Nội Dung Chính
Buổi 10: Lớp Phận Sự Hàng Ngày Của Người Con Phật – Học Bài Kinh Tâm Từ Mettasutta – Sư Hộ Giới
Trong Phật giáo, tâm thiện chia ra 8 loại tâm, cho nên mình làm gì, ví dụ mình đọc bài kinh mà mình không tìm hiểu, không được học như thế này, người trước đọc sao người sau học vậy, là mình đọc kinh với niềm tin, không hợp trí, đọc khi vui thì hợp với hỷ, đọc không vui thì hợp với xả.
Nếu mình có học mình đọc bài kinh, nếu vui là hỷ, đọc bài kinh là có đức tin, có học nên là hợp với trí, còn người nào đọc cảm giác không rõ ràng, không vui là xả Upekkhā. Nhưng mà trong các trạng thái, tâm cao thượng nhất vẫn là tâm hỷ hợp trí, trong 2 cái đó cần tác động và không tác động, thì giờ có thể là Sư tác động, nhưng sau chủ động tụng thì tâm sẽ cao hơn: tâm hỷ hợp trí không cần tác động – đây là tâm mà Chư Bồ Tát Chánh Đẳng Giác thường thường tái sinh, hay sinh vào cõi thiền. Như vậy, kiếp này mình không hợp trí, nhưng bây giờ mình học mình nghe được mình hợp trí, mình tái sinh thì sau này mình tu hành rất là dễ. Nên cố gắng mà học, không phải ai tụng kinh cũng giống nhau, như ngồi thiền, thấy ngồi giống nhau thôi, nhưng không ai giống nhau, tụng kinh học kinh cũng vậy. Nên mình làm với đức tin, có trí hay không phải xét, có hỷ hay không, cần tác động hay không. Đó là những điều 1 người học Phật mới biết được. Ngoài Phật giáo không ai biết điều đó đâu, mà phải là Phật giáo Theravada mới được kìa, chứ Phật giáo chung chung cũng không có.
Cho nên cố gắng. Sư đã mất công dạy nên quý vị cố gắng học, để việc làm mình được hợp trí. Giờ trong đời cũng vậy, con cái muốn nó thoát khổ, thoát nghèo thì cũng phải có trí tuệ huống hồ gì giải thoát phiền não. Nên càng cần trí tuệ sâu hơn, hiểu biết rõ ràng hơn, càng chi tiết bao nhiêu thì đó là trí của Đức Phật bấy nhiêu. Trí tuệ Đức Phật không phải là paññā, ñāṇa bình thường, mà là Pativedanana là trí tuệ phân tích chia rẽ, quán chiếu cho đến tận cùng. Cho nên, đối với Phật giáo, càng rõ ràng càng tốt, chứ không có nói chung chung.
Hôm nay tiếp tục giải nghĩa 4 bài kệ.
Với câu “Sukhino va khemino hontu, sabbasattā bhavantu sukhitattā” chúng ta cố gắng học thuộc để rải tâm từ, vì khi không có thời gian thì mình đọc câu đó cũng được, không phải đọc dài.
Sau đây Đức Phật triển khai ra, thế nào là chúng sinh, thế nào là thân tâm an lạc. Là bởi vì con người mình khi nói chung chung sẽ khó để ý, Đức Phật sẽ nói rõ hơn để mình dễ có đối tượng ở trong tâm hơn.
Chúng sinh ở đây Đức Phật chia ra cho mình dễ nhớ thôi.
4. Ye keci pāṇabhūtatthi, tasā vā thāvarā va navasesā
Ye keci: bất cứ nào
pāṇabhūtatthi: pāṇa là chúng sinh, bhūta cũng là chúng sinh, 2 cái này như nhau nhưng đặt vào atthi (có), có nghĩa trên đời này có những chúng sinh. Pāṇa ở đây để loại bỏ ra, vì bên ngoại đạo cây cối, cỏ hoa, đất nước lửa gió đều có sinh mạng. Còn pāṇa là chúng sinh hữu tình biết vui buồn suy nghĩ, có hơi thở vào hơi thở ra, bhūta là chúng sinh không có hơi thở, cũng là chúng sinh hữu tình mà không thở là chúng sinh cõi vô sắc, hay ai chứng đắc tứ thiền sẽ không thở.
Tasā: còn sợ, còn lo lắng, còn buồn rầu khóc than ???? ý chỉ phàm nhân và Thánh bậc thấp.
Thāvarā: hạng không còn sợ hại, không còn lo lắng khóc than nữa ???? ý chỉ bậc Thánh Arahan, bậc Thánh Bất Lai (đã hết sân, không còn sợ nữa)
Navasesā: không loại trừ
5. Diṭṭhā vā ye va adiṭṭhā, ye va dūre vasanti avidūre;
Diṭṭhā: thấy được
Adiṭṭhā: không thấy được (bằng mắt thường của mình)
Dūre: xa
Avidūre: gần, không xa
Gần ở đây có nhiều dạng lắm, nếu những chúng sinh ở trong thân mình gọi là gần (virus, vi khuẩn, sán, lãi), hoặc giới hạn trong phòng mình thì mình gọi là gần, ngoài phòng gọi là xa; hoặc chúng sinh ở trong khu phố mình là gần, ở khu khác là xa… Tùy theo, nên trước khi rải người đó có giới hạn, tức là mình hướng tâm trước rồi rải, ý là vậy
Vasenti: ở
Ya: nào
Va: và, hoặc
Bhūtā va sambhavesī va, sabbasattā bhavantu sukhitattā.
Bhūtā: những chúng sinh rõ ràng, đã sinh
Sambhavesī: chúng sinh chưa rõ ràng, chưa sinh ra.
Ví dụ con gà trước khi sinh ra nó đẻ quả trứng, thì quả trứng là sambhavesī, tức là chưa rõ, mặc dù đã có. Nên trứng gà có trống ai ăn cũng là sát sinh. Hoặc là bào thai của thai nhi tuần đầu tiên, tuần thứ 2, tuần thứ 3, tuần thứ 4 cũng là sambhvesī – chỉ là giọt nước trong, váng sữa, cục huyết đọng lại, đã có sinh mạng rồi nhưng chưa rõ ràng.
Hoặc nói theo bậc Thánh, thì bhūtā là bậc này đã sinh ra rồi, không còn tái sinh trở lại nữa. Sambhavesī là bậc còn tái sinh trở lại, là phàm nhân và bậc Thánh bậc thấp. Nhưng Sư nghiêng về giải nghĩa theo vế trên hơn, là chúng sinh đã sinh ra có thân hình rõ ràng, còn sambhavesī là chúng sinh chưa có thân rõ ràng.
Như vậy là chia 2 ra, có 4 cặp: còn sợ – không còn sợ, thấy được – không thấy được, xa – gần, rõ ràng – chưa rõ ràng.
Sabbasattā: tất cả chúng sinh ấy
Bhavantu sukhitattā: nguyện cho thân tâm được an lạc.
Dīghā vā ye va mahantā, majjhimā rassakā aṇukathūlā.
Câu này thì chia chúng sinh làm 3 loại.
Dīghā: dài, như rắn, thằn lằn đất, rồng đất…
Majjhimā: trung bình
Rassakā: ngắn
Tức là mình chia ra làm 3: dài – ngắn – trung bình.
Hoặc mình chia:
Mahantā: lớn (voi,…)
Majjhimā: trung bình
Aṇuka: nhỏ (virus, vi khuẩn có sinh mạng, phải nhìn thần thông mới thấy)
Hoặc: thūlā: những con có thân hình tròn hay mập (ốc, rùa), aṇuka thân hình dẹp hay gầy, ốm, và majjhimā: trung bình
Chia ra 3 thì có 3 loại: dài – trung bình – ngắn, lớn – trung bình – nhỏ, tròn – trung bình – dẹp.
Thì đây là đối tượng để mình dễ hướng đến. Mình ngồi nguyện cho tất cả chúng sinh an lạc, tâm mình không phát triển được thì tất cả chúng sinh nào hoặc là còn sợ hoặc không còn sợ, nguyện cho thân tâm họ an lạc, tất cả chúng sinh nào thấy được, không thấy được, hoặc gần/xa, rõ ràng/không rõ ràng, …
6. Na paro paraṃ nikubbetha, nātimāññetha katthaci na kiñci;
Byārosanā paṭighasañña, nāññamaññassa dukkha miccheyya.
Lâu nay mình rải tâm từ mình thiếu tinh thần rải như bài kệ số 6 này. Mình thường rải là mong cho chúng sinh được an lạc, tức là mong điều tốt thôi, mà mình không mong cho họ đừng gặp điều xấu, vì khi họ rơi vào cảnh xấu thì tâm họ cũng sân hận, nóng giận. Đặc biệt, nếu bài số 6 này mình rải đúng thì những đối tượng nào đi nữa thì mình cũng mong cầu giống như bây giờ bên phương tây các nước Arập đang đối nghịch nhau, mình nguyện cho an lạc thì nguyện cho ai đây, thì nguyện người phương Tây yêu thường người Arập, như vậy nguyện thêm như vậy để thấy ai khổ mình cũng bi, ai an lạc mình cũng vui. Chứ mình thấy người ác khổ thì vui, thấy người ác họ an lạc mình không vui là không được. Tinh thần bài số 6 này là:
Na: không
Paro: người này
Paraṃ: người kia
Nikubbetha: lừa dối, lừa gạt. Người này đi lừa dối người kia thì người kia cũng đâu vui gì, nên mình nguyện người này không lừa gạt người kia, cũng như nguyện người kia không bị người này lừa gạt. Đây cũng là 1 phương pháp rải tâm từ, không cho người khác rơi vào cảnh khổ.
Nātimāññetha: không xem thường, không khinh khi, khinh rẻ
Katthaci: bất cứ đâu
Na kiñci: không người nào
Không người nào, chúng sinh nào ở bất kỳ đâu trên quả địa cầu này không xem thường, khinh rẻ người khác ???? tâm sân không có nên tâm từ phát sinh.
Như vậy, người nào, dù bị đánh, bị xem thường, hay người xem thường mình đều có tâm từ, như vậy tâm từ mới phát triển quân bình.
Byārosanā: thân và khẩu làm hại
paṭighasañña: ý nghĩ làm hại
nāññamaññassa: người này người kia
dukkha: khổ
miccheyya: mong muốn
- Người này không mong muốn làm khổ người kia với thân, khẩu, ý.
Đây là cách rải tâm từ rất cao quý, mọi người đừng có quên.
Cách thức nuôi dưỡng tâm từ:
7- Mātā yathā niyaṃ putta, māyusā ekaputta manurakkhe;
Evampi sabbabhūtesu, mānasaṃ bhāvaye aparimāṇaṃ.
Mātā: người mẹ
Yathā: ví như
Niyaṃ putta: đứa con trai ruột (ý là có cả con gái, còn nếu dùng từ con gái, thì chỉ có con gái thôi)
Māyusā: với sinh mạng, mạng sống
Ekaputta: đứa con duy nhất
Manurakkhe: theo bảo vệ
Tâm từ với mong muốn cho chúng sinh được an lạc dù là 2 hay là 3 trên kia, hay là mong người này đừng lừa đảo, xem thường, làm khổ với thân khẩu ý người kia, với tâm của 1 người mẹ luôn theo bảo vệ đứa con trai ruột duy nhất.
Evampi: cũng giống như vậy
Sabbabhūtesu: đối với tất cả chúng sinh
Mānasaṃ: trong tâm
Bhāvaye: tiến hành, phát triển
Aparimāṇaṃ: không giới hạn, không phân biệt.
Đức Phật có đưa ra ví dụ, dù là Devadatta, Angulimāla, voi Nàlàgiri hay Rāhula, cả 4 người này Đức Phật đều có tâm từ như nhau.
Tức là: giống như người mẹ thương yêu theo bảo vệ đứa con 1 duy nhất của mình, hãy phát triển tâm từ theo những cách như trên đến tất cả chúng sinh, không giới hạn, không phân biệt.
Hôm nay mọi người học thêm được 1 cách rải tâm từ, ngoài mong cho mọi người an lành thì hãy rải theo câu thứ 6. Bhāvaye là hãy phát triển nhiều lần lên, một lần không được, anu (trong anupassana) là lui tới, lặp đi lặp lại thì nó mới phát triển được.
Mọi người thấy để ra dòng điện, tuốc-bin nó quay 2, 3 quay nó dừng lại thì ra điện được không? Mà phải quay nhiều nhiều lần mới ra dòng điện được. Phải nguyện đến khi nào mình phát sinh pitī, nhẹ nhàng, thư thái, bay bổng, vững vàng mới được cơ. Như tuốc-bin quay hồi nó mới nóng, mình cũng phải vậy, Đức Phật chỉ rất rõ rồi. Thực ra mình có rồi, nhưng nó không có năng lực thôi, giờ mình luyện cho nó có năng lực lên. Thực ra mình cũng có thương yêu, nhưng nó không hợp trí, thường bị phiền não, cái này cái kia che đi. Bây giờ Đức Phật dạy để mình xác định lại, hướng tâm lại, yoniso manasikara ở điểm này, tức là có ý hướng (như lý tác ý) thì nó sẽ mang lại kết quả khác hoàn toàn, mặc dù cũng là hành động đó, tâm đó nhưng hướng nó khác thì kết quả sẽ khác. Chỉ có Đức Phật chỉ rõ ra thôi, rất chi tiết, người khác cũng chỉ ra nhưng rất mơ hồ. Quan trọng là mình học, mình hiểu đến đâu. Những cái này Sư giải nghĩa ra trong từ điển không có đâu, nên phải lưu truyền, nghĩa còn nhiều lắm nhưng Sư giảng vậy thôi. Nên mình phải biết người học theo truyền thống rất là sâu sắc, bên Myanmar các Ngài sâu sắc lắm, Sư qua bên kia Sư nói tại mấy Ngài dạy giỏi, chứ con giỏi sẵn con học làm gì nữa, nên mấy Ngài dạy giỏi mình dốt mấy cũng thông minh lên, đó là phương pháp dạy của các Ngài.
Yoniso manasikara (như lý tác ý) là mình điều hướng ở trong tâm, gọi là khéo tác ý cũng được. Mình phải học trước, nghe từ người khác, nghe từ người thiền thì mình yoniso manasikara được, nghe chánh pháp của bậc thiện tri thức thì mình yoniso manasikara được. Còn mình nghe pháp từ người tà kiến, người hiểu không rõ ràng, mình nghe mình hiểu là đúng rồi tác ý thì thành không khéo tác ý, không khéo điều hướng. Thực ra 2 cái này là 2 nhân chính để mà giác ngộ, trong bài kinh “nghe từ người khác”. Những Pháp này chỉ Đức Phật ra đời mới có, mới rõ ràng thôi. Nên Phật giáo phải rõ, phải chi tiết, số hóa cụ thể luôn. Nếu người ta nói mơ hồ thì người ta nói chung chung được thôi, cái gì trong đó họ không thể nói được. Mình không gặp Đức Phật thì không bao giờ biết được đâu.
Kết bài:
Kinh của Đức Phật giống như thuốc, hiểu nghĩa bài kinh là biết tác dụng của bài kinh này là gì, đoạn này nói cái gì là được rồi, chứ đến giờ uống thuốc còn xem thành phần của nó thì làm sao uống hết viên thuốc. Khi tụng kinh mình đừng đưa tiếng Việt vào, chỉ đọc thôi, vì phải biết từ trước rồi nên Sư mới dạy vậy, chứ ghi nghĩa thôi ngồi dạy mất thời gian. Nên cứ đọc Pali đi, đừng có đọc tiếng Việt, vì đọc Pali không phải cho mình nghe, mà cho Chư Thiên nghe, Chư Thiên mới hộ trì. Ngôn ngữ Pali, những bài kinh này chỉ khi Đức Phật Gotama ra đời mình mới gặp, chứ chưa chắc Đức Phật sau đã dạy lại đâu, có những bài kinh tam thế Chư Phật dạy nhưng có những bài kinh chỉ mỗi vị Phật dạy 1 lần thôi, về ngữ nghĩa Tứ Thánh Đế giống nhau nhưng bài kinh sẽ khác. Vì thời ấy phi nhân không có, hoặc phi nhân năng lực kém hơn loài người. Vì năng lực loài người không phải khi nào cũng giống bây giờ đâu, thời xưa cần gì dùng đến điện, máy lạnh, không khí thời tiết tự động mát mẻ rồi. Thời xưa thời con người có nhiều phước, không cần phải nấu cơm nên chế ra cái nồi làm gì, trái cây hái xuống muốn vị gì thì nó ra vị đó, con người có phước là vậy, giống Chư Thiên vậy đó. Nên đừng suy nghĩ cái phước thời này mà so với phước thời trước. Nên không thể dùng khoa học mà kiểu thấy mình giống con khỉ rồi nói con khỉ nuôi lâu ngày nó thành người là không được đâu, thuyết tiến hóa đó phải xét lại. Cái này mình đọc trong kinh thấy rất là nhiều, người có phước muốn cái gì là ra cái đó, không phải đi nấu đi ăn giống Chư Thiên, vì con người mình có khi hơn Chư Thiên mà, Chư Thiên phải ngưỡng mộ mà, vì con người mình tuổi thọ có khi lên đến asankheyya rất cao, phước lớn nên Chư Thiên phải về thăm cõi người, còn bây giờ nghèo quá Chư Thiên đâu có về, Đức Phật Niết bàn rồi Chư Thiên đâu có về nữa. Cho nên mọi người cố gắng học cho thuộc, sau này có gì thì tiếp tục học thêm, nhưng đây là bài kinh đầu tiên.
Những bài kinh này được lưu truyền từ Ngài Maha-Kassapa đến bây giờ, trải qua 6 kỳ kết tập tam tạng, bao nhiêu bậc giỏi – họ xuất gia, không vì vợ con, không vì bất cứ lợi ích gì cho mình, họ lưu truyền lại. Nên đừng nghe những người bên phương Tây, họ viết ra sách bán để nuôi vợ nuôi con, mình sao nghe họ được. Còn những bài này lưu truyền do các Ngài Thánh nhân xuất gia, họ lưu truyền vì lợi ích cho mình, nên họ kết tập lại dạy ra đây, nên cố gắng học.
Niềm tin này không phải vô cớ, vì nó được kết tập, lưu truyền rõ ràng lại, niềm tin có căn cứ rõ ràng.
….
Bài Pháp được Sư Hộ Giới thuyết trong lớp Phận Sự Hàng Ngày Của Người Con Phật, bản text do bạn Vũ Thái Bình tốc ký và tóm lược.