Nội Dung Chính
Sự Thật được Dạy bởi Tất Cả Chư Phật
Thiền Nói Chung
Sát-na Định, Cận Định, An Chỉ Định
Hỏi: Sự khác biệt giữa ba loại Định – cận định, an chỉ định và sát -na định là gì? Loại nào phù hợp nhất với thiền minh sát (vipassanā)?
Trả lời: Đức Phật (Buddha) đã dạy bốn mươi đề mục thiền định (samatha) cho điều học thứ hai: Định học (trong tam học: giới – định – tuệ). Ba mươi đề mục trong số đó đưa đến an chỉ định, mười đề mục còn lại chỉ đưa đến cận định. Trong số những đề mục đưa đến an chỉ định có đề mục niệm hơi thở, mười đề mục hoàn tịnh (biến xứ) (kasiṇa), mười đề mục bất tịnh, và bốn phạm trú.
Khi hành giả thực hành niệm hơi thở, hành giả sẽ đạt được cận định trước khi đạt được an chỉ định. Cận định rất gần với an chỉ định.
Nếu hành giả tu tập thiền tứ đại, là một trong mười loại đề mục chỉ đưa đến cận định, hành giả sẽ đạt được cận đị nh, mà không phải an chỉ định. Cận định không mạnh mẽ như an chỉ định. Định càng mạnh, thì càng thâm nhập tốt, vì vậy các thiền sinh được khuyến khích tu tiến an chỉ định. Chỉ khi họ không thể tu tiến an chỉ định, chúng tôi mới xem xét việc dạy họ tiếp nhận những đề mục thiền mà chỉ có thể đạt đến cận định.
Những chỉ -và -quán hành giả (samathayānika) trước tiên tu tiến an chỉ định. Sau đó họ tiếp tục hành thiền minh sát. Để làm như vậy, họ nhập sơ thiền. Xuất sơ thiền, và thấy sự sinh diệt của jhāna dhamma pháp sơ thiền, họ suy ngẫm về vô thường, khổ và vô-ngã lặp đi lặp lại nhiều lần. Xin lưu ý rằ ng thiền sinh đã nhập và xuất sơ thiền, do đó không có an chỉ định, cũng không có cận định. Thay vào đó, chỉ có khaṇika samādhi, sát-na định. Điều này được giải thích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga).99 Nó rất mạnh, và hoàn toàn không giống như sát-na định được dạy bởi các vị thầy ngày nay, những người áp dụng thuật ngữ này vào trạng thái an tĩnh của tâm trí xảy ra sau khi tập trung vào hơi thở trong mười lăm hoặc hai mươi phút. Đây không phải là cách nó được giải thích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga); đây là cách họ diễn giải mọi thứ theo sở thích của họ.
Những hành giả thuần quán (suddha-vipassanā-yānika) không tu tập an chỉ định. Họ bắt đầu thực hành minh sát với thiền tứ đại. Đức Phật (Buddha) đã dạy thiền tứ đại là một trong bốn mươi đề mục thiền định (samatha). Ngài cũng dạy thiền tứ đại là sự khởi đầu của thực hành minh sát, trong đó chúng ta đạt được cận định và sau đó phá vỡ sắc pháp thành các hạt rất nhỏ. Hành giả phải phân tích sắc chân đế hiện hữu trong các hạt này. Khi hành giả đã sẵn sàng, hành giả cần tiếp tục thiền minh sát bằng cách nhìn thấy sự sinh ra và diệt đi của sắc siêu lý (paramattha rūpa) để suy ngẫm về vô thường, khổ và vô-ngã. Vào thời điểm đó, hành giả không ở trong cận định; mà hành giả ở trong sát-na định. Nó rất mạnh.
Năm Thiền Chi và Năm Pháp Thuần Thục trong Cận Định
Hỏi: Đối với những người đang tu tập thiền tứ đại, có năm thiền chi và cần thiết tu tập năm pháp thuần thục trong cận định như với an chỉ định hay không?
Trả lời: Cận định cũng có năm thiền chi. Hành giả có thể quán sát chúng nếu hành giả thích, nhưng không cần phải tu tập pháp thuần thục đó. Hành giả được hướng dẫn để tu tập năm pháp thuần thục chỉ với an chỉ định (jhāna). Đối với những ai đang thực hành thiền tứ đại, điều quan trọng nhất là phải thực hành và thuần thục nó.
Đi Kinh Hành
Hỏi: Hành giả nên đi kinh hành như thế nào?
Trả lời: Những người đang tu tiến Định cần chú trọng đề mục thiền của họ trong mọi oai nghi. Cho dù đi, đứng, nằm hay ngồi, họ nên nhấn mạnh tập trung vào đề mục thiền của mình. Nếu hành giả đang thực hành đề mục niệm hơi thở vào-ra (ānāpāna), hành giả cần phát triển sự nhất tâm trên một đề mục, đó là hơi- thở-vào-và- ra. Nói cách khác, hành giả cần tập trung vào hơi thở trong khi đi, ngồi, đứng và nằm. Chỉ bằng cách này, hành giả mới có thể phát triển sự nhất tâm trên một đề mục duy nhất. Hành giả sẽ trở nên quen thuộc hơn với đề mục và thiện xảo hơn trong việc tập trung vào nó.
Những người đang thực hành thiền tứ đại nên tập trung vào các đặc tính (trạng thái) của tứ đại khi họ đang đi kinh hành. Tuy nhiên, không dễ để quán sát tất cả các đặc tính (trạng thái) trong khi đi, vì vậy họ nên quán sát càng nhiều càng tốt. Khi hành giả đã tu tiến Định và có thể quán sát danh chân đế, sắc chân đế, và nhân-quả của chúng, hành giả sẽ sẵn sàng tiến hành thiền minh sát. Sau đó, hành giả sẽ có một đề mục khác trong khi đi thiền hành, và hành giả sẽ thấy sự sinh diệt nhanh chóng không ngừng của danh sắc chân đế cũng như nhân và quả của chúng. Nhìn thấy những điều này cho phép hành giả suy ngẫm về vô thường, khổ và vô-ngã.
Các Bọn Sắc (Rūpa kalāpa) Ngoại Phần được Nhìn Thấy bằng Đôi Mắt Nhắm hay Mở?
Hỏi: Mắt của chúng ta mở hay nhắm khi chúng ta quán sát thân phần của người khác và phá vỡ chúng thành các bọn sắc kalāpa? Có phải hình ảnh thu được là một hình ảnh trong tâm thuần túy, chỉ được tạo ra bởi tâm thức, mà không phải là một hình ảnh trực quan được tạo ra bởi nhãn-thức bình thường? Làm thế nào sự quán sát có thể được thực hiện khi mở mắt?
Trả lời: Quán sát ở đây là công việc của trí tuệ, không phải của đôi mắt. Quán sát không thể được thực hiện bằng đôi mắt vật lý.
Sau khi phát triển Định, hành giả tiếp theo cần tu tiến thành công thiền tứ đại và quán sát các đặc tính (trạng thái) của tứ đại trong cơ thể. Khi Định được tăng trưởng, hành giả sẽ phá vỡ khối cơ thể thành các hạt rất nhỏ. Sau đó, hành giả cần phân tích Chân Đế tồn tại trong các loại bọn sắc (rūpa kalāpa) khác nhau, cho mỗi loại trong năm giác quan và tim.
Khi hành giả có thể quán sát thấu đáo hết tất cả các loại bọn sắc (rūpa kalāpa) khác nhau trong mỗi giác quan, thì hành giả sẵn sàng quán sát ngoại phần trong những người ngồi trước mặt hoặ c phía sau mình. Đức Phật (Buddha) dạy các đệ tử Thinh-Văn-Thường quán sát ngoại phần nói chung mà không quán trên một người đặc biệt nào; sau đó bất cứ nơi nào hành giả nhìn đến trong khi chú ý đến tứ đại, thì hành giả chỉ thấy các hạt nhỏ li ti. Đây là do Định tâm của hành giả và bởi vì hành giả đã thực hành có hệ thống theo lời dạy củ a Đức Phật (Buddha). Nó không phải là điều gì đó mà hành giả có thể nhìn thấy bằng đôi mắt của mình.
Trong việc thực hành có hệ thống, các thiền sinh hành thiền Định (samatha), sau đó là thiền sắc pháp (rūpa), rồi thiền danh pháp (nāma), rồi đến liên quan tương sinh, và cuối cùng là minh sát ( vipassanā). Khi tuệ minh sát của họ chín muồi, họ có thể thấy sự sinh diệt của các bọn sắc ( rūpa kalāpa) ngay cả bằng đôi mắt mở. Họ nhìn thấy các bọn sắc (rūpa kalāpa) bằng con mắt trí tuệ chứ không phải bằng đôi mắt vật lý . Nhìn thấy các bọn sắc ( rūpa kalāpa) là kết quả của Định; nếu các thiền sinh nhìn chăm chú vào chúng với đôi mắt mở to, thì các bọn sắc (rūpa kalāpa) biến mất vì chúng là cảnh của tâm, không phải của mắt.
Có Thể Nhìn Thấy Thai Nhi trong Dạ Con của Chính Mình Không?
Hỏi: Nếu chúng ta có đủ Định lực, chúng ta có thể nhìn thấy các cơ quan nội tạng của chính mình và thậm chí có thể thấy tim đang đập. Một phụ nữ mang thai có thể sử dụng Định của mình như một thiết bị siêu âm để theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng của cô ấy không?
Trả lời: Như Đức Phật (Buddha) đã nói, ‘Một người có Định biết và thấy Pháp (Dhamma) đúng như thật.’
Sau khi các thiền sinh tu tiến tứ thiền đề mục niệm hơi thở vào-ra (ānāpāna), tiếp theo chúng tôi dạy họ quán sát ba mươi hai thân phần. Những gì thiền sinh có thể thấy khác nhau tùy theo Định của họ. Những người có Định rất sâu, ánh sáng rất mạnh và sáng chói nhìn thấy tất cả các thân phần rất rõ ràng. Những người có Định không mạnh có thể không nhìn thấy rõ. Một phụ nữ mang thai phải có Định rất sâu mới có thể nhìn thấy bên trong dạ con của chính mình. Nếu Định của cô ấy rất mạnh, cô ấy sẽ có thể làm được như vậy.