Sự Thật được Dạy bởi Tất Cả Chư Phật 

Vi Diệu Pháp (Abhidhamma

Sự Vận Hành của Danh Pháp

Hỏi:  Trong  truyền  thống  Đại  Thừa  Mahāyāna,  có một câu nói nổi tiếng: ‘Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc, tâm tương lai bất khả đắc.’96 Ý nghĩa của tâm trí quá khứ, tâm trí hiện tại, và tâm trí tương lai là gì? Cụ thể hơn, tâm trí ở đây đề cập đến tâm (citta) hay sở-hữu-tâm (cetasika)?

Trả lời: Theo lời dạy của Phật (Buddha), có bốn loại sự thật siêu lý (chân đế). Chúng là: tâm (citta), sở-hữu-tâm (cetasika), sắc (rūpa) và Níp-bàn (Nibbāna). Citta là tâm. Cetasika đề cập đến các sở- hữu-tâm (tâm- sở). Tâm và sở-hữu-tâm cùng với nhau chúng là danh pháp chân đế. Rūpa là sắc pháp chân đế. Cùng với Níp-bàn (Nibbāna), đây là bốn sự thật siêu lý (chân đế).

Trong những gì chúng ta thường biết về tâm trí thì có tâm và các sở-hữu-tâm phối hợp với nó. Khi chúng ta lắng nghe Pháp (Dhamma), danh pháp thiện khởi sinh trong chúng ta. Nếu có Định, chúng ta có thể quán sát có bao nhiêu danh pháp sinh khởi trong chúng ta. Nói chung, nếu danh pháp phối hợp với thọ hỷ và trí tuệ, sẽ tổng cộng có ba mươi bốn danh pháp tất cả. Tâm không thể sinh khởi một mình. Tâm và các sở-hữu-tâm phối hợp cùng sinh; chúng cùng bắt một cảnh, chúng cùng diệt và chúng sinh lên cùng nương một căn (vật). Chúng làm việc cùng với nhau. Chúng ta cần phải có sự hiểu biết này khi nói về tâm trí.

Trở lại, khi chúng ta đang lắng nghe Pháp ( Dhamma), thì ba mươi bốn danh pháp khởi sinh trong những sát-na đổng lực ( javana) của chúng ta. Một là tâm. Chúng ta biết người nói đang nói gì nhờ có tâm.

Một sở- hữu-tâm phối hợp là xúc – giọng nói của diễn giả tiếp xúc với nhĩ-thanh-triệt. Không thể nghe mà không có xúc. Không thể nhận thức mà không có xúc. Xúc cho phép tâm biết cảnh.

Nếu chúng ta hoan hỷ trong khi lắng nghe, thì một sở-hữu- tâm phối hợp khác, thọ hỷ (vedanā), cũng đang hoạt động.

Saññā, tưởng, ghi nhận hay làm dấu những gì chúng ta nghe và làm cho nó có thể nhớ tưởng lại điều này trong tương lai.

Khi lắng nghe, chúng ta lắng nghe với chủ ý; như vậy cetanā (tư) sắp xếp (tổ chức hay đề đốc) các sở-hữu-tâm phối hợp với nó trong hành động hướng đến cảnh.

Một sở-hữu-tâm phối hợp khác là ekaggatā, định (nhất hành tâm) tập trung vào một cảnh duy nhất; Điều này hiện diện khi chúng ta đang chăm chú lắng nghe.

Một pháp khác là adhimokkha, thắng giải, theo đó chúng ta có thể đưa ra quyết định hoặc xác định rằng đây là cái này, và đó là cái kia. Điều này được thực hiện bởi thắng giải (adhimokkha).

Tưởng ( saññā) làm dấu một điều gì đó. Ví dụ, saññā làm dấu một chiếc khăn giấy là màu trắng. Thắng giải (adhimokkha) đưa ra quyết định rằng nó là màu trắng. Tưởng (saññā) chỉ làm dấu nhưng không thể đưa ra quyết định. Thắng giải (adhimokkha) đưa ra quyết định. Không có sự giúp đỡ của tưởng (saññā), thắng giải (adhimokkha) không thể đưa ra quyết định. Khi chúng ta nỗ lực lắng nghe, thì viriya, cần (tinh tấn), đang phát sanh. Khi chúng ta mong muốn lắng nghe, dục (chanda) đang phát sanh. Tổng số danh pháp khi đó là ba mươi bốn.

Đối với quá khứ, hiện tại hoặc tương lai: Nếu chúng ta hiểu được những danh pháp chân đế này, chúng ta có thể quán sát danh pháp quá khứ, hiện tại, tương lai, và những danh pháp ở ngoại phần, nội phần, xa, gần, thô, tế, hạ liệt và cao thượng. Như Đức Phật (Buddha) đã dạy: ‘atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā’.97 Đức Phật (Buddha) dạy rằng có mười một cách của danh pháp và sắc pháp cần phải được phân tích, không chỉ là danh pháp của quá khứ, hiện tại và tương lai: Atīta: quá khứ; anāgata: tương lai; paccuppanna: hiện tại; ajjhatta, nội phần; bahiddhā, ngoại phần; olārika, thô; sukhuma, tế; hīna, hạ liệt; panīta, cao thượng; dūra, xa; và santika, gần. Tổng cộng mười một cách của danh và sắc chân đế phải được quán sát, để thấy rằng mỗi cái trong số chúng đang sinh ra và diệt đi nhanh chóng trong mọi lúc.

Đức Phật (Buddha) dạy chúng ta quán sát theo những cách này bởi vì chúng ta dính mắc với những điều đó cho dù chúng là quá khứ, hiện tại, tương lai, nội phần, ngoại phần, thô, tế, hạ liệt, cao thượng, xa hoặc gần. Nếu chúng ta thấy rằng tất cả chúng đang sinh và diệt, chúng ta không còn có thể bị dính mắc nữa. Khi Minh Sát Tuệ của chúng ta trưởng thành, chúng ta có thể đoạn trừ các phiền não của mình, chính là nguyên nhân của dính mắc và khổ đau.

Phận Sự của Tưởng (saññāvà Mối Liên Hệ với Ký Ức

Hỏi : Phận sự của tưởng (saññā) là đánh dấu, liên quan đến việc đăng ký hay một dạng nào đó mã hóa những trải nghiệm vào ký ức phải không? Có phải thắng giải (adhimokkha) ngược lại là một hình thức giải mã? Tôi muốn hỏi liệu giải thích này là chính xác hay không. Vai trò của tưởng (saññā) trong hồi ức về quá khứ, đặc biệt là các kiếp trước là gì?

Trả lời: Trạng thái của tưởng (saññā) là ghi nhận các đặc tính của cảnh và phận sự của nó chỉ là làm một dấu hiệu hay đánh dấu cảnh đó. Nó làm dấu màu này là màu đen; nó làm dấu một cảnh là cảnh như thế này và thế kia. Nó đánh dấu. Việc đánh dấu này chỉ là làm dấu và không có bất kỳ phận sự nào khác. Quyết định được đưa ra bởi thắng giải (adhimokkha); Nó đưa ra quyết định rằng đây là màu đen; nó đưa ra quyết định rằng đây là một cảnh như thế này và thế kia. Dựa vào quyết định của thắng giải (adhimokkha), thì tưởng (saññā) làm dấu. Tưởng (saññā) không có phận sự hay khả năng để đưa ra quyết đị nh. Chỉ có thắ ng giải (adhimokkha) mới có thể đưa ra quyết định. Tưởng (saññā) chỉ có thể làm dấu. Tưởng (saññā) không thể cảm giác hay đưa ra bất kỳ quyết định nào.

Có nhiều sở-hữu-tâm phối hợp khác cùng làm việc với nhau. Cần hay tinh tấn (viriya) nỗ lực để biết điều gì đó là gì. Thọ (vedanā) cảm nhận. Tưởng làm dấu. Tâm biết (cảnh). Tư (cetanā) xúc tiến tất cả các sở-hữu-tâm phối hợp để hướng về phía cảnh. Ngoại trừ thọ, tưởng và tâm, tất cả các sở-hữu-tâm khác được gọi là hành uẩn, sẽ khác nhau tùy theo chủ ý của chúng ta là tốt hay xấu. Tưởng (saññā) là tưởng uẩn, và phận sự của nó là làm dấu (đánh dấu, ghi nhận). Tưởng uẩn là những gì cho phép chúng ta ghi nhớ. Khi chúng ta nhớ bằng tưởng uẩn, thọ có cảm nhận về nó. Chúng ta có cùng cảm giác về một điều gì đó mà chúng ta nhớ đã từng có trong quá khứ. Tưởng không cảm nhận; Thọ mới cảm nhận. Chúng không được chất chứa hay chờ đợi ở bất cứ đâu khi nói rằng, ‘Tôi sẽ ghi nhớ’ hoặc ‘Tôi sẽ cảm nhận’.

Khi chúng ta đang thực hiện một hành động nào đó, tất cả bốn danh uẩn (nāmakkhandha) này đang làm việc cùng nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Khi một hành động kết thúc, nó chấm dứt, nhưng nó để lại nghiệp lực. Tiềm năng, mãnh lực của nghiệp hay nghiệp lực, được để lại phía sau. Các hành động đã chấm dứt và qua đi, nhưng không phải là không để lại nghiệp lực về sau. Nó nằm ẩn như một khuynh hướng tiềm ẩn, như một tiềm năng. Do tưởng uẩn nằm ẩn trong tiềm năng đó, nên chúng ta có thể nhớ nhiều điều chúng ta đã làm trong suốt cuộc đời, mặc dù chúng ta có thể đã thực hiện chúng từ nhiều năm trước. Tất cả bốn danh uẩn đang làm việc cùng nhau, nhưng chính tưởng uẩn giúp chúng ta ghi nhớ.

Nếu chúng ta có thể quán sát danh và sắc chân đế, chúng ta có khả năng biết và thấy tất cả các hành động trong quá khứ của mình bởi vì chúng đã để lại một khuynh hướng tiềm ẩn, một tiềm năng. Sức mạnh hay sự rõ ràng của tiềm năng này có liên quan đến các hành động chúng ta đã làm và các sự kiện chúng ta đã trải qua, và sự vận hành của bốn danh uẩn (nāmakkhandha) sẽ khác nhau tùy theo sức mạnh hay tính rõ ràng liên quan của tiềm năng ấy. Chúng ta không nhớ nhiều về điều gì đó không quá hệ trọng, là do hoặc là chúng ta ít quan tâm, hoặc đó là điều mà chúng ta không cố ý thực hiện.

Tuy nhiên, khi các thiền sinh quán sát danh sắc (nāmarūpa) ở quá khứ gần đây hoặc đã xa, họ trình pháp rằng thật ngạc nhiên nhiều cảnh xuất hiện trở lại, và họ nhớ lại những điều mà nghĩ rằng mình đã quên mất. Họ cảm thấy rất bất ngờ. Họ nhận thấy rõ những điều trong quá khứ mà họ không thể tưởng tượng được trong ý thức hiện tại của mình. Họ có thể thấy tất cả các hành động và tất cả danh pháp một lần nữa. Cũng có nhiều sự kiện họ không thể hiểu nổi. Đây là sự vận hành của cả bốn danh uẩn (nāmakkhandha) mà không chỉ là tưởng uẩn.

Biết và thấy kiếp sống quá khứ và nghiệp quá khứ của chúng ta cũng xảy ra tương tự . Chúng đã chấm dứt, để lại nghiệp lực phía sau như một tiềm năng; nhưng có thể biết và thấy lại chúng, giống như chúng ta nhớ lại những điều chúng ta đã làm nhiều năm trước.

Bản Chất của Vật Chất theo Quan Điểm của Pháp (Dhamma) và Khoa Học

Hỏi: Đức Phật (Buddha) dạy rằng tất cả vật chất được tạo thành từ tứ đại, hoặc tám sắc (rūpa) bất ly. Các nhà khoa học nói rằng tất cả các vật chất được tạo thành từ các nguyên tử và đến lượt các nguyên tử được tạo thành từ các proton, neutron và electron. Hai lý thuyết này có vẻ hoàn toàn khác nhau và thậm chí có thể trái ngược nhau. Cả hai có thể đúng, hoặc có thể dung hoà được không?

Trả lời: Từ lâu, người Hy Lạp cổ đại đã hình dung ý tưởng về nguyên tử là đơn vị vật chất nhỏ nhất không thể phân chia thêm được nữa. Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học đã có được khả năng phân tách các nguyên tử thành electron, proton và neutron. Chúng được gọi là các hạt hạ nguyên tử. Trong lời dạy của Đức Phật (Buddha), vật chất phát sinh dưới dạng các hạt rất nhỏ, trong mỗi hạt tồn tại ít nhất tám loại sắc. Chúng ta giả định rằng các hạt này nhỏ hơn các nguyên tử, vì vậy chúng ta gọi chúng là các hạt hạ nguyên tử.

Các nhà khoa học đã phải sử dụng các công cụ phức tạp để phân tách các nguyên tử thành proton, neutron và electron, và họ đã thành công khi làm như vậy chỉ khoảng một thế kỷ trước. Đức Phật (Buddha) đã trình bày chi tiết lời dạy của Ngài cách đây 2.600 năm, và đi đến sự thật mà không cần nghiên cứu trong phòng thí nghiệm hoặc sử dụng bất kỳ dụng cụ bên ngoài hoặc kính hiển vi tối tân nào. Đức Phật (Buddha) có thể phân biệt mọi thứ chi tiết hơn nhiều bằng cách sử dụng Định tâm của Ngài. Các nhà khoa học có thể đưa ra giả thuyết nhưng họ không thể nhìn thấy trực tiếp. Ngoài các hạt hạ nguyên tử proton, neutron và electron, họ còn thấy các dạng sóng hoặc hiện tượng. Trong mỗi hạt hạ nguyên tử nhỏ này, được gọi là các bọn sắc (rūpa kalāpa), Đức Phật (Buddha) đã phân biệt tám sắc chân đế: địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, sắc (màu), mùi (khí), vị, và dưỡng chất (vật thực).

Trong khi các nhà khoa học nói rằng mỗi phân tử nước được tạo thành từ hai nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy – H2O – Đức Phật (Buddha ) nói rằng nước là sắc do quý-tiết-sanh. Nếu chúng ta phân tích nước, chúng ta sẽ thấy rằng nó bao gồm nhiều hạt hạ nguyên tử nhỏ, hoặc các bọn sắc (rūpa kalāpa). Chúng ta có thể phân tích sâu hơn từng hạt nhỏ này để tìm ra tám sắc chân đế. Các nhà khoa học cho rằng nước có hai nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy; Đức Phật (Buddha) nói có tám thành phần trong mỗi hạt hạ nguyên tử hợp thành nước.

Các nhà khoa học đã không thể đạt đến sự thật ngay cả với các công cụ tinh vi của họ và tất cả kiến thức họ đã tích lũy được qua hàng thiên niên kỷ. Từ lâu, Đức Phật (Buddha) đã đạt đến một sự thật sâu sắc hơn mà không cần sử dụng công cụ nào. Khoa học vẫn chưa thể chạm đến chiều sâu của trí tuệ, nơi chỉ dành riêng cho sự phân tích của Đức Phật (Buddha). Đây là những gì tôi dạy tất cả các thiền sinh thực hành dưới sự hướng dẫn của tôi. Như thể các nhà khoa học đang chứng thực những gì Đức Phật (Buddha) biết trước họ; nhưng họ vẫn không thể đạt đến trình độ mà Đức Phật (Buddha) đạt được, bất kể họ cố gắng bao nhiêu, vì họ đang sử dụng các công cụ bên ngoài. Định tâm tạo ra ánh sáng rất mạnh. Ánh sáng đó được gọi là ánh sáng trí tuệ. Nó mạnh hơn rất nhiều so với kính hiển vi mạnh nhất; kính hiển vi không thể nào so sánh với ánh sáng trí tuệ. Nó sẽ soi sáng tâm trí và vật chất để hành giả có thể nhìn thấy tất cả con đường đến Chân Đế. Các nhà khoa học chỉ biết Tục Đế, mà không phải Chân Đế.

Đức Phật (Buddha) nói, ‘ Đời này thật mù quáng.’98 Mọi người có đôi mắt sáng để nhìn, nhưng họ chỉ nhìn thấy Tục Đế; họ mù quáng trước Chân Đế. Đây là những gì Đức Phậ t (Buddha) dạy chúng ta. Ngài không nói rằng chỉ có Ngài mới có thể biết và thấy Chân Đế. Ngài dạy rằng chúng ta cũng có thể biết và thấy, nhưng chúng ta cần có Định. Chúng ta có thể nhận ra những sự thật này chỉ sau khi tu tiến Định. Thì khi đó, như thể là chúng ta có một kính hiển vi cực mạnh; nhưng trong khi một kính hiển vi cực mạnh không thể cho phép chúng ta nhìn thấy Chân Đế, thì Định có thể chiếu sáng và cho phép chúng ta nhìn thấy Chân Đế. Khi ấy chúng ta sẽ không còn mù quáng nữa.

Tướng (Nimitta) là Sắc-Tâm-Sanh?

Hỏi: Ánh sáng hay tướng (nimitta) đến từ hơi thở hay tâm? Đối với đề mục dành cho thiền biến xứ (hoàn tịnh) kasiṇa, và ánh sáng xuất hiện với đề mục niệm hơi thở vào-ra (ānāpāna) ,và các đề mục thiền bất tịnh (asubha) và niệm sự chết (maraṇānussati), tất cả chúng có phải là sắc do tâm-sanh không?

Trả lời: Bất kể ai là người thực hành thiền, và bất kể đề mục thiền nào được sử dụng, thì tâm Định đều tạo ra ánh sáng nếu Định đã được phát triển.

Đề mục của thiền ānāpāna là hơi-thở-vào và hơi -thở-ra. Hơi-thở-vào và hơi-thở-ra được tạo ra bởi tâm. Chúng ta thở vì có mong muốn thở. Chúng ta có thể kiểm chứng điều này bằng cách nín thở và xem điều gì xả y ra – mong muốn được thở phát sanh. Đây là do tâm.

Nếu chúng ta tu tiến thiền tứ đại và chú ý đến không khí bên trong lỗ mũi – nói cách khác, nếu chúng ta chú ý đến hơi thở của mình – chúng ta sẽ thấy nhiều hạt nhỏ. Đây là những kalāpa bọn sắc tám pháp do tâm- sanh bao gồm tám sắc bất ly. Chúng ta cũng sẽ thấy các kalāpa bọn sắc chín pháp bao gồm âm thanh (sắc thinh) ngoài tám sắc bất ly. Do đó, chúng ta sẽ nhận thấy rằng bất cứ khi nào chúng ta đang thở, đều có âm thanh của hơi thở. Với Định, chúng ta có thể nhìn thấy màu sắc của các kalāpa, vì vậy chúng ta thấy ánh sáng khi nhìn thấy một nhóm các kalāpa.

Có sắc do tâm-sanh và sắc do quý-tiết-sanh bên trong lỗ mũi, cùng với nhiều sắc do quý-tiết-sanh bên ngoài lỗ mũi. Khi chúng ta nhìn thấy các sắc do quý-tiết-sanh với màu sắc của chúng là một nhóm, thì chúng ta sẽ thấy một vùng ánh sáng. Bên ngoài lỗ mũi là sắc do quý-tiết-sanh; bên trong là sắc do tâm-sanh và sắc do quý-tiết-sanh. Sắc do tâm-sanh không thể lan ra bên ngoài, nhưng sắc do quý-tiết-sanh thì có thể. Cuối cùng, có hỏa đại trong sắc do tâm- sanh và sắc do quý-tiết-sanh bên trong lỗ m ũi, và hỏa đại có thể sản sinh ra sắc do quý-tiết-sanh. Những sắc này cũng có màu và là một nhóm tạo ra cùng một vùng ánh sáng. Bên trong lỗ mũi, không chỉ có sắc do tâm-sanh mà còn cả sắc do quý-tiết-sanh.

Vòng Luân Hồi và Vô-ngã (Anatta)

Hỏi: Đức Phật (Buddha) đã nói về vòng luân hồi, và Ngài cũng nói về anatta, vô-ngã. Nếu không có bản ngã, thì ai sẽ đi luân hồi?

Trả lời: Câu hỏi có hai phần. Một phần liên quan đến Tục Đế, và phần kia liên quan đến Chân Đế.

Theo Tục Đế, chúng ta đang lang thang trong vòng luân hồi; còn theo Chân đế, không có ai lang thang trong vòng luân hồi cả. Theo góc nhìn của Tục Đế, có những chúng sinh tái sanh hết lần này đến lần khác.

Theo góc nhìn của chân đế, thì tất cả chỉ là nhân quả – iti imasmiṃ sati, idaṃ hoti… nếu có cái này, sẽ có cái kia. Điều này có nghĩa là tất cả chúng sinh là pháp hữu vi; họ là anatta, là vô-ngã, mà không phải là atta, hay tự-ngã. Điều này chỉ rõ ràng với những người đã chứng ngộ Pháp (Dhamma). Những người chưa trực tiếp thấu suốt vẫn còn hoài nghi. Do không chứng ngộ, chúng ta cảm thấy một cảm giác mạnh mẽ về tự-ngã, và hơn thế nữa là cảm giác của ngã mạn. Thậm chí sẽ đúng hơn khi nói rằng chúng ta tự hào vì chúng ta có sự ngã mạn, mà ngã mạn có liên quan đến tự-ngã (atta). Những người có tự-ngã (atta) mạnh mẽ rất tự hào về bản thân họ. Với những người có ít tự-ngã (atta) thì sự ngã mạn không mạnh bằng.

Đột Quỵ và Việc Cân Nhắc Lựa Chọn Thực Phẩm (Nhân Tố Enzyme)

Hỏi: Phận sự của thân- thanh-triệt là cho phép chúng ta cảm nhận được cảm giác của xúc chạm. Kể từ khi tôi bị đột quỵ, bên phải cơ thể không còn cảm giác nào ngoài đau đớn. Tôi liên tục cảm thấy những cảm giác như bị kim chích hay bị kiến cắn. Tại sao các cảm giác của cơ thể ở bên trái và bên phải của tôi lại hoạt động khác nhau như vậy? Có thể thay đổi điều này không?

Hơn nữa, tôi không còn khả năng phân biệt giữa lạnh và nóng, và không có cảm giác khi người khác chạm vào mình, mặc dù đôi khi tôi có thể do nó gây ra cơn đau dữ dội hơn. Ngoài ra, đột quỵ làm tổn thương nhiều dây thần kinh khác – ví dụ như thị lực của tôi. Khi mọi người đang đi hoặc đang ngồi, tôi nhìn thấy họ một cách nghiêng xéo mặc dù họ không như vậy. Tôi đã mất rất nhiều thời gian để học cách diễn đạt những gì tôi thấy một cách chính xác. Điều này có liên quan đến nhãn-thanh-triệt không? Trước khi đột quỵ, tôi có thể nói nhiều ngôn ngữ khác nhau và biết bơi, nhưng bây giờ tôi đã mất những khả năng này. Tại sao lại như vậy?

Trả lời: Chúng ta cần hiểu chức năng của cơ thể theo hai quan điểm. Một là quan điểm Tục Đế, hai là quan điểm Chân Đế. Những gì tôi đã giải thích trước đây là sắc chân đế và phận sự của từng loại trong số chúng. Nhãn-thanh-triệt có thể nhận được sự đối chiếu (dội vào) của các cảnh sắc; nhĩ- thanh- triệt có thể nhận được sự đối chiếu của cảnh thinh; tỷ-thanh-triệt, sự đối chiếu của cảnh khí; thiệt-thanh-triệt, là của cảnh vị; và thân-thanh-triệt, là của các cảnh xúc. Cơ thể của chúng ta được tạo thành từ tất cả các sắc pháp này.

Theo quan điểm của các nhà khoa học, hay theo quan điểm Tục Đế, việc đi bộ xảy ra do não gửi tín hiệu qua các dây thần kinh đến các cơ ở chân và do đó tạo ra chuyển động. Từ góc nhìn Chân Đế, chúng ta đi bộ là do sự mong muốn (dục), điều này sản sinh ra sắc tâm-sanh, lan rộng khắp cơ thể. Phong đại, thành phần chiếm ưu thế trong các sắc tâm-sanh này, có đặc tính (trạng thái) đẩy, và do đó, nó di chuyển toàn bộ cơ thể về phía trước. Các chuyên gia y khoa và các nhà khoa học thì có lời giải thích khác. Chúng ta phải phân biệt giữa góc nhìn Tục Đế và góc nhìn Chân Đế. Không thể chấm dứt đau khổ trừ khi chúng ta hiểu được góc nhìn Chân Đế. Sự hiểu biết này khác với góc nhìn Tục Đế. Sự khác biệt này là một điểm quan trọng.

Chúng ta có được sức khỏe tốt khi tất cả các thân phần đang phối hợp hài hòa với nhau. Đây là quan điểm Tục Đế. Nếu tất cả các thân phần không hoạt động hài hòa với nhau – ví dụ , nếu một thân phần nào đó bị tổn thương – chúng ta sẽ trở nên bệnh hoạn.

Nhiều căn bệnh mà con người mắc phải là kết quả của sự thoái hóa. Đôi khi chúng ta nghe người già phàn nàn rằng trái cây bây giờ không ngọt như trái cây họ từng ăn khi còn trẻ. Tuy nhiên, trái cây ngày nay thực sự rất ngọt, do đó, lỗi không nằm ở trái cây. Lỗi nằm các giác quan của người già. Khi chúng ta có tuổi, các giác quan của cơ thể giảm đi về số lượng, nên vị giác của chúng ta không còn sắc sảo như lúc trẻ. Cũng vậy, khi chúng ta mắc một căn bệnh nào đó dẫn đến sự thoái hóa, thân-thanh-triệt của chúng ta sẽ không còn nhạy cảm như trước. Nó có thể bị giảm đáng kể ở một số bộ phận. Một vài loại bệnh có thể thay đổi sắc thanh triệt của toàn bộ cơ thể.

Khi tôi bị viêm xương khớp nghiêm trọng, tôi đã đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương, anh ấy đã kê đơn glucosamine. Tôi đã hỏi bác sĩ rằng tôi sẽ cần dùng glucosamine trong bao lâu và anh ấy nói với tôi rằng tôi sẽ phải dùng nó trong suốt quãng đời còn lại. Sau đó, anh ấy dạy cho tôi đôi chút Pháp (Dhamma) và nói, ‘Bhante (Bạch Ngài), với tuổi già, bệnh tật sẽ theo sau. Xin hãy chấp nhận nó.’

Tôi đã sử dụng glucosamine chỉ trong bảy tháng, vì kể từ đó tôi bắt đầu quan tâm đến việc làm thế nào có thể tự giúp bản thân và làm thế nào có thể duy trì sức khỏe thể chất của chính mình. Tôi đã biết làm cách nào để giải quyết vấn đề của riêng tôi. Tôi bắt đầu uống nước ép rau củ, nước ép trái cây và ăn thực phẩm tự nhiên thay vì thực phẩm tinh chế, vì thực phẩm tinh chế không có enzyme, nên chúng ta bị thiếu enzyme cho dù có ăn bao nhiêu thực phẩm tinh chế đi nữa. Tôi khuyến khích quý vị đọc cuốn sách, The Enzyme Factor (tựa tiếng Việt: Nhân tố Enzyme), được viết bởi một chuyên gia từ Mỹ, người đã phát hiện ra cách tiếp cận mới để duy trì sức khỏe. Có lẽ quý vị sẽ khỏe mạnh hơn nhiều nếu làm theo lời khuyên của ông ấy.

Tôi đã gặp phải sự thoái hóa khi còn trẻ, một độ tuổi mà tôi không nên bị đau theo cách như thế. Bất chấp tình trạng của tôi, tôi đã có thể cải thiện sức khỏe của mình bằng cách thay đổi cách ăn uống. Đây là lý do vì sao tôi đã nói về sắc vật-thực-sanh; nó rất quan trọng, bên cạnh sắc tâm-sanh. Chúng ta bị các loại bệnh khác nhau do thực phẩm chúng ta ăn. Nếu quý vị muốn duy trì hoặc cải thiện sức khỏe thể chất của mình, quý vị cần thay đổi cách ăn và thực phẩm mình ăn vào.

Hầu như tất cả những điều này được giải thích trong cuốn sách Nhân tố Enzyme.

Tôi đã ngừng dùng glucosamine vì tác dụng phụ của nó và vì nó không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nó đã giúp tôi hoàn thành công việc hằng ngày, nhưng vẫn không được như trước đây. Tôi trở thành một người già nua. Tôi không thể di chuyển nhanh nhẹn mà cần phải đi một cách chậm chạp. Tôi cần phải rất cẩn thận khi lên xuống cầu thang. Sự cẩn thận như vậy rất khác với những gì chúng ta có thể làm khi khỏe mạnh, vì vậy tôi quyết định tìm cách thức tự nhiên.

Chúng ta cần nương tựa vào kiến thức mình có, và chúng ta phải giải quyết các vấn đề tiềm ẩn. Đôi khi chúng ta có thể chống lại các triệu chứng một cách trực tiếp, nhưng phần lớn chúng ta cần phải giải quyết các vấn đề tiềm ẩn. Những khó khăn được nêu trong câu hỏi này là do các vấn đề tiềm ẩn. Nếu người đặt câu hỏi khi khỏe mạnh đã có kiến thức đúng về cách duy trì sức khỏe, thì những khó khăn như vậy sẽ không xảy ra. Chúng ta sẽ đau khổ rất nhiều nếu bất cẩn về cách ăn uống và những gì mình ăn vào. Cuốn sách sẽ giải thích những gì chúng ta đang làm sai; nó giống như một cuộc cách mạng. Nếu đọc nó, chúng ta sẽ thấy rằng phần lớn kiến thức trước đây của mình là sai lầm. Nhờ nó mà tôi đã thay đổi hoàn toàn thói quen của mình.

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app