Sự Thật được Dạy bởi Tất Cả Chư Phật

Các Danh Pháp trong Lộ Nhãn-Môn

Trở lại chủ đề danh pháp, những người đã thấu suốt danh và sắc chân đế bằng cách thực hành vipassanā có thể lắng nghe một bài pháp thoại, rồi sau khi nhập vào bậc thiền, có thể quán sát sự sinh diệt của danh pháp của mình dưới dạng dit dit dit dit dit dit dit dit dit dit dit dit dit dit nhanh chóng nối tiếp nhau rất nhiều nhiều lần, khi tiếng nói của giảng sư dội vào nhĩ-thanh- triệt. Tương tự, khi các Tỳ- khưu và hành giả lắng nghe Đức Phật (Buddha) giảng dạy Pháp (Dhamma) và cách thực hành, một số người có khả năng làm theo, rồi thực hành ngay lúc Ngài đang giảng. Họ thực hành trong khi đang lắng nghe Pháp (Dhamma). Theo cách này, ngay trong lúc Đức Phật đang thuyết Pháp, một số người đã có thể chứng đắc được Đạo Tuệ và Quả Tuệ. Họ có khả năng làm được như vậy do Định của họ và bởi vì họ có khả năng quán sát được căn (vật) và trần (cảnh). Nếu một người thời nay có những chứng đắc như vậy, thì người đó cũng sẽ có khả năng làm được điều tương tự.

Những thành tựu như vậy sẽ giúp cho hành giả tự mình thấy rằng nhãn-thức sinh lên dựa trên nhãn-thanh-triệt. Điều này xảy ra ở sát-na tâm thứ hai trong lộ nhãn-môn. Trước đó, ở sát-na đầu tiên, tâm khai-ngũ-môn sinh khởi dựa trên sắc- ý-vật. Sau sát- na tâm nhãn-thức, sát-na thứ ba là tâm tiếp thâu; cái thứ tư là, thẩm tấn; thứ năm là phán đoán. Sau đó, bảy sát-na tâm đổng lực sinh khởi, tiếp theo là hai sát-na tâm na cảnh. Tổng cộng có mười hai sát-na bắt đầu từ sát-na tâm thứ ba cho đến hai sát -na tâm na cảnh. Trong mười hai sát-na tâm này, các tâm và sở-hữu hợp sinh khởi dựa trên ý-căn, chính là sắc-ý-vật.

Tâm hộ kiếp (hữu phần) cũng sinh khởi dựa trên sắc-ý-vật. Các tâm trong lộ ý-môn theo sau sự gián đoạn của tâm hữu phần cũng sinh khởi dựa trên sắc-ý -vật – tâm khai-ý- môn, bảy tâm đổng lực và hai tâm na cảnh. Tổng cộng có mười sát-na tâm, và các tâm tương ứng sinh khởi dựa trên sắc-ý-vật.

Trong một sát-na tâm nhãn-thức đơn lẻ có bảy sở hữu hợp: phassa (xúc), vedanā (thọ), saññā (tưởng), cetanā (tư), ekaggatā (nhất tâm hay định), jīvitindriya (mạng quyền), manasikāra (tác ý). Bảy sở-hữu- tâm này là sở hữu biến hành; chúng được phối hợp với mọi loại tâm. Giống như mỗi rūpa kalāpa có ít nhất tám loại sắc chân đế (tám sắc bất ly), thì mỗi sát-na tâm đều có một tâm và ít nhất bảy sở-hữu biến hành này phối hợp. Cần nhấn mạnh rằng đây là tối thiểu; có ít nhất tám danh pháp trong mỗi sát-na tâm. Do đó, trong trường hợp của lộ nhãn-môn thiện, thì có mười một danh pháp trong sát-na tâm đầu tiên (khi tâm khai-ngũ-môn sinh khởi), tám danh pháp trong sát-na tâm thứ hai (nhãn-thức), mười một trong sát-na tâm thứ ba (tâm tiếp thâu), mười một hoặc mười hai trong sát-na tâm thứ tư (tâm thẩm tấn), mười hai trong sát-na tâm thứ năm (tâm phán đoán hay đoán định), và ba mươi hai hoặc ba mươi ba hoặc ba mươi bốn trong các sát-na tâm đổng lực (javana). Số lượng danh pháp trong những sát-na tâm na cảnh cũng có thể khác nhau. Tôn giả Sāriputta quán sát từng cái một vì ngài có thể nhận biết rõ căn (vật) và trần (cảnh). Khi có thể quán sát được vật và cảnh, hành giả có khả năng tương tự để nhận biết rõ những điều này, từng cái một. Hành giả cần phải quán sát tất cả những điều này.

Sự quán sát như vậy thực sự rất sâu sắc và uyên áo, nhưng nó chỉ có thể cho những ai có Định. Không một ai của những trường đại học nổi tiếng trên thế giới có thể dạy những điều như vậy, ngoại trừ ‘Đại học Phật giáo’. Một ngày nào đó thế gian này sẽ bị phá hủy bởi lửa, hoặc gió, hoặc nước. Từ nay cho đến khi thế giới bị hủy diệt, các nhà khoa học sẽ không thể biết những điều này, vì không ai có thể biết chúng bằng cách phụ thuộc vào các công cụ bên ngoài. Chỉ với tâm Định mới có khả năng biết được. Cần phải học những điều này, và có thể học chúng từ chính cơ thể mình. Người ấy có thể thâm nhập vào bên trong.

Một ngày nào đó tất cả chúng ta phải bỏ lại thân này; một ngày nào đó chúng ta sẽ chết, và những người thân yêu của chúng ta sẽ không giữ thân xác này. Họ sẽ tống khứ xác chết của chúng ta càng nhanh càng tốt. Bản thân cơ thể này là vô dụng; nó là một thân thể đáng nhờm gớm. Nếu chúng ta sống theo cách mà hầu hết mọi người trên thế gian sống, kết cục của chính chúng ta cũng sẽ chỉ là như vậy. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tận dụng thân xác ấy. Nếu chúng ta có thể tìm thấy Pháp (Dhamma) từ thân thể vô dụng và nhờm gớm này, thì cơ thể chúng ta tỏ ra rất có giá trị. Đây là cách sử dụng duy nhất mà chúng ta có thể làm đối với sắc thân này.

Những Lộ Tâm Thiện Phân Biệt Màu Sắc

        Lộ Nhãn-Môn         Lộ Ý Môn  
Căn (Vật) YV NV         YV          
                 
                       
Tâm KNM NT Tth Tht Đl Nc Hữu phần KYM Đl   Nc
7x 2x 7x   2x
               
Trần (Cảnh)       Cảnh sắc     CCT-KT Cảnh sắc
         
             
Tổng s ố 11 8 11 11/12 12 32/33/34 32/33/34 33/34 12 32/33/34   32/33/34
danh hoặc   hoặc
pháp             11/12         11/12
  7 BH 7 BH 7 BH 7 BH 7 BH 7 BH 7 BH 7 BH 7 BH 7 BH 7 BH
  Ta   Ta Ta Ta Ta Ta Ta Ta Ta Ta
  Tu   Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu
Sở-hữu-

tâm

(Tâm-

sở)

phối hợp

Tg   Tg Tg Tg Tg Tg Tg Tg Tg Tg
      [Hy] Ca Ca Ca Ca Ca Ca Ca
          Du Du Du   Du Du
          19 TB 19 TB 19 TB   19 TB 19 TB
          [Hy] [Hy] [Hy]   [Hy] [Hy]
          [T] [T] T   [T] [T]
            Hoặc         Hoặc
            7 BH         7 BH
            Ta         Ta
            Tu         Tu
            Tg         Tg
            [Hy]         [Hy]

YV: Ý-Vật (Sắc-ý-vật); NV: Nhãn-vật (Nhãn-tranh-triệt); KNM: Khai Ngũ-Môn; NT: Nhãn-Thức; Tth: Tiếp thâu; Tht: Thẩm tấn; Pđ: Phán đoán; Đl: Đổng lực; Nc: Na cảnh; KYM: Khai Ý-Môn; CCT-KT: Cảnh cận-tử của kiếp trước; 7 BH: 7 Biến Hành; Ta: Tầm; Tu: Tứ; Tg: Thắng giải; Hy: Hỷ; Ca: Cần; Du: Dục; T: Tuệ; 19 TB: 19 Tịnh Hảo Biến Hành. [Những pháp trong ngoặc là có thể thay đổi]; Tổng số danh pháp = 1 (Tâm) + Số lượng Sở-hữu-tâm (Tâm-sở) phối hợp.

Những Lộ Tâm Bất Thiện (Tham Hợp Với Tà Kiến) Phân Biệt Màu Sắc

        Lộ Nhãn-Môn         Lộ Ý Môn  
Căn YV NV         YV          
(Vật)                  
                       
Tâm KNM NT Tth Tht Đl Nc Hữu KYM Đl   Nc
7x 2x phần 7x   2x
               
Trần Cảnh sắc CCT- Cảnh sắc
(Cảnh) KT
   
Tổng s ố

danh

pháp

          19/20/21 32/33/34     19/20/21   32/33/34
11 8 11 11/12 12 hoặc 33/34 12   hoặc
/22 /22  
          11/12       11/12
                   
  7 BH 7 BH 7 BH 7 BH 7 BH 7 BH 7 BH 7 BH 7 BH 7 BH   7 BH
  Ta   Ta Ta Ta Ta Ta Ta Ta Ta   Ta
  Tu   Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu   Tu
Sở-hữu-

tâm

(Tâm-

sở)

phối hợp

Tg   Tg Tg Tg Tg Tg Tg Tg Tg   Tg
      [Hy] Ca Ca Ca Ca Ca Ca   Ca
          Du Du Du   Du   Du
          Si 19 TB 19 TB   Si   19 TB
          Vt [Hy] [Hy]   Vt   [Hy]
          Vu [T] T   Vu   [T]
          Pd Hoặc     Pd   Hoặc
          Th 7 BH     Th   7 BH
          Tk Ta     TK   Ta
          [Hy] Tu     [Hy]   Tu
          ([Ht] Tg     ([Ht]   Tg
          [Tm]) [Hy]     [Tm])   [Hy]

Si: Si/Vô minh; Vt: Vô tàm; Vu: Vô uý; Pd: Phóng dật; Th: Tham: Tk: Tà Kiến; Ht: Hôn trầm; Tm: Thùy miên; [Những cái trong ngoặc có thể thay đổi]. Những ký hiệu còn lại ghi chú dưới Bảng Những Lộ Tâm Thiện Phân Biệt Màu Sắc.

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app