Sự Thật được Dạy bởi Tất Cả Chư Phật

Sự Thụ Thai và Phát Triển trong Bụng Mẹ

Để hiểu điều này, sẽ rất hữu ích khi trích dẫn bài kinh Indaka Sutta49. Ở đây Đức Phật (Buddha) đã giảng giải về sự thụ thai và thời kỳ thai nghén của những chúng sinh diễn ra trong tử cung của người mẹ như thế nào:

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú tại thành Vương Xá Rājagaha, trên đỉnh núi Inda, tại trú xứ của Dạ-xoa Indaka. Rồi Dạ-xoa Indaka đi đến Thế Tôn và nói lên những bài kệ với Ngài:

Chư Phật, Ngài dạy rằng,

Sắc (rūpa) không phải linh hồn,

Vậy sao sinh mạng này,

Lại có trong thân này?

Từ đâu xương thịt đến,

Trong thân thể hiện tại?

Làm sao sinh mạng này,

Gá dính trong thai tạng?

Thế Tôn đã trả lời bằng kệ ngôn sau:

Paṭhamaṃ kalalaṃ hoti, kalalā hoti abbudaṃ.

Abbudā jāyate pesi, pesi nibbattatī ghano.

Ghanā pasākhā jāyanti, kesā lomā nakhāpi ca.

Có nghĩa là:

Trước tiên, có kalala; rồi từ kalala, abbuda có mặt.

Rồi từ abbuda, pesī được sinh ra; từ pesī sinh khởi

ghana,

Rồi từ ghana nhô ra các chi, tóc, lông và móng.

Giai đoạn bắt đầu trong bụng mẹ được gọi là giai đoạn kalala. Ba loại sắc-nghiệp- sanh khởi sinh ở giai đoạn kalala. Kalala rất nhỏ, có kích thước bằng một giọt dầu trên đầu sợi chỉ làm từ ba sợi len50. Khi các thiền sinh quán sát kiếp trước của mình, họ cần quay lại giai đoạn này, giai đoạn kalala ngay vào lúc bắt đầu của kiếp sống ấy. Họ cần quán sát các loại bọn sắc (rūpa kalāpa) hiện hữu ở giai đoạn kalala này, đó là tuần đầu tiên của phôi thai. Trong tuần thứ hai, giai đoạn kalala chuyển sang giai đoạn abbuda. Y học cho chúng ta biết phôi thai trong suốt tuần thứ hai có kích thước như hạt anh túc. Chú giải nói rằng màu của abbuda là màu của nước rửa thịt.

Từ abbuda, pesī được sinh khởi. Đây là trong tu ần thứ ba của phôi thai. Pesī hầu như không có hình dạng, giống như thiếc nóng chảy và có màu hồng. Các nhà khoa học nói rằng phôi thai ở giai đoạn này trong tuần thứ ba có kích thước bằng hạt vừng (mè), nó giống với một con nòng nọc hơn là con người và đang phát triển nhanh. Hệ tuần hoàn bắt đầu hình thành và thai tim bắt đầu đập51.

Trong tuần thứ tư của sự phát triển, ghana sinh khởi từ pesī. Chú giải giải thích rằng ghana có hình dạng như quả trứng gà, nhưng không cùng kích thước. Y học hiện đại cho chúng ta biết vào tuần thứ tư, mũi, miệng và lỗ tai bắt đầu thành hình, ruột và não bắt đầu phát triển. Phôi thai có kích thước bằng một hạt đậu lăng lentil ở giai đoạn này.

Trong tuần thứ năm, các chi xuất hiện từ ghana. Trong Chú giải, Đức Phật (Buddha) giảng giải rằng ‘năm chỗ lồi xuất hiện, bước đầu phát triển của các cánh tay, các chân và đầu’. Những chuyên gia y khoa cho biết phôi thai trong tuần thứ năm đã tăng gấp đôi kích thước kể từ tuần trước và to bằng quả việt quất. Nó vẫn có một cái đuôi, nhưng điều này sẽ sớm biến mất. Bàn tay và bàn chân nhỏ như mái chèo nhô ra từ cánh tay và chân đang phát triển.

Đức Phật (Buddha) đã đưa ra lời giải thích này về cách mà phôi thai con người phát triển như thế nào hơn 2.600 năm trước. Đức Phật (Buddha) nói rằng trong tuần thứ năm, có năm chỗ lồi xuất hiện, bước đầu phát triển của các cánh tay, các chân và đầu. Y học hiện đại cũng cho rằng tuần thứ năm là khi bàn tay và bàn chân nhỏ trông giống như mái chèo xuất hiện từ cánh tay và chân đang phát triển.

Chúng ta ngưỡng mộ các nhà khoa học và bác sĩ vì khả năng của họ trong các lĩnh vực này. Ngày nay, với các dụng cụ tinh vi, họ có thể chụp siêu âm, v.v., và có thể biết rất rõ về sự phát triển của thai nhi. Họ đã giúp chúng ta biết về Tục Đế.

Đức Phật ( Buddha) đã mô tả quá trình thai nghén của con người, từ lúc thụ thai cho đến phôi thai, hơn 2.600 năm trước, rất lâu trước khi khoa học hiện đại ra đời với các trang thiết bị ấn tượng. Ngài đã vượt xa cả những gì khoa học ngày nay có thể biết: Chỉ có Đức Phật ( Buddha) mới dạy cho chúng ta biết được có bao nhiêu loại sắc ( rūpa) sinh khởi tại sát-na tái-tục (thời điểm thụ thai), ở giai đoạn kalala, giai đoạn khởi đầu trong bụng mẹ, và chỉ có Đức Phật (Buddha) mới dạy chúng ta cách thực hành để tự quán sát những điều này cho bản thân mình.

Từ góc nhìn Chân Đế, ở giai đoạn kalala, đối với con người có ba loại bọn sắc (rūpa kalāpa). Trong Vô Tỷ Pháp Tập Yếu Abhidhammatthasaṅgaha, nói rằng, ‘Paṭisandhiyaṃpana, gabbhaseyyakasattānaṃkāya-bhāvavatthudasakasaṅkhātāni tīṇi dasakāni  pātu-bhavan’ti.’52 Có nghĩa là với sự sinh khởi của paṭisandhi hay tâm tái tục, ở giai đoạn kalala, thì ba loại bọn sắc mười pháp dasaka rūpa kalāpa khởi sinh, đó là, bọn sắc-ý-vật mười pháp hadaya dasaka kalāpa, bọn thân mười pháp (kāya dasaka kalāpa), và bọn giới tính mười pháp (bhāva dasaka kalāpa), có sắc tính nam đối với người nam và sắc tính nữ đối với người nữ . Do đó, dù một người sinh ra là nam hay nữ đều đã được xác định tại sát- na tái-tục (thời điểm thụ thai); khoa học đương đại cũng đồng quan điểm với Đức Phật (Buddha) về điều này.

Tuy nhiên, trong phôi học, họ chỉ có thể nói chắc chắn rằng thai nhi là nam hay nữ chỉ sau khoảng mười lăm tuần – gần bốn tháng phát triển – và chỉ bằng việc sử dụng các xét nghiệm và dụng cụ trong phòng thí nghiệm. Đức Phật (Buddha) Toàn Giác đã dạy rằng, với Định tâm, nam tính hay nữ tính đều có thể quán sát được ngay ở sát-na tái-tục (thời điểm thụ thai), từ giai đoạn kalala. Một người có thể tu tiến Định và thực hành danh-sắc chân đế để quán sát những sắc này từ góc nhìn Chân Đế. Bằng phương pháp chỉ tịnh và minh sát, một người có thể tự mình quán sát nāma rūpa danh-sắc quá khứ , tất cả đều quay về cho đến ngay giai đoạn đầu tiên trong bụng mẹ của mình.

Y học cho chúng ta biết rằng hệ tuần hoàn bắt đầu hình thành và thai tim bắt đầu đập vào tuần thứ ba. Tuy nhiên, mặc dù hình dạng vật lý của trái tim chưa thành hình hài trong tuần lễ đầu tiên, nhưng ở giai đoạn kalala, danh pháp đã khởi sinh vào thời điểm đó. Sắc-ý-vật là ý-căn chính là chỗ nương của danh pháp. Vào sát-na tái-tục của kiếp sống con người, thì tâm tái tục sinh khởi dựa trên sắc-ý-vật. Cho nên cả danh và sắc đều đã khởi sinh ở giai đoạn này. Vì thế đời sống đã bắt đầu từ giai đoạn kalala, và đó là lý do mà tại sao phá thai là sát sinh mà chưa cần kể đến giai đoạn mang bụng bầu.

Kalala khi bắt đầu sự sống là rất nhỏ. Mặc dù có ba loại bọn sắc (rūpa kalāpa) sinh khởi, nhưng không chỉ có một bọn thân mười pháp (kāya dasaka kalāpa), bọn giới tính mười pháp (bhāva dasaka kalāpa) hay bọn sắc-ý-vật mười pháp hadaya dasaka kalāpa đơn lẻ. Những bọn sắc kalāpa này sinh khởi với số lượng lớn. Tuy nhiên, kalala vẫn rất, rất nhỏ.

Một lần nữa, trong Vô Tỷ Pháp Tập Yếu Abhi-Dhammatthasaṅgaha, có nói, ‘Tato paraṃ pavattikāle kamena cakkhudasakādīni ca pātubhavanti’ – ‘Sau đó, trong suốt tiến trình sống (thời bình nhật), dần dần xuất hiện bọn nhãn mười pháp (cakkhu dasaka kalāpa), và vân vân.’53 Bọn nhãn mười pháp (cakkhu dasaka kalāpa), bọn nhĩ mười pháp sota dasaka kalāpa, bọn tỷ mười pháp ghāna dasaka kalāpa, và bọn thiệt mười pháp jivhā dasaka kalāpa dần được sinh khởi. Các nhà khoa học nói rằng trong tuần thứ tư của giai đoạn phôi thai, mũi, miệng và lỗ tai bắt đầu thành hình. Tuy nhiên, vào sát-na tái-tục paṭisandhi, vẫn chưa có bất kỳ bọn nhãn mười pháp, bọn nhĩ mười pháp, bọn tỷ mười pháp, hay bọn thiệt mười pháp nào sinh khởi. Ở đây, hạt xoài có thể được lấy làm ví dụ: Cây thực sự trưởng thành và quả không được tìm thấy trong hạt xoài, nhưng vẫn có tiềm năng của chúng; tuy nhiên, cây và quả chỉ được sản sinh vào đúng thời điểm dưới các điều kiện cần thiết. Tương tự , chỉ có ba loại bọn sắc (rūpa kalāpa) xuất hiện ở giai đoạn đầu trong bụng mẹ; các loại bọn sắc khác chỉ xuất hiện sau đó vào đúng thời với những điều kiện thích hợp.

Do đó, đối với mỗi người chúng ta, sắc pháp của kiếp sống hiện tại này đã bắt đầu từ sát- na tái-tục (thời điểm thụ thai), và nó sinh khởi như là các sắc-nghiệp-sanh gồm có bọn thân mười pháp, bọn sắc-ý-vật mười pháp, và bọn giới tính mười pháp. Chắc chắn không ai có thể biết được điều này nếu Đức Phật (Buddha) đã không xuất hiện trên thế gian.

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app