Buổi 4: Hiểu Về Giới, Cách Thọ Trì Ngũ Giới & Niệm 9 Ân Đức Phật – Sư Hộ Giới Hướng Dẫn

Để chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả, để tu đúng theo con đường Bát Chánh Đạo của Đức Phật, ngoài ngôn ngữ Pali ra không có gì thay thế được, trí tuệ toàn giác của Đức Phật Sammasambuddho đã chế định ra ngôn ngữ Pali để hướng dẫn chúng sinh tu tập chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả như các Ngài.

Có nhiều người xin quy y, thọ ngũ giới qua mạng. Sư nói không nên, vì Đức Phật dạy rằng mình tự làm được. Đức Phật cho phép làm cái gì thì mình hãy tự làm, hãy cố gắng học thuộc, tìm hiểu để sử dụng.

 

Tối thiểu phải thuộc những câu Pali này:

  1. Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa
  2. Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi

Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi
Tatiyampi
Không nhất thiết phải thuộc ngũ giới, vì khi quy y thì ngũ giới đã tự thành.

  1. Ân Đức Phật.
    Ân Đức Pháp, Ân Đức Tăng thuộc được thì thuộc.
  2. Bài kinh tâm từ
  3. Idaṃ me puññaṃ nibbānassa paccayo hotu.

Idaṃ me puññaṃ āsavakkhayāvahaṃ hotu.

Phải học thuộc, vì lúc cần nhất mà không có điện, không có sách, chỉ có 1 mình mình, bệnh tật cô đơn, nằm 1 chỗ thì làm sao? Nên hãy cố gắng học thuộc. Mở máy ra nghe mà mình không biết, không học, không hoan hỉ thì cũng không được gì.

Qua những buổi này, Sư hy vọng quý vị sẽ tăng trưởng lên, biết rằng đây là những phận sự 1 người con Phật không làm không được, không học không được, không biết không được. Có như vậy mới mang lại lợi ích cho mình. Và để ngăn ngừa những điều phiền toái không xảy ra ngay trong nhà mình. Nên đừng ỷ vào mấy Sư trên chùa tụng đọc cho mình. Vì cái chính không phải mình muốn mấy Sư tụng kinh, mà là mình muốn điều lợi ích, an lạc cho mình, cho thân quyến của mình, nên không ai bằng chính cái tâm của mình. Đức Phật cũng không dạy rằng, ông Sư tụng có oai lực hơn người đời, cái chính là người có giới trong sạch, có định tâm vững chắc, có trí tuệ chánh kiến thì người đó tụng kinh sẽ đem lợi ích rất là lớn. Và những cái này chỉ có người đọc biết thôi, còn hình thức bên ngoài đầu trọc, áo vuông, lên tu hành bát quan trai, hành thiền tu tập gì thì cũng không chắc chắn đâu. Giới, định, tuệ là nền tảng để người tụng kinh hướng đâu trúng đó. Cái đó chắc chắn hơn.

THỌ TRÌ NGŨ GIỚI (TT)

1- Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
2- Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
3- Kāmesumicchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
4- Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
5- Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ
samādiyāmi.

2- Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Adinnādānā = adinnā (không cho) + adānā (mà lấy) = trộm cắp

Veramani: có tác ý rõ ràng, cố ý

Sikkhāpadaṃ: sự học hiểu và thực hành tinh tấn để làm căn bản cho định và tuệ

Samādiyāmi: con nguyện thọ trì, con nguyện giữ gìn

Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi: Con nguyện có tác ý học hành, hiểu biết tránh xa sự trộm cắp làm điều giới căn bản cho định và tuệ. 

Hiểu và nguyện như vậy, khi hành thiền sẽ rất vững chắc.

3- Kāmesumicchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Kāmesu dịch bình thường là trong những dục vọng (số nhiều), còn ở đây nghĩa là hành dâm, quan hệ vợ chồng, có đủ sắc, thanh, hương, vị, xúc nên là số nhiều là vậy.

Micchā: sai trái

Cārā: từ sự thực hành

Kāmesumicchācārā: sự quan hệ vợ chồng sai trái, tà dâm.

Veramani: có tác ý rõ ràng, cố ý

Sikkhāpadaṃ: sự học hiểu và thực hành tinh tấn để làm căn bản cho định và tuệ

Samādiyāmi: con nguyện thọ trì, con nguyện giữ gìn

4- Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Musā: không đúng sự thật

Vāda: lời nói

Ā: từ

Musāvādā: từ lời nói mà không có thật, nói dối. Nói dối là 4 điều này: 

+ Thấy nói không thấy, không thấy nói thấy. VD: Sư nói Sư là vua, thì không phải là nói dối, vì ai cũng biết Sư không phải là vua rồi, nên đây là nói lời vô ích.

+ Nghe nói không nghe, không nghe nói nghe.

+ Có nói không có, không có nói có.

+ Biết nói không biết, biết nói không biết.

Veramani: có tác ý rõ ràng, cố ý

Sikkhāpadaṃ: sự học hiểu và thực hành tinh tấn để làm căn bản cho định và tuệ

Samādiyāmi: con nguyện thọ trì, con nguyện giữ gìn

Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi: Con nguyện cố ý học hiểu và tránh xa sự nói dối để làm nền tảng cho định và tuệ.

5- Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ
samādiyāmi.

Surā: rượu, ngày xưa làm từ 5 loại như gạo lâu ngày, trái cây…

Meraya: chất say, gồm ma túy, rượu bia, nước trái cây lên men, cơm rượu

Majjap: sự uống

Pamāda: làm cho quên mình, làm cho điên loạn không còn nhớ biết mình nữa

Thānā: nguyên nhân (nguyên nhân làm cho mình quên thiện pháp)

Surāmeyamajjappamādaṭṭhānā: uống rượu và các chất say là nguyên nhân sinh ra sự dễ duôi, quên mình trong việc thiện.

Bởi vì người đã say rồi, đừng nói là quên làm việc thiện, mà không việc ác gì không dám làm. Nên phải hiểu như vậy. Các bản dịch của ngài Hộ Tông thường không dịch, bỏ qua chữ thāna.

Say chè, say café, say thuốc lá không nằm trong này. Vì nó không làm quên mình.

Tisaraṇena saha pañcasīlaṃ dhammaṃ sādhukaṃ katvā appamādena sampādetha

Hãy cố gắng nỗ lực hoàn thành… Thực ra cái này mình chỉ cần có chánh niệm là được rồi appamādena. 5 giới này trong sạch chỉ cần sati, appamādena, có sự ghi nhớ, để ý rằng giới mình không trong sạch hay mình chưa có giới, thì mình làm, hoặc là giới mình có rồi mà nó chưa phát triển thì mình làm cho nó phát triển. Nên quan trọng là appamādena, chánh niệm liên tục.

Pháp đặc biệt nhất trong Phật giáo là appamādena sampadetha: đừng có dễ duôi, đừng có xem thường gì cả

Đức Phật dạy rồi, thiện pháp dù 1 chút đi nữa, cũng là thiện pháp, ác pháp dù là 1 chút đi nữa, cũng là ác pháp. Nên đừng dễ duôi, đừng xem thường.

Phật giáo tâm là chính. Lời nói và hành động tuy thấy qua con mắt, cái tai nó ghê vậy đó, nhưng người có trí dùng tâm thôi. Tâm mình mới quan trọng. Trong 1 hành động, trong 1 lời nói thì cái tâm nó biết bao nhiêu. Nên hãy appamādena sampadetha. Tam quy, ngũ giới mọi người muốn có, thì chỉ cần 2 cái đó thôi. Thực ra, Bát Chánh Đạo cần thì cũng chỉ cần 2 cái đó thôi: appamādena sampadetha – đừng có dể duôi, đừng có xem thường nó, đừng có để mất đi sự để ý, mà hoàn thành nó bằng thiện pháp, bằng trí nhớ, bằng sự ghi nhận của mình.

Sau khi đã xám hối, quy y, ngũ giới rồi mình niệm Phật thì lúc này phước đức mới tăng trưởng lên. Nên các Ngài và Sư soạn theo trình tự vậy.

ĐẢNH LỄ ÂN ĐỨC TAM BẢO

Sư nhớ khi ở bên Myanmar có vị Sư kia muốn đi Ấn Độ thăm các thánh tích, mà không biết làm sao, trong khi bên Myanmar nghèo, mà Chư Tăng cả 500.000 vị, dân số thì có 60 triệu à, để qua bên đó không phải là dễ. Vị đó mới phát nguyện, nói Đức Phật có 84.000 Dhammakhandha (84000 nhóm pháp), bây giờ mình xin cúng dường mỗi nhóm pháp như vậy 1 lần niệm “Namo tassa Bhagavato Sammasambuddhassa”. Nên nhớ, vị Sư này đã học hết các ân đức rồi, đã có trong mình lịch sử Đức Phật như thế nào rồi, rồi giờ mới phát nguyện từng nhóm pháp. Tức là niệm 84000 lần Namo tassa Bhagavato Sammasambuddhassa, đọc không chỉ có đọc trong miệng không, vừa phát nguyện, vừa có ân đức Phật rồi đọc, đọc hơn 2 năm như vậy, đến năm thứ 3 thì được đi thăm các Thánh tích. Đây là Sư nghe kể lại cách sử dụng của họ. Thực ra, cái này đưa đến Niết bàn còn được huống chi đưa đến Ấn Độ, nên không có gì để nghi ngờ cả, điều quan trọng là mình có năng lực để niệm hay không thôi. Chứ số người niệm Ân Đức Phật chứng Niết Bàn thời Đức Phật quá khứ cũng vậy, thời Đức Phật hiện tại cũng vậy, có rất là nhiều vị được ghi lại trong Udanā, bên Srilanka cũng có ghi lại.

Itipi so Bhagavā Arahaṃ, Sammāsambuddho,

Vijjācaraṇasampanno, Sugato, Lokavidū,

Anuttaro Purisadammasārathi,

Satthā devamanussānaṃ, Buddho, Bhagavā.

Evaṃ navahi guṇehi, lokamhi kittibyāpitaṃ;

Atulaṃ dhammarājānaṃ, vandāmi tīhi sādaraṃ.

….

Bài Pháp được Sư Hộ Giới thuyết trong lớp Phận Sự Hàng Ngày Của Người Con Phật, bản text do bạn Vũ Thái Bình tốc ký và tóm lược.

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Nhận thấy những lợi lạc vô cùng quý báu của Dhamma mà Bậc Giác Ngộ chỉ dạy, khoảng Rằm tháng 4 âm lịch năm 2020, con Dhamma Nanda và các bạn hữu Dhamma đã có tác ý phát triển trang Theravada.vn và hệ thống Phật Giáo Theravāda, nhằm tổng hợp lại các tài liệu Dhamma quý báu mà các Bậc Trưởng Lão và các Bậc Thiện Trí đã dày công lưu giữ và truyền dạy, nhằm đem lại lợi lạc đến nhiều người, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam.

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app