Sự Thật được Dạy bởi Tất Cả Chư Phật

Kính Lễ Bậc Đáng Kính

Bây giờ chúng ta sẽ nói về phước lành thứ ba và cuối cùng được đề cập trong đoạn đầu tiên của bài Kinh Phước Lành (Maṅgala Sutta). Nguyên văn như sau: ‘pūjā ca pūjanīyānaṃ’ – ‘Kính lễ bậc đáng lễ’. Do đó, phước lành thứ ba là tôn kính (pūjā) những người xứng đáng được tôn kính (pūjanīyānaṃ).

Chư Phật Toàn Giác xứng đáng được tôn kính nhất vì các Ngài không còn tiền khiên tật và sở hữu mọi đức hạnh. Chư Vị hoàn hảo và toàn diện. Tiếp theo sau là Chư Phật Độc Giác (Pacceka Buddha) và các Bậc Thánh Thanh Văn. Ngay cả khi chúng ta kính lễ Chư Vị chỉ bằng cách thức nhỏ bé, hay chỉ là một chút, cũng sẽ góp phần rất lớn vào hạnh phúc và lợi lạc của mình trong thời gian lâu dài. Chỉ với hai ví dụ của người thợ kết vòng hoa SumanaMallikā sẽ giúp cho chúng ta thấy về sự lợi lạc lớn lao đến dường nào mà một người nhận được, chỉ bằng những cử chỉ kính trọng và sự tôn sùng thậm chí rất nhỏ bé đối với một Vị Phật.

Người thợ làm vòng hoa tên Sumana cung ứng hoa nhài mỗi sáng cho Vua Bimbisāra xứ Rājagaha. Một ngày nọ, khi ông đi đến cung điện của nhà vua với những bông hoa nhài, ông nhìn thấy Đức Phật (Buddha) đang đi vào thành để khất thực. Đức Phật (Buddha) được bao quanh bởi vầng hào quang và cùng đi với nhiều vị Tỳ-khưu ( bhikkhu). Nhìn thấy Đức Phật (Buddha) trong hào quang rực rỡ của Ngài, Sumana cảm thấy một mong muốn mãnh liệt cúng dường hoa nhài đến Đức Phật (Buddha). Ngay lập tức, anh ấy quyết định rằng, ngay cả khi nếu nhà vua đuổi anh ta ra khỏi đất nước hoặc trừng phạt bằng cái chết, anh ta cũng sẽ không dâng hoa cho nhà vua vào ngày hôm ấy. Cho nên anh ta đã rải những bông hoa nhài đó cúng dường đến Đức Phật (Buddha), và tung hoa về phía hai bên của Đức Phật (Buddha), đằng sau Ngài, và phía trên đầu Ngài nữa.

Những bông hoa mà Sumana tung lên phía trên đầu Đức Phật (Buddha) vẫn treo lơ lửng trong không trung và tạo thành một tán hoa, trong khi những bông hoa được tung phía sau và hai bên tạo thành những bức tường hoa. Những bông hoa này vẫn giữ nguyên vị trí như vậy và bay theo Đức Phật (Buddha) khi Ngài di chuyển rồi dừng lại bất cứ khi nào Ngài dừng lại. Đức Phật (Buddha) tiến bước, được bao quanh bởi những bức tường hoa và bên dưới một tán hoa, cùng với những tia sáng sáu màu phát ra từ sắc thân của Ngài. Theo sau Ngài là một đoàn tùy tùng lớn, khi hàng ngàn người trong thành và xung quanh thành Rājagaha ra khỏi nhà để tỏ lòng tôn kính đến Đức Phật (Buddha). Đối với Sumana, toàn bộ cơ thể anh ấy ngập tràn sung mãn hỷ (pīti).

Vợ của người thợ làm vòng hoa Sumana sau đó đã đến gặp đức vua và nói rằng cô không liên quan gì đến việc chồng mình không cung ứng hoa cho nhà vua trong ngày hôm đó. Nhưng đức vua, chính là một vị Nhập Lưu Sotāpanna, cảm thấy rất hoan hỷ về nhữ ng gì Sumana đã làm với những bông hoa ấy. Nhà vua bước ra để nhìn ngắm cảnh tượng tuyệt vời và tỏ lòng tôn kính đến Đức Phật (Buddha). Nhà vua cũng nhân cơ hội này cúng dường vật thực đến Đức Phật (Buddha) và các đệ tử của Ngài. Sau khi thọ trai, Đức Phật (Buddha) trở lại tịnh xá, và nhà vua đi theo tiễn Ngài một đoạn đường. Khi trở lại cung điện, vua Bimbisāra đã gửi đến Sumana và ban tặng cho anh ta một phần thưởng gồm tám con voi, tám con ngựa, tám nô lệ nam, tám tỳ nữ, tám bộ trang sức lộng lẫy, tám nghìn đồng tiền vàng, tám thiếu nữ và tám ngôi làng tuỳ chọn.

Quay trở lại tịnh xá, những bông hoa rơi xuống theo cách của chúng khi Đức Phật (Buddha) bước vào Hương Phòng (Gandhakuṭi). Tôn giả Ānanda đã hỏi Đức Phật (Buddha) về những lợi ích mà Sumana sẽ đạt được bởi thiện nghiệp mà anh ta đã làm trong ngày hôm đó. Đức Phật (Buddha) trả lời rằng, bởi vì Sumana đã cúng dường Đức Phật (Buddha) mà không quan tâm gì đến mạng sống của chính mình, Sumana sẽ không tái sanh trong bốn đọa xứ trong một trăm ngàn đại kiếp tiếp theo, và cuối cùng anh ta sẽ trở thành một vị Phật Độc Giác (Pacceka Buddha). Đêm đó, vào cuối bài giảng như thường lệ, Đức Phật (Buddha) đã nói lên bài kệ như sau:32

Và nghiệp làm chánh thiện,

Làm rồi không ăn năn,

Hoan hỷ, ý đẹp lòng,

Hưởng thọ quả dị thục.

Ví dụ của Sumana cho chúng ta thấy việc tôn kính một vị Phật ngay cả khi chỉ bằng một cách thức nhỏ bé cũng sẽ góp phần lớn lao đến dường nào cho lợi lạc và hạnh phúc của chúng ta trong thời gian lâu dài về sau.

Chúng ta sẽ liên hệ đến một ví dụ khác, đó là của Mallikā33. Hoàng hậu Mallikā ban đầu là một cô gái bán hoa nghèo. Một ngày nọ, cô đi đến khu vườn và mang theo một ít cháo đặc để ăn. Khi đó cô nhìn thấy Đức Phật (Buddha) đang đi khất thực. Niềm tịnh tín lớn lao nảy sinh trong cô, và cô tự nhiên bỏ hết tất cả phần cháo đặc vào bát của Ngài với niềm hỷ lạc dâng trào. Rồi cô tôn kính đảnh lễ. Sau đó, Đức Phật (Buddha) mỉm cười và nói với Tôn giả Ānanda rằng, do kết quả cúng dường của cô, Mallikā sẽ trở thành chánh hậu của vua Pasenadi trong chính ngày hôm ấy.

Vua Pasenadi đang cưỡi ngựa trở về thành Sāvatthī sau trận chiến với Vua Ajātasattu. Nhà vua đã thua trận và không được vui. Mallikā ở trong khu vườn và đang ca hát vì niềm hỷ lạc mà cô cảm nhận được từ sự cúng dường của mình. Vua Pasenadi nghe cô hát và tiến lại gần. Nhà vua trò chuyện với cô và nhận ra rằ ng cô chưa kết hôn. Rồi nhà vua ở bên cô ấy một lúc và cô an ủi ngài. Sau đó, nhà vua được cha mẹ cô cho phép cưới cô ấy, trong ngay hôm đó, nhà vua đã phong cô thành chánh hậu của mình. Sự cúng dường hoan hỷ của Mallikā và sự cung kính của cô đối với Đức Phật (Buddha) đã vận hành như là hiện báo nghiệp (nghiệp cho quả tức thì).

Những ví dụ này cho thấy sự tôn kính Chư Phật, dù chỉ bằng cách nhỏ bé, cũng sẽ góp phần rất lớn cho lợi lạc và hạnh phúc của chúng ta trong thời gian lâu dài về sau. Sự lợi lạc và hạnh phúc nhờ vào tôn kính Chư Phật Độc Giác và các Bậc Thánh Thanh Văn cũng nên được hiểu theo cách tương tự. Tuy nhiên, một điều thậ m chí còn lợi lạc hơn cả kính lễ bậc đáng lễ bằng sự cúng dường vật chất, chính là kính lễ Chư Vị một cách chân chánh bằng việc thực hành Pháp (Dhamma). Do đó, một cư sĩ thực sự tôn kính Đức Phật (Buddha) bằng cách thọ Tam Quy và giữ giới – năm giới trong những ngày bình thường và tám giới trong những ngày bát quan trai giới uposatha. Một người xuất gia thực sự tôn kính Đức Phật (Buddha) bằng cách hoàn thành tứ thanh tịnh giới, trong đó bao gồm: Pāṭimokkha-saṃvara-sīla (Biệt biệt giải thoát thu thúc giới), Indriya-saṃvara-sīla (Lục căn thu thúc giới), Ājīva-pārisuddhi-sīla (Chánh mạng thu thúc giới), Paccaya-sannissita-sīla (Quán tưởng thọ vật dụng giới).

Giống như Đức Phật (Buddha) đã nói với Tôn giả Ānanda tại Kusinārā ngay trước thời điểm Ngài nhập diệt Níp-bàn (Parinibbāna):34

Này Ānanda, các cây sāla song thọ tự nhiên trổ hoa trái mùa tràn đầy cành lá, những đóa hoa này rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Những thiên hoa san hô từ trên hư không rơi xuống, bột gỗ đàn hương cõi trời từ trên hư không rơi xuống, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Nhạc trời và Thiên ca trên hư không trổi dậy để cúng dường Như Lai. Nhưng như vậy không phải kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường hay lễ kính Như Lai. Này Ānanda, nếu có Tỳ-khưu, Tỳ-khư u-ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh Pháp (Dhamma) và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh Pháp (Dhamma), hành trì đúng Chánh

Pháp (Dhamma), thời người ấy tôn kính Như Lai, tôn sùng, kính trọng và đảnh lễ Như Lai cao thượng nhất. Do vậy, này Ānanda, các người phải học tập như vậy: ‘Hãy thành tựu Chánh Pháp (Dhamma) và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh Pháp (Dhamma) và hành trì đúng Chánh Pháp (Dhamma).’

Do đó, sự kính lễ cao nhất mà chúng ta có thể cúng dường Đức Phật ( Buddha) là siêng năng thực hành đúng Chánh Pháp (Dhamma) do Đức Phật ( Buddha) giảng dạy và sống đời sống phạm hạnh theo Pháp và Luật ( DhammaVinaya) . Tương tự như vậy, chúng ta có thể hiểu nên làm thế nào để kính lễ Chư Phật Độc Giác (Pacceka Buddha) và Chư Thánh Thanh Văn một cách đúng đắn.

Hơn nữa, đối với người cư sĩ , người nhỏ tuổi hơn nên tôn kính bậc trưởng thượng, con cái nên tôn kính cha mẹ. Tất cả những sự tôn kính này sẽ mang lại kết quả xứng đáng, trong số đó là sự trường thọ và nhữ ng lợi ích khác, nên chúng là những dạng phước lành. Theo cách như vậy, Đức Phật (Buddha) giải thích rằng ‘hiếu kính cha mẹ, kính lễ các vị Sa-môn và Bà-la-môn brahmin, và người đứng đầu dòng tộc’ sẽ dẫn đến ‘tuổi thọ tăng thịnh và sắc đẹp tăng thịnh.’35

Tóm lại ba phước  lành được dạy trong  câu kệ này: không kết giao kẻ ngu, thân cận người hiền trí và kính lễ bậc đáng lễ, là phước lành cao thượng (etaṃ maṅgalamuttamaṃ).

Như vậy, đây là một số ví dụ về cách Đức Phật (Buddha) dạy chúng ta bằng các thuật ngữ chế định và cách Ngài đưa ra lời giải thích cho những người mà họ chỉ sử dụng thuật ngữ chế định và chỉ hiểu biết Tục Đế. Những kẻ ngu si, người thiện trí và những người xứng đáng được kính lễ tất cả đều là Tục Đế. Sử dụng thuật ngữ chế định, Đức Phật ( Buddha) đã dạy cho những người sống trong thế giới thông thường và giải thích cho họ cách sống, cách có thể cải thiện bản thân và cách khéo léo điều hướng vòng luân hồi thay vì lang thang vô định trong đó

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app