Sự Thật được Dạy bởi Tất Cả Chư Phật

Câu Hỏi Liên Quan Đến Cái Chết và Hấp Hối Phần 3

Một Cái Chết Đột Ngột là Tốt hay Xấu?

Hỏi : Nếu ai đó chết đột ngột vì đau tim khi tập thể dục hoặc ăn uống, hầu hết sẽ nghĩ rằng anh ta đã có một cái chết tốt vì anh ta không phải trải qua đau khổ kéo dài trước khi chết. Tuy nhiên, nếu anh ta chưa sẵn sàng để chết trong trường hợp này, đó có thực sự là một cái chết tốt hay không?

Trả lời: Chúng tôi không thể đưa ra bất kỳ quyết định rõ ràng nào chỉ dựa trên cách tử vong. Ở trên, tôi đã kể lại câu chuyện về người thiền sinh bị tra tấn, bị chém một nhát vào đầu, bị rơi xuống nước và bị ngạt nước mà chết.89 Nói chung, một cái chết như vậy là rất xấu. Chúng ta sẽ có khuynh hướng nói rằng anh ta sẽ không được tái sinh trong một cõi tốt lành. Nhưng may mắn cho anh ta, cảnh của lộ tâm cuối cùng, còn được gọi là lộ cận-tử, là hành động dâng trái cây cho một vị Tỳ-khưu (bhikkhu).

May mắn như vậy là gần như không chắc chắn nhưng không phải là không thể. Cách chúng ta chết không nhất thiết chỉ ra nơi chúng ta sẽ tái sinh; yếu tố quyết định là cảnh xuất hiện vào thời điểm cận kề cái chết. Ví dụ, khiêu vũ không phải là một hoạt động thiện lành. Trong khi ai đó đang nhảy múa, trạng thái của tâm phát sanh chủ yếu là sự dính mắc vào cảm xúc, bắt nguồn từ tham, và đó có thể là nguyên nhân rơi vào bốn đọa xứ. Khiêu vũ là bất thiện. Tập thể dục cũng có thể là bất thiện, nếu nó được thúc đẩy bởi sự dính mắc vào thân thể này. Người ấy có thể tập thể dục với ý nghĩ, ‘Tôi muốn làm cho cơ thể mình mạnh mẽ; Tôi muốn làm cho cơ thể của tôi đẹp đẽ.’ Một người chết với trạng thái tâm này không thể được tái sinh trong một cõi lành. Tương tự ăn uống cũng có thể đi cùng với trạng thái tâm tham, bởi một tâm dính mắc vào khoái lạc.

May mắn thay, tâm rất nhanh; có thể rất nhanh chóng chuyển sự tập trung từ cảnh này sang cảnh khác. Cảnh cận-tử quyết định đích đến tương lai của một người; vì một người sắp chết có thể trải qua một số trạng thái tâm thiện và bất thiện khác nhau, chúng ta không thể nói chắc chắn cõi nào anh ấy sẽ tái sinh chỉ dựa trên cơ sở cách anh ta chết. Nghiệp của anh ấy sẽ xác định nơi anh ấy tái sinh.

Vì vậy, chúng ta nên thường xuyên nỗ lực rất nhiều để tích lũy nghiệp thiện thường- hành (thường-cận- y). Nhiều cư sĩ thuần thành ở các quốc gia Phật giáo có thói quen niệm ‘Phật ( Buddha), Pháp (Dhamma), Tăng (Saṅgha).’ Nếu có chuyện gì xảy ra, họ niệm ‘Buddha, Dhamma, Saṅgha.’ Nó trở thành một phản xạ hoặc thói quen, và họ luôn dùng ba từ này. Chúng ta cũng có thể tùy niệm (phản chiếu) Ân Đức Phật (Buddha) bằng cách niệm ‘arahaṃ, arahaṃ’ (‘A- la-hán, A-la-hán’). Nghiệp ấy sau đó có thể đủ mạnh để xuất hiện vào lúc cận- tử, mặc dù điều đó cũng không chắc chắn là như vậy.

Dù cho chúng ta chọn gì đi nữ a, chúng ta cũng nên tận dụng mọi cơ hội để tham gia thự c hành Pháp (Dhamma) cao thượng, đó là điều chúng ta mới có thể thực sự dựa vào. Tất cả các nghiệp khác ít chắc chắn hơn nhiều. Chúng ta nên cố gắng một cách nghiêm túc để chứng ngộ Pháp (Dhamma) ngay chính kiếp sống này. Cầu mong quý vị tham gia thực hành để biết và thấy Pháp (Dhamma) cao thượng trong chính cuộc đời này!

Nơi Nào Nên Nhắm Đến Sau Khi Chết?

Hỏi : Liên quan đến việc chuẩn bị cho cái chết, một loại tái sinh nào là đáng mong đợi nhất? Một chư thiên vẫn có thể rơi vào địa ngục từ cõi Chư Thiên Dục Giới (deva) khi năm dấu hiệu suy hao xuất hiện. Giải thoát dường như cũng khó đạt được ngay cả trong cõi Chư Thiên Dục Giới (deva).

Trả lời: Trước hết, nếu muốn chọn nơi tái sinh, quý vị cần phải thực hành để trở thành bậc Sotāpanna, Thánh Nhập Lưu, bởi vì chỉ khi đó, quý vị mới có thể chọn được hiện hữu tương lai của mình. Hiện hữu trong tương lai của tất cả phàm nhân là không chắc chắn, và họ giống như những chiếc lá rơi từ trên cây. Khi gió thổi mạnh, những chiếc lá rơi, và không ai có thể cho biết chúng sẽ hạ cánh ở đâu. Cái chết của những phàm nhân cũng vô định tương tự.

Một ngày nọ, Đức Phật (Buddha), trong khi đi bộ với nhiều đệ tử, đã lấy một ít đất đặt trên móng tay của Ngài và hỏi các đệ tử của Ngài, ‘Các ông nghĩ thế nào, này các Tỳ-khưu, cái nào nhiều hơn, một ít đất Ta lấy trên đầu móng tay, hay quả đất lớn này?’ Câu hỏi của Đức Phật ( Buddha) rất rõ ràng đến nỗi ngay cả một đứa trẻ còn rất nhỏ cũng có thể trả lời chính xác. Các Tỳ-khưu trả lời, ‘Một ít đất mà Thế Tôn lấy trên đầu ngón tay không thể nào so sánh với quả đất to lớn này. Quả đất này rất rất rộng lớn.’ Đức Phật (Buddha) tiếp tục, ‘Cũng vậy, khi con người chết đi, số nhiều sẽ rơi vào bốn đọa xứ, nhưng chỉ một số ít được tái sinh làm người và chúng sinh thiên giới. Khi chư thiên ( deva) chết đi, số nhiều rơi xuống bốn cõi khổ, mà rất ít được tái sinh làm chúng sinh thiên giới hay nhân loại. Khi các con vật chết đi, số nhiều lại bị đọa vào bốn cõi khổ, nhưng chỉ số ít được tái sinh làm người hay chúng sinh thiên giới.’90

Nếu chúng ta là phàm nhân bình thường, cuộc sống của chúng ta là vô định. Bất cứ nghiệp nào xuất hiện vào thời điểm cận-tử sẽ quyết định đích đến tương lai của chúng ta. Chúng ta cần chuẩn bị để đối mặt với khoảnh khắc cuối cùng của mình. Điều chính yếu là đối mặt nó với tâm an tĩnh. Khi chúng ta bị bệnh, chúng ta cảm thấy đau khổ và không thể giữ tâm bình an. Chúng ta không hài lòng với hoàn cảnh của mình và đấu tranh chống lại chúng. Chúng ta khá quen thuộc với trạng thái tâm này. Chúng ta cần phải phát triển trạng thái tâm đối nghịch với trạng thái mà chúng ta đã quen thuộc.

Trừ khi chúng ta huân tập, còn không chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong trạng thái tâm quen thuộc của mình. Chúng ta sẽ bị dính vào bất cứ điều gì không mong muốn xảy ra và do đó cảm thấy rất đau khổ. Chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ nếu trải nghiệm những điều ưa thích. Đây là cách chúng ta hành động trong cuộc sống, và cách chúng ta ứng xử và phản ứng với những gì chúng ta gặp phải.

Chúng ta cần duy trì tâm bình an trong mọi điều kiện. Điều này có nghĩa là phát triển tâm xả đối với cả các đối tượng mong muốn và không mong muốn. Chúng ta cần dành thời gian để huân tập theo cách này; vì nó không xảy ra ngay lập tức.

Tâm Tử và Sát-na Cận-Tử

Hỏi: Theo tôi hiểu, cảnh cận-tử khởi sinh quyết định nơi một người được tái sinh; và cảnh cận-tử này trong tâm tử của kiếp trước là cảnh của tâm tái-tục của kiếp này, tâm hữu phần (bhavaṅga), và tâm tử của kiếp này. Trong trường hợp đó, nếu cùng một cảnh xuất hiện trong tâm tử, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ được tái sinh ở cùng một nơi do cùng một nghiệp. Nó dường như sẽ tiếp tục vô tận theo cách này – chúng ta sẽ mãi mãi tái sinh ở cùng một nơi do cùng một nghiệp, nếu đối tượng luôn luôn giống nhau ở tâm tử cuối cùng.

Trả lời: Tâm tử ( cuti citta trong Pāḷi) không phải là một với tâm trong lộ cận-tử. Đúng là, trong một kiếp hiện hữu nhất định, các cảnh của tâm tái-tục (paṭisandhi), hữu phần (bhavaṅga) và tâm tử là giống nhau. Tâm tử là tâm xảy ra vào sát- na cuối cùng của một kiếp hiện hữu nhất định. Trước tâm tử, có một lộ tâm cuối cùng được gọi là lộ cận -tử. Nghiệp mà có thể cho quả của nó không xuất hiện vào thời điểm của tâm tử. Chỉ có nghiệp (kamma) mà xuất hiện trong lộ cận-tử của một kiếp hiện hữu nào đó mới quyết định kiếp hiện hữu tiếp theo.

Khi Chết, Danh hay Sắc Diệt Trước?

Hỏi: Quá trình chết là gì? Khi một người chết, liệu cả hai danh và sắc có cùng chấm dứt không? Có phải thân này chấm dứt khi tâm tử phát sanh? Hay sự chấm dứt của cái này trước cái kia?

Trả lời: Khi một người chết, danh pháp diệt. Tâm trí không còn hoạt động. Khi danh pháp ngừng hoạt động, người ấy chết. Sắc do nghiệp-sanh diệt; sau đó sắc do vật-thực-sanh chấm dứt vì người ấy không thể hấp thụ thực phẩm được nữa.

Có hai quan điểm về sự chấm dứt của sắc do tâm-sanh. Một là sắc do tâm-sanh vẫn phát sanh khi tâm tử sanh khởi. Và quan điểm còn lại là tâm tử và các sở-hữu hợp của nó quá yếu đến mức chúng không thể tạo ra sắc do tâm-sanh.

Chúng ta có thể tự mình xác định liệu sắc do tâm-sanh có còn phát sanh khi tâm tử sinh khởi hay không khi chúng ta có thể thực hành đến cấp độ đó. Một xác chết chỉ được tạo thành từ sắc do quý-tiết- sanh. Tuy nhiên, nếu chúng ta chú ý với minh sát về tứ đại của xác chết và phân tích chúng, chúng ta sẽ thấy nhiều kalāpa mờ đục. Sắc do quý-tiết-sanh là các kalāpa mờ đục; nhiều sắc do nghiệp- sanh là trong suốt. Nếu chúng ta thẩm tra, chúng ta sẽ thấy rằng các sắc trong suốt do nghiệp- sanh đến từ những con sâu bọ bên trong xác chết. Chúng đang ăn. Chúng là những chúng sanh hữu tình tạo ra sắc do nghiệp-sanh, mà chúng ta có thể nhận biết rõ với minh sát của mình.

Sự Chấm Dứt của Tâm khi Chết

Hỏi: Khi một người chết, các tâm thức ở sáu căn (giác quan) đồng thời chấm dứt hay chúng diệt theo một trình tự nhất định, nối tiếp nhau?

Trả lời: Đôi khi các chúng sinh chết vì thọ mạng đã hết; đôi khi chúng chết đột ngột, có lẽ trong một tai nạn. Trong trường hợp sau, rõ ràng không có sự chấm dứt tâm theo thứ tự. Khi một người chết, nhiệt độ cơ thể sẽ hạ thấp từ từ cho đến khi cuối cùng không còn hơi ấm nữa và cơ thể trở nên lạnh. Đây là tình trạng của một người sắp chết. Cũng không còn danh pháp nữa; tâm trí không còn hoạt động. Tâm hữu phần (bhavaṅga) , là ý-môn, cũng ngừng hoạt động. Khi đó người ấy chết. Chúng ta không thể nói thêm về tâm thức ở giác quan nào hay môn nào sẽ chấm dứt trước. Có nhiều nguyên nhân đưa đến cái chết, và những cách chết rất khác nhau – một số người chết rất nhanh trong một tai nạn, trong khi những người khác chết sau khi chịu đựng đau khổ trong một thời gian dài. Các tình huống chết đều khác nhau.

Như Đức Phật (Buddha) đã hướng dẫn, chúng tôi dạy niệm sự chết (maraṇānussati) bằng cách quán sát về việc cắt đứt mạng quyền. Nói một cách đơn giản nhất, việc cắt đứt mạng quyền là điểm dừng của tâm hữu phần (bhavaṅga). Đây là cách chúng ta thực hành niệm sự chết.

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app