần)

Trong Phật giáo, chúng ta hay niệm Namo tassa… Vì khi mình niệm thì ai không đến thì thôi, ai đến là phải niệm, nên khi mình niệm 3 lần như vậy, thì chư thiên nào đến nghe pháp là cùng niệm với mình.

Trước khi vào nghe kinh, mình và những Chư thiên xung quanh cùng niệm câu này để dọn tâm trong sạch, cung kính Đức Phật

Dịch: Đức Thế Tôn, vị Phật mà tôi đang cung kính đảnh lễ đây, Ngài là bậc đã diệt phiền não, không còn tham sân si, là bậc không còn làm ác dù ở nơi kín đáo, là bậc xứng đáng để chắp tay lễ bái, cúng dường và là bậc tự mình giác ngộ một cách hoàn toàn, chân chánh, có trí tuệ toàn giác.

METTĀSUTTA

Nếu như Giới – Định – Tuệ quý vị thực hành là ngôi nhà, Tam Bảo được ví như mặt đất vững chắc mình đặt căn nhà đó, thì kinh Paritta, kinh hộ trì của Đức Phật được ví như tường rào. Chất liệu để xây nên những bức tường rào đó có 2 chất liệu: tâm từ metta saccha lời chân thật. Nên tất cả các bài paritta của Đức Phật chỉ nằm trong 2 cái này, 1 là saccha, 2 là metta. Giờ ta sẽ dùng chất liệu metta (adosa), những bài kinh khác là dùng saccha. Không có 1 vị sư nào, vị thiền sư nào mà hàng ngày không tụng kinh lễ Phật để làm hàng rào bảo vệ cho mình, còn nhà to hay chưa thì từ từ rồi xây. Cho nên Paritta không dạy là không được.

Yassānubhāvato yakkhā, neva dassenti bhīsanaṃ;
Yañhi cevānuyuñjanto, rattindiva matandito.
Sukhaṃ supati sutto ca, pāpaṃ kiñci na passati;
Evamādiguṇūpetaṃ, parittaṃ taṃ bhaṇāma he.

Yassānubhāvato yakkhā, neva dassenti bhīsanaṃ;

Yassānubhāvato: yassa = của bài kinh hộ trì mettā này/hoặc là tâm từ; ānubhāvato: năng lực. Ý là năng lực của bài kinh hộ trì mettā này, còn ai đã phát triển được tâm từ thì do năng lực của tâm từ của người tụng đọc.

Yakkhā: các loại phi nhân, từ yakkhā này có nhiều nghĩa, những chư thiên xấu hay gọi là yakkhā – dạ xoa, là những chư thiên hay quấy phá 

Neva: không

Dassenti: biến hóa ra cho thấy, diễn ra

Bhīsanaṃ: đáng sợ. 

Hôm Sư giảng rồi, có 3 cái đáng sợ thôi: tướng qua con mắt – âm thanh – mũi. 3 cái này gọi là bhīsanaṃ – làm cho sợ. Có người sợ sắc tướng, hình dạng, có người sợ âm thanh, có người sợ mùi.

  • Dịch: do oai lực của tâm từ, mà các loại phi nhân (hạng chư thiên hung dữ) không diễn ra những cảnh làm cho mình sợ

Yañhi cevānuyuñjanto, rattindiva matandito.

Yañhi: người nào

Cevānuyuñjanto: ceva = chỉ; anuyuñjanto = luôn luôn cố gắng

Rattindiva: ratti = đêm; diva = ngày

Matandito: atandito = không lười biếng

  • Dịch: người nào luôn luôn cố gắng đọc tụng, luôn luôn cố gắng tiến hành theo bài kinh tâm từ này thì những hạng chư thiên hung dữ sẽ không bao giờ diễn ra những cảnh đáng sợ

Sukhaṃ supati sutto ca, pāpaṃ kiñci na passati;

Sukhaṃ: an lạc

Supati: ngủ

Sutto ca: chính người ngủ an lạc đó

Pāpaṃ: xấu ác

Kiñci: bất cứ

Na passati: không thấy

  • Người ngủ an lạc đó sẽ không thấy bất cứ 1 ác mộng nào, nếu có mộng thì chỉ thấy mộng lành, mộng đẹp thôi.

Evamādiguṇūpetaṃ, parittaṃ taṃ bhaṇāma he.

Evamādiguṇūpetaṃ: evam = như vậy; ādi = vân vân; guṇa = năng lực (2 năng lực: ngủ được an lạc – người ngủ an lạc đó không thấy ác mộng ???? ai mất ngủ nên học kinh này, vừa ngủ vừa kiếm phước; ai mà hay nằm ngủ thấy ác mộng cứ đọc tụng theo bài kinh này, đọc bài kinh này đến khi ngủ ngon rồi thôi, cái chính là đừng lười biếng); upeta = mang 

Parittaṃ: hộ trì

Taṃ: đó (bài kinh hộ trì đó)

Bhaṇāma: chúng tôi đọc tụng

He: này quý vị

  • Bài kinh mà có oai lực như vậy đó, chúng tôi sẽ đọc tụng đây

Thực ra kinh của Phật hộ trì thì hộ trì, nhưng nó có nghĩa để mình thực hành theo, khác với thần chú ở chỗ đó, tức là có nghĩa để mình thực hành theo. Thực ra trong bài kinh này không có chỗ nói phần tụng đọc, Đức Phật chỉ hướng dẫn thôi, ai cũng biết rồi, bài kinh này là ra đời do 500 vị tỳ khưu đi vào trong rừng tu tập nhưng mà bị phá, mặc dù các vị này giới hạnh rất là trang nghiêm, thu thúc lục căn nghiêm minh, nhưng vẫn bị phá vì thiếu tâm từ, thiếu tình thương yêu. Nên đừng nghĩ mình có giới, có định, có tuệ là đủ. Thế gian này không phải ai cũng thích giới – định – tuệ đâu. Có hạng thích tiền, có hạng thích rượu thích bia, mình mà giới định tuệ là nó phá. Nên biết những điều đó, Đức Phật dạy rằng vì các con còn thiếu 1 cái nữa thôi (đã có giới, có định, có tuệ rồi), là thiếu tâm từ nên khó sống, sống không được. Thật ra, khi đọc bài này, các vị đó đã có sẵn trong người, ví dụ như mình giờ đọc mình đã có sẵn tri kiến chân chánh, tư duy chân chánh, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng ở trong hết rồi, nhưng mình không biết phương pháp để xâu kết nó lại, Đức Phật ra đời để mình xâu kết lại cho nó phát triển, tăng trưởng thôi. Đây cũng vậy, nếu quý vị có giới, có định trong sạch mà không phát triển tâm từ thì rất uổng, rất đáng tiếc. Và mình không gặp thuận duyên, thuận lợi là vậy. 

Những tiêu chí để việc tụng đọc được nhiều lợi ích

Và để cho việc làm của mình được thuận lợi, hôm nay Sư nói thêm một chút luôn. Không phải cứ nhắm mắt nhắm mũi đọc là nó có lợi ích đâu. Phải có tiêu chí của nó. Thật ra trong bài kinh này có nói rồi, nhưng Sư nhắc lại các tiêu chí để mình đọc có kết quả, có lợi ích:

+ Thứ nhất: mình phải đúng giờ, mình chọn 1 giờ nào đó cho đúng giờ để mình đọc. Vì sao vậy? Mình khi đọc khi không, hôm nay chư thiên nghĩ mình tụng đọc giờ này mà mình đi chơi, đi làm quên mất không tụng, mà đúng hôm chư thiên rủ thêm bạn bè đến nghe chung nữa (vì nhiều lợi ích), vì kinh Phật loài người chứng ngộ ít lắm, chư thiên chứng ngộ hằng hà sa số. Như bài kinh Chuyển Pháp Luân, người có Ngài Koṇḍañña chứng à, trong khi chư thiên, phạm thiên chứng đến mấy triệu, mấy tỉ. Đây cũng vậy, mình tụng giờ này, thì đúng giờ này họ đến, ngày mai mình tụng giờ khác mà không có thì lần sau ai dám tới nữa. Nên cố gắng tụng cho đúng giờ.

….

Bài Pháp được Sư Hộ Giới thuyết trong lớp Phận Sự Hàng Ngày Của Người Con Phật, bản text do bạn Vũ Thái Bình tốc ký và tóm lược.

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Nhận thấy những lợi lạc vô cùng quý báu của Dhamma mà Bậc Giác Ngộ chỉ dạy, khoảng Rằm tháng 4 âm lịch năm 2020, con Dhamma Nanda và các bạn hữu Dhamma đã có tác ý phát triển trang Theravada.vn và hệ thống Phật Giáo Theravāda, nhằm tổng hợp lại các tài liệu Dhamma quý báu mà các Bậc Trưởng Lão và các Bậc Thiện Trí đã dày công lưu giữ và truyền dạy, nhằm đem lại lợi lạc đến nhiều người, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam.

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app