Sự Thật được Dạy bởi Tất Cả Chư Phật

Sắc Pháp của Sáu Căn

Như đã giải thích ở trên, loài người có năm uẩn của sắc pháp và danh pháp. Vì thế, ở loài người, danh pháp khởi sinh dựa trên sắc pháp. Sắc pháp như thế được gọi là căn (vật) – một hỗ trợ vật chất cho sự phát sinh của danh pháp. Căn (vật) của mỗi loại trong năm-thức chính là giác quan tương ứng của nó. Do đó, nhãn-thức sinh khởi dựa trên nhãn-thanh-triệt, nhĩ-thức sinh khởi dựa trên nhĩ-thanh-triệt, v.v. và thân-thức sinh khởi dựa trên thân-thanh-triệt.

Nhãn-thức là danh pháp, và căn (vật) của nó là sắc nhãn-thanh- triệt. Một người mù không thể nhìn thấy vì không có nhãn-thanh- triệt, trong trường hợp đó, nhãn-thức không thể sinh khởi. Việc nhìn thấy diễn ra do màu của cảnh sắc (cảnh có thể nhìn thấy) được dội vào hay đối chiếu với nhãn-thanh-triệt nên nhãn-thức phát sinh, giống như việc nghe sinh ra do âm thanh dội vào nhĩ-thanh-triệt nên nhĩ- thức khởi sinh. Tất nhiên, không thể nhìn thấy trong bóng tối, vì vậy ánh sáng cũng là điều kiện cần thiết cho nhãn -thức sinh khởi. Một điều kiện khác là tác-ý (sự chú ý). Nhãn-thức chỉ phát sinh khi hội đủ bốn điều kiện: nhãn-thanh-triệt, cảnh sắc, ánh sáng và tác ý.

Do đó, nhãn-thanh-triệt là loại sắc-thanh-triệt có thể được đối chiếu bởi cảnh sắc (vật thể có thể nhìn thấy hoặc vật thể có màu sắc) . Chỉ khi nương trên nhãn-thanh-triệt thì nhãn-thức mới có thể sinh khởi. Cho nên, Đức Phật (Buddha) nói rằng danh pháp sinh khởi dựa trên sắc pháp. Những điều như vậy chỉ có thể được dạy bởi Đức Phật (Buddha), Người có trí tuệ và tầm nhìn vượt ra ngoài những gì nhìn thấy bằng mắt thường. Người ta không thể học được những điều như vậy tại bất kỳ trường đại học nổi tiếng và uy tín nào trên thế giới, nơi họ chỉ có thể giảng dạy những gì có thể được nghe và thấy, nhưng không phải những gì vượt ngoài tầm nhìn của mắt thường.

Chúng ta có khả năng nghe được nhờ nhĩ-thanh- triệt và do âm thanh dội vào nhĩ-thanh-triệt. Nếu cắm thật chặt nút tai vào lỗ tai, thì người ta sẽ không thể nghe được. Như Đức Phật (Buddha) đã nói, để việc nghe được sinh khởi phải có âm thanh, nhĩ-thanh-triệt, khoảng trống và tác ý . Chỉ khi bốn điều kiện này được hội đủ, nhĩ-thức mới phát sinh. Duy nhất chỉ có Đức Phật (Buddha) mới có thể giảng dạy một sự thật chi tiết như vậy.

Mùi và hương thơm, cả dễ chịu và khó chịu, được cảm nhận do tỷ-thanh-triệt. Để việc ngửi mùi sinh lên, phải có cảnh khí, tỷ-thanh-triệt và tác ý. Cho đến bây giờ vẫn có người có thể không biết được rằng khứu giác cũng cần môi trường không khí. Chỉ khi bốn điều kiện này được hội đủ thì việc ngửi mùi mới phát sinh.

Trong lúc ăn, chúng ta trải nghiệm các vị khác nhau, vừa miệng hay là không đều thông qua vị giác của mình. Chúng ta cảm nhận đồ ăn ngon hoặc dở là do thiệt-thanh-triệt. Nếm vị không chỉ cần đến thiệt-thanh-triệt mà còn có cả vật thực với vị riêng biệt của nó. Hơn nữa, nếu miệng bị khô hoàn toàn, người ta không thể cảm nhận được vị, do đó phải có chất lỏng là một trong những nguyên nhân cho phép ta cảm nhận được vị. Trong trường hợp nếm vị cần có bốn điều kiện là: thiệt-thanh-triệt, cảnh vị , nước hoặc chất lỏng, và tác ý . Chỉ khi bốn điều kiện này được hội đủ thì thiệt-thức mới phát sinh.

Xúc chạm là một cảm giác sinh ra do thân-thanh-triệt. Cũng phải có sắc cảnh xúc. Phải có thân-thanh-triệt. Ngoài ra, phải có độ cứng của địa đại (đất), và phải có tác ý. Vì vậy, có bốn điều kiện để thân- thức phát sinh: thân- thanh-triệt, cảnh xúc, độ cứng và tác ý. Độ cứng được nêu ra bởi vì, dù cảnh xúc có mềm đến mấy, nó vẫn có độ cứng. Nếu tôi nói có độ cứng trong gió, quý vị có đồng ý với tôi không? Hãy suy xét rằng có độ cứng trong gió, mà trong quá trình thổi nó sẽ tạo ra áp lực được cảm nhận bởi cơ thể. Có độ cứng tương tự trong nước, và khá rõ ràng khi người ta chạm vào bề mặt của hồ nước là rất cứng. Tương tự như vậy, có độ cứng trong ngọn lửa đang cháy, và có thể cảm nhận được độ cứng đó bằng cách dùng tay đánh mạnh vào ngọn lửa. Do đó, bất cứ những gì là cảnh xúc đều có tứ đại như nền tảng của nó – đất, nước, lửa và gió; trong số này, sắc cảnh xúc là ba loại: đất, lửa và gió.

Thân-thanh-triệt lan tỏa trên toàn bộ cơ thể. Khi vuốt ve khuôn mặt hoặc cánh tay bằng cọng lông vũ thì ta có thể cảm nhận được sự xúc chạm vì có thân-thanh-triệt ở cả hai thân phần này. Xúc chạm có thể được cảm nhận trên mũi, và cũng có thể cảm nhận xúc chạm của miếng bông gòn bên trong lỗ tai. Lưỡi và mắt cũng vậy, ghi nhận cảm giác của xúc chạm. Tất cả những cảm giác trên thân này xảy ra vì thực chất là có thân-thanh-triệt lan tỏa khắp cơ thể.

Khi bất kỳ một sắc-thanh-triệt nào tương ứng với từng loại trong năm giác quan vật lý – nhãn -thanh-triệt, nhĩ- thanh-triệt, v.v., được đối chiếu bởi cảnh tương ứng với nó trong các điều kiện thích hợp, thì ý thức tương ứng sẽ sinh khởi.

Như đã nói ở trên, theo lời dạy của Đức Phật (Buddha), trong trái tim có một nơi rất nhỏ khoảng bằng bên trong chum bàn tay của một người. Máu tụ lại ở nơi này trong trái tim, và nhiều sắc pháp có thể được tìm thấy ở đó. Trong số này là sắc-ý-vật, hadaya rūpa. Ký ức và suy nghĩ sinh khởi dựa trên sắc-ý-vật. Trong thực tế, ngoài tâm thức của năm giác quan, cụ thể là nhãn-thức, nhĩ-thức, tỷ-thức, thiệt-thức, và thân -thức, thì tất cả các tâm khác sinh lên đều dựa trên sắc-ý -vật. Đây là căn (vật) cuối cùng của sáu căn giác quan (nhãn-căn, nhĩ-căn, tỷ -căn, thiệt-căn, thân-căn và ý-căn) bao gồm một danh mục sắc chân đế, hay rūpa. Một ngày nào đó, nếu quý vị đã tu tiến Định, quý vị sẽ có thể quán sát chúng ở đó.

Ngoại trừ thân-thanh-triệt, tất cả các sắc-thanh-triệt và sắc-ý-vật ở trên chỉ được tìm thấy trong các giác quan tương ứng – nhãn-thanh-triệt chỉ được tìm thấy ở con mắt, nhĩ-thanh-triệt chỉ được tìm thấy ở lỗ tai, tỷ-thanh-triệt chỉ ở mũi, thiệt-thanh-triệt chỉ ở lưỡi và sắc-ý-vật chỉ được tìm thấy trong máu bên trong trái tim. Mặt khác, thân-thanh-triệt, lan rộng khắp cơ thể; nó cho phép chúng ta cảm nhận được cảm giác trên khắp cơ thể mình. Khi ai đó kéo một bên lỗ tai, chúng ta cảm thấ y lực kéo vì có sự hiện diện của thân-thanh-triệt trong lỗ tai của mình. Thân-thanh-triệt trong lỗ tai được đối chiếu bằng cảnh xúc, cho phép chúng ta cảm nhận được lực kéo.

Do đó, mỗi loại trong bốn giác quan đầu tiên đều có hai sắc-thanh-triệt – sắc-thanh- triệt tương ứng với nó và sắc thân-thanh-triệt. Mắt có cả nhãn-thanh-triệt và thân-thanh- triệt, tai có cả nhĩ-thanh-triệt và thân-thanh- triệt, v.v. Thân chỉ có thân-thanh-triệt mà thôi. Trong trái tim, có cả sắc-ý-vật và thân-thanh-triệt. Đây là những sắc pháp mà tất cả loài người nói chung đều có.

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app