Sự Thật được Dạy bởi Tất Cả Chư Phật

Sáu Môn

Một thuật ngữ khác liên quan đến sáu giác quan là ‘sáu môn’. Danh từ ‘cửa’ hay ‘môn’, biểu thị kênh truyền mà thông qua đó tâm tương tác với các cảnh của nó.

Đối với năm giác quan vật lý, mỗi môn tương ứng với sắc-thanh-triệt của nó. Do đó, nhãn-môn là sắc nhãn-thanh-triệt, nhĩ- môn là sắc nhĩ- thanh-triệt, v.v. và thân-môn là sắc thân-thanh-triệt. Giờ đây ta sẽ nhận ra rằng, trong năm giác quan vật lý thì sắc- thanh-triệt tương ứng đóng vai trò như là cả căn (vật) và môn.

Như thế, nhãn-thanh-triệt vừa là căn (vật) cho sự sinh khởi của nhãn-thức cùng với các sở- hữu-tâm phối hợp với nó, cũng vừa là môn mà qua đó màu của cảnh sắc có thể tiếp cận được với những danh pháp đang sinh khởi trong lộ nhãn-môn.

Nhãn-thanh- triệt vừa là nhãn-căn cũng vừa là nhãn-môn. Tương tự, nhĩ-thanh-triệt vừa là nhĩ-căn vừa là nhĩ- môn, v.v. cho đến thân-thanh-triệt vừa là thân-căn cũng vừa là thân-môn.

Đối với giác quan thứ sáu, đó là tâm thức có sắc-ý -vật là ý-căn – sắc-ý-vật là chỗ nương cho sự sinh lên của danh pháp; nhưng lại có ý-môn là tâm hữu phần (bhavaṅga), còn được gọi là hộ kiếp. Bhavaṅga tâm hữu phần thì sáng chói, và nó sinh khởi dựa trên sắc-ý-vật. Khi nhớ lại điều gì đó mà người ta đã từng nghe – chẳng hạn, trong một bài Pháp thoại – thì sự nhớ lại này sinh khởi tại ý-môn. Việc nhớ lại và ký ức có liên quan đến ý-môn. Mọi cảnh mà chúng ta đã từng trải nghiệm và gặp gỡ trong cuộc đời có thể được ghi nhớ bằng ý-môn – các cảnh của việc nhìn, nghe, ngửi, nếm và xúc chạm.

Mỗi khi có bất kỳ cảnh nào trong năm sắc cảnh (ngũ trần) dội vào hay đối chiếu với môn tương ứng, nó cũng đồng thời đối chiếu với ý-môn bhavaṅga trong cùng một lúc. Cảnh sắc đối chiếu với nhãn- thanh-triệt và với cả tâm hữu phần (bhavaṅga) (tức là ý-môn) cùng một lúc. Cảnh thinh đồng thời dội vào nhĩ-môn và cả ý-môn, cảnh khí dội vào tỷ-môn và ý-môn, cảnh vị vào thiệt-môn và ý-môn, và cảnh xúc vào thân -môn và ý- môn. Mọi sắc cảnh đều đối chiếu với hai môn đồng thời cùng một lúc.

Để làm cho điều này rõ ràng hơn, hãy lấy việc trải nghiệm nghe nhạc rất lớn với âm bass nặng làm ví dụ. Âm thanh dội vào nhĩ- thanh-triệt, và đồng thời nó cũng dội vào ý-môn chính là tâm hữu phần (bhavaṅga). Do đó, người ta có thể cảm nhận rõ ràng các rung động ở khu vực trái tim ngoài việc nghe âm thanh. Với Định tâm, một người có thể biết và thấy điều này một cách trực tiếp.

Cảnh của Các Môn Giác Quan

Các giác quan và cảnh của chúng cần đôi lời giải thích. Trong danh sách hai mươi tám loại sắc pháp, lưu ý rằng năm sắc-thanh-triệt được liệt kê, nhưng chỉ có bốn cảnh đối chiếu – cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí và cảnh vị (màu sắc, âm thanh, mùi và vị). Thân-thanh-triệt, hay thần kinh thân, có cảnh đối chiếu của nó là cảnh xúc. Những gì thân-thanh-triệt có thể cảm nhận được là địa đại, hỏa đại và phong đại (đất, lửa và gió), hay chính xác hơn là các đặc tính (trạng thái) của các đại ấy, đó là cứng, mềm, nhám, mịn, nặng, nhẹ, nóng, lạnh, đẩy và nâng đỡ. Những cảnh xúc này đã bao gồm trong bảng phân loại là ba đại (đất, lửa, gió) trong tứ đại. Thủy đại không phải là cảnh của thân-thanh-triệt, vì các trạng thái của thủy đại – chảy ra và kết dính – không phải là cảnh xúc. Những gì một người cảm nhận được khi người ấy ‘xúc chạm’ với nước là đặc điểm của ba đại còn lại, trong khi đặc điểm của thủy đại – chảy ra và kết dính – chỉ là những cảnh của tâm.

Sắc Thinh

Hãy nhớ lại tám sắc bất ly là địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, sắc, khí, vị và vật thực (đất, nước, lửa, gió, màu sắc, mùi khí, vị và dưỡng chất). Sắc thinh (âm thanh) không nằm trong số đó. Sắc thinh cũng không nằm trong số các loại sắc khác nhau có trong các giác quan. Tuy nhiên, trong số hai mươi tám loại sắc pháp, sắc thinh được liệt kê là rūpa sắc cụ thể hay là sắc thành tựu.

Sắc Thinh (âm thanh) thực sự là có thật, nhưng không giống như các rūpa sắc thành tựu khác như hỏa đại hoặc sắc vật thực (dưỡng chất). Như chúng ta đã thảo luận trước đó, một trạng thái của địa đại là cứng. Sắc thinh chỉ được tạo ra khi địa đại trong một bọn sắc va chạm với địa đại trong một bọn sắc khác. Kết quả là lúc này bọn sắc gồm có tám sắc bất ly cộng với sắc thinh, và bọn sắc kalāpa ấy với nhóm chín sắc của nó, được gọi là một ‘bọn thinh chín pháp’. Do đó, khi hít vào thở ra, chúng ta có thể nghe thấy tiếng thở của mình, bởi vì thinh (âm thanh) được tạo ra do sự va vào nhau giữa địa đại của các kalāpa tham gia vào quá trình thở. Theo cách này, thì sắc thinh là rūpa sắc thành tựu. Khi một người đã đắc Định, người ấy sẽ có thể quán sát nhữ ng bọn sắc kalāpa li ti có trong hơi thở và sẽ tự mình biết điều này.

Lời nói cũng xảy ra tương tự. Ý muốn nói sinh ra nhiều kalāpa sắc-tâm-sanh lan tỏa khắp cơ thể; nhưng khi các thiền sinh quán sát giọng nói được tạo ra như thế nào, họ phải chú ý đến các kalāpa sắc-tâm -sanh này chủ yếu lan tỏa xung quanh các dây thanh quản và đặc biệt chú ý đến địa đại trong các kalāpa đó. Các thiền sinh cũng phải quán sát tính cứng của địa đại trong các bọn sắc-nghiệp-sanh ở các dây thanh quản. Khi địa đại trong các kalāpa sanh ra do ý muốn nói và địa đại trong các kalāpa sắc-nghiệp-sanh của các dây thanh quản va chạm với nhau ở khu vực dây thanh quản ấy, thì sắc thinh (âm thanh) của giọng nói được tạo ra.

Vì giọng nói được tạo ra dựa vào những bọn sắc-nghiệp-sanh trong các dây thanh quản, nên phẩm chất giọng nói của một người là quả của nghiệp quá khứ. Giọng nói sẽ thể hiện phẩm chất đặc biệt tùy theo nghiệp của người ấy, vì vậy ở một mức độ nào đó, ba-la-mật (pāramī) của một người có thể được biết bằng cách lắng nghe giọng nói của cô ấy hay anh ấy. Do vậy, chúng ta nên quán chiếu và suy xét rằng những hoàn cảnh của mình chịu phụ thuộc vào nghiệp của chính mình nhiều đến dường nào, thậm chí nhiều cho đến mức nếu một người đã tích lũy nghiệp thiện thì người ấy sẽ có một giọng nói rất hay. Điều này áp dụng cho bản thân cũng như những người mình gặp gỡ. Đôi khi có những người mà giọng nói của họ khiến cho quý vị thích lắng nghe; nhưng vào lúc khác, giọng nói của một người lại làm cho quý vị chẳng muốn nghe. Đây là do nghiệp quá khứ tương ứng của họ. Những người không nói dối trong quá khứ, hoặc không sử dụng lời nói thô ác, hay không tham gia vào những cuộc nói chuyện vô bổ hoặc nói xấu sau lưng thì có một giọng nói dễ chịu. Mọi người muốn được nghe giọng nói như vậy và lắng nghe một người như vậy nói. Cho nên, quý vị cần phải thay đổi nghiệp của mình ngay trong kiếp sống này.

Khi làm công việc hoằng pháp, chúng ta cần quan sát mọi người, đặc biệt là cách ai đó nói và trò chuyện với người khác. Chúng ta cần đánh giá cảm giác của mọi người sau khi nghe ai đó nói, và quan điểm của họ về người ấy là gì sau khi lắng nghe từ anh ta. Điều đó rất quan trọng. Về vấn đề này, Đức Phật (Buddha) đã nói, ‘Mahāpuññā nāma manāpakathā honti’ – ‘Một người phước lớn có lời nói lôi cuốn mà ai ai cũng thích nghe.’47 Đức Phật (Buddha) là Người toàn hảo, đại phước mahapuññā, Người có phước lớn, vì thế bất cứ ai nghe Ngài nói đều cảm kích vô cùng. Họ yêu thích ngôn từ của Ngài. Giọng nói của Ngài như một vị Phạm thiên (brahmā), rất êm ái và ngọt diệu. Thật hạnh phúc biết bao khi quý vị được nghe giọng nói của Đức Phật (Buddha)! Do đó, để làm tốt phận sự hoằng pháp, chúng ta phải có đại phước mahāpuññā, vì lời nói của chúng ta có liên quan đến nghiệp quá khứ; nếu không mọi người sẽ không chịu lắng nghe chúng ta nói. Tương tự, nếu muốn biết một vị thầy nào đó có pāramī ba-la-mật tốt và nghiệp tốt hay không, chúng ta có thể quan sát những người đang lắng nghe vị ấy, xem họ có hoan hỷ với những gì họ được nghe hay không, họ có muốn nghe, hoặc có sẵn sàng lắng nghe hay không. Những điều như vậy phụ thuộc vào nghiệp đã tích lũy của vị thầy. Một vị thầy có vị trí xã hội cao, địa vị cao ở thế gian, trình độ học vấn và bằng cấp học thuật quốc tế không thực sự quan trọng. Chúng ta cần quan sát những vấn đề này một cách cẩn thận khi chúng ta để ai đó làm công việc hoằng pháp. Đây là điều mà quý vị có thể chưa được nghe nói từ bất kỳ ai khác; đây là sự hiểu biết của bản thân tôi và tôi đang chia sẻ với quý vị.

Tuy nhiên, có rất nhiều puñña, rất nhiều phước nghĩa là không nhất thiết người đó có giọng nói hay; cũng không phải chỉ những người có giọng nói hay mới có nhiều phước. Một người có thể không có giọng nói hay nhưng vẫn có thể có nhiều phước. Người như vậy sẽ là người biết cách nói và cách lựa lời khi nói, để cho mọi người muốn lắng nghe. Chắc chắn có những người như vậy – nhữ ng người mà người khác chịu lắng nghe, không phải vì giọng nói hay mà vì những gì họ nói làm người khác hoan hỷ. Mặt khác, một giọng nói tuy dễ chịu nhưng khó được lắng nghe nếu họ cứ nói những gì họ muốn nói mà không quan tâm đến bất cứ ai khác.

Một người cần rèn luyện bản thân để biết cách nói, bởi vì đó là cách hoàn thiện ba-la-mật (pāramī) để có giọng nói hay và ba-la -mật tốt cho tương lai. Trên hết, chúng ta cần nói điều nên nói, không phải điều chúng ta muốn nói; và khi nói điều cần phải nói, chúng ta hãy chọn đúng từ để nói. Chúng ta phải đánh giá xem thời gian và địa điểm có phù hợp hay không, người nghe có sẵn lòng lắng nghe và có được lợi lạc hay không.

Đức Phật (Buddha) biết tất cả một cách thấu đáo, vì vậy lời nói của Ngài luôn thích hợp theo những cách này. Đối với chúng ta, những người không hoàn hảo, chúng ta cần xem xét cẩn thận những câu hỏi sau – nói cho ai, khi nào nên nói, khi nào không nên nói; những từ nào nên sử dụng, và những từ nào không nên sử dụng. Chúng ta cần phải rèn luyện những điều này. Lời nói phù hợp đòi hỏi phải có Niệm về phần chúng ta, cũng như mettā lòng từ đối với người mà chúng ta sẽ nói chuyện. Với giọng nói hay, chúng ta có thể hoàn thiện ba-la-mật (pāramī) . Nếu nói theo cách nên nói, quý vị có thể hoàn thiện tất cả mười ba-la-mật (pāramī) cùng một lúc, chỉ bằng cách nói chuyện với ai đó. Tôi đã giải thích điều này đầy đủ trong một cuốn sách khác.

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app